Sự thống nhất về mặt lãnh thổ

Một phần của tài liệu Quá trình hòa hợp dân tộc đức 1990 2019 (Trang 34 - 36)

7. Cấu trúc khoá luận

2.1. Quá trình tái thiết thực hiện thống nhất Đức1989 – 1990

2.1.1. Sự thống nhất về mặt lãnh thổ

Vấn đề thống nhất Đức đã được ghi chép trong các văn bản của hộ nghị Postdam từ năm 1945. Nó được Liên Xô và Công hoà dân chủ Đức đề cập nhiều lần nhưng bị phía Tây Đức từ chối. Đặc biệt là bản thông điệp của Stalin gửi tây Đức về việc xem xét đến các điều kiện để hai vùng phía Đông - Tây để đi đến

thông nhất. Thế nhưng phía tây Đức và các cường quốc phương Tây đã gửi trả mà không thèm xem xét, để lỡ những cơ hội thống nhất. Từ đó, vấn đề thống nhất nước Đức gần như đi trong bóng tối cho đến sự kiện mùa thu năm 1989, đặc biệt là cho tới khi các cuộc biểu tình của quần chúng nổ ra ở trong các thành phố lớn của Đông Đức.

Sự kiện ngày 19 – 2 – 1989, có thể coi là khởi điểm cho quá trình thống nhất nước Đức, đó là sự kiện hai thủ tướng Đức là Hans Modrow và Helmut Kohl gặp nhau ở Dresden, sau hai mươi năm bị gián đoạn. Tại cuộc gặp gỡ, hai bên đã thoả thuận với nhau thành lập một uỷ ban kinh tế hỗn hợp chung, lập một quỹ ngoại tệ chung để giúp việc giao lưu giữa hai nước.

Vào ngày 9 – 11 – 1989, Đông Đức đơn phương mở cửa khẩu tại bức thường Berlin, sự kiện này chính là một bước ngoặt cho sự thống nhất Đức mà trước đó không một ai có thể nghĩ tới. Ngay cả Erich Honecker là Tổng bí thư Uỷ ban trung ương Đảng thống nhất xã hội chủ nghĩa Đức cũng chưa từng nghĩ việc đó có thể sảy ra sự sụp đổ của bức tường Berlin như vậy. Việc bức tường Berlin bị sụp đổ đã phần nào đó thống nhất nước Đức về mặt lãnh thổ vì bức tường Berlin chính là biểu tượng của sự chia cắt Đông – Tây.

Tiếp đó, ngày 22 – 12, cổng Brandenburg – công trình được xây dựng ở thế kỉ XVIII được coi là biểu tượng nước Đức được mở cửa trở lại. Tại buổi lễ mở cổng có sự hiện diện của hai nhà thủ tướng của hai nước Đức và lãnh đạo của hai nửa thành phố Berlin. Trở về từ trước năm 1989, vấn đề thăm viếng lẫn nhau của cư dân hai nước Đức rất khó khăn, ngoặt nghèo, nhưng từ ngày 24 – 12 – 1989, Đông Đức đã bãi bỏ thị thực nhập cảnh và bỏ việc đổi ngoại tệ bắt buộc đối với công dân Tây Đức và tây Berlin khi vào thăm Đông Đức. Tiếp theo ngày 11 – 1 – 1990, quốc hội Đông Đức đã thông báo trong luật đi lại: Tất cả công dân Cộng hoà dân chủ Đức có quyền có hộ chiếu, có quyền đi ra nước ngoài, không phải xin xuất thị thực cảnh riêng nữa và được về nước bất cứ lúc nào họ muốn. Và bắt đầu từ 31 – 12 – 1990 có thể dùng chứng minh thư để sang Tây Đức, hoàn toàn không phụ thuộc vào việc trong chứng minh thư đã đóng dấu cho phép đi đến ngày nào. Ngày 31 – 12 – 1990 một chuyến bay của hãng Lufthansa đã bay từ Đông Đức sang Tây Đức mà không phải qua một quốc gia thứ ba nào. Và đến

ngày 16 – 5 – 1990 người dân Tây Đức sang Đông Đức không cần hộ chiếu nữa, họ chỉ cần đưa ra chứng minh thư là đủ điểu kiện qua biên giới.

Một phần của tài liệu Quá trình hòa hợp dân tộc đức 1990 2019 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)