Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 48)

1.2 .Cơ sở thực tiễn

2.2.2.Cơ sở hạ tầng

1.2.1 .Năng lực cạnh tranh du lịchViệt Nam

2.2.2.Cơ sở hạ tầng

2.2. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch huyện Thanh Thủy

2.2.2.Cơ sở hạ tầng

* Về hệ thống điện lưới

Mạng lưới điện nông thôn trên địa bàn huyện đã phủ khắp các địa bàn dân cư nông thôn, nối liền trung tâm hành chính huyện đến các xã, thị trấn, được bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện khai thác tiềm năng sử dụng đất đai và phát triển kinh tế. Toàn huyện có 152 trạm biến áp; 151,732 km đường dây trung áp; 231,04 km đường dây hạ áp, trên 300 cột điện trung thế, hạ thế. Các công trình điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp đầu tư trên địa bàn huyện được thiết kế, đầu tư xây dựng đảm bảo theo quy hoạch phát triển điện lực huyện và đồng bộ với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, bảo đảm cấp điện an toàn, liên tục, độ ổn định cung cấp điện theo quy định tại Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016; Quyết định 5131/QĐ-BCT ngày 30/12/2016 của Bộ Công thương về phương pháp đánh giá thực hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời, đảm bảo đồng bộ và đạt yêu cầu kỹ thuật trong vận hành với hệ thống điện phân phối liên xã theo các thông số quy định tại Thông tư số 39/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công thương quy định về hệ thống lưới điện phân phối. Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên và đảm bảo an toàn 23.637/23.637 hộ bằng 100% hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn

từ các trạm 110KV Trung Hà, công suất trạm 40 MVA và trạm 110KV Thanh Sơn. Hệ thống cung cấp điện đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của nhân dân, các hoạt động dịch vụ của Khu du lịch và du khách đến Khu du lịch.

* Hệ thống cung cấp nước sạch

Hiện tại, nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Thủy đang sử dụng là nguồn nước mặt có trữ lượng cao, đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Nước sạch được xử lý tại xí nghiệp nước sạch Thanh Thủy, đơn vị SX, cung cấp nước sạch của Công ty CP cấp nước Phú Thọ với công suất từ 80.000 đến 120.000m3/ngày đêm. Mạng lưới cấp nước chính với tổng chiều dài đường ống cấp nước khoảng 122,126km. Ngoài ra, một số hộ gia đình vẫn sử dụng nước giếng đào, giếng khoan có chất lượng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của nhân dân, các hoạt động dịch vụ của Khu du lịch và du khách đến Khu du lịch.

Tại Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy đã xây dựng được hệ thống khách sạn, nhà nghỉ là những điểm dừng chân thuận lợi cho du khách. Tổng số cơ sở lưu trú tại khu du lịch hiện có 17 cơ sở lưu trú (trong đó 05 khách sạn: khách sạn Kim Cương đạt tiêu chuẩn 3 sao, khách sạn Thanh Lâm, khách sạn Thanh Thủy, khách sạn An Bình đạt tiêu chuẩn 1 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp Vườn Vua resort), với tổng số 517 phòng nghỉ với 911 giường.

Các biển chỉ dẫn giao thông đến khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy rất rõ ràng, thuận tiện và đáp ứng đầy đủ thông tin cho khách tiếp cận. Các biển chỉ dẫn đến các điểm tham quan, các di tích lịch sử, làng nghề và các cơ sở dịch vụ cũng được lắp đặt khá đầy đủ.

Hệ thống biển bảng chỉ dẫn, biển hướng dẫn giao thông trong Khu du lịch tương đối đầy đủ đảm bảo đủ điều kiện thuận lợi cho du khác tham quan đi lại trong khu du lịch bao gồm:

- Hệ thống biển chỉ dẫn trên các di tích: + Biển nội quy tại các di tích.

- Biển báo tại các tuyến đường giao thông nội bộ và các khu vực tập trung đông người:

+ Biển chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn Hướng đi, biển tuyên truyền vệ sinh môi trường, sơ đồ tham quan khu di tích, biển thông báo quy định giá dịch vụ trông giữ phương tiện; vệ sinh.

+ Biển hướng dẫn giao thông: Biển cấm phương tiện, biển hạn chế tốc độ, biển cấm đỗ, cấm dừng.

- Biển cảnh báo: Biển cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực độ dốc cao, hồ nước sâu.

- Biển niêm yết giá tại các hàng quán.

Tại các điểm tham quan du lịch đang có 02 hướng dẫn viên đủ điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Ngoài ra, tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện, Ban quản lý di tích cũng cung cấp dịch vụ hướng dẫn, thuyết minh cho du khách. Tỉnh Phú Thọ cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch Thanh Thủy miễn phí qua App store trên điện thoại di động “PhuTho Tourism”. Hoạt thuyết minh, hướng dẫn về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách đến với Thanh Thủy nói chung và Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy nói riêng.

Khu du lịch có vị trí địa lý thuận lợi, với nhiều loại hình vận tải kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia: đường bộ, đường thủy, rất thuận tiện trong việc lưu thông hàng hóa, hành khách trong và ngoài tỉnh.

Giao thông đường bộ

- Tỉnh lộ 316,317, và các tuyến đường liên xã, thôn được đầu tư mở rộng và trải nhựa.

* Hệ thống bến, bãi đỗ xe

Bến xe: Trên địa bàn huyện có Bến xe khách Thanh Thủy, là bến chính của huyện, có chức năng vận tải hành khách liên tỉnh là chủ yếu, lưu lượng phục vụ

trung bình 15 xe/ngày, quy mô 1.500m2.

Trên địa bàn huyện có 01 tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý là tuyến sông Đà bắt đầu từ ngã ba sông Hồng (xã Hồng Đà, huyện Tam Nông) tới ranh giới Hòa Bình (xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn) với chiều dài trên 30km; độ sâu mùa kiệt H=0,8m, rộng luồng B=20-25m, kích thước luồng có thể tăng lên nhờ việc điều tiết hồ Hoà Bình. Tuyến đường thủy nội địa này được lắp đặt hệ thống phao tiêu, biển báo hiệu đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các bến thủy nội địa, bến đò ngang phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá được cấp phép hoạt động và đảm bảo các điều kiện về an toàn.

Viễn thông: Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang, cáp đồng mạng thông tin di động được triển khai rộng khắp. Tổng số trạm BTS trên địa bàn là 46. Mạng thông tin di động chủ yếu sử dụng công nghệ 3G và 4G, tổng số thuê bao điện thoại ước đạt 62.988 thuê bao. Tổng số thuê bao internet cáp quang 12.114 thuê bao. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền là 5032 thuê bao. Tổng số điểm cung cấp dịch vụ viễn thông 156 điểm.

Bưu chính: Trên địa bàn huyện hiện có Trung tâm viễn thông Phú Thọ, Vietlel Phú Thọ, Bưu điện huyện, 10 điểm bưu điện văn hóa xã; Đài truyền thanh - truyền hình huyện và 11 đài truyền thanh cơ sở; 100% các xã, Thị trấn được phủ sóng di động, mạng truyền dẫn cơ bản hệ thống cáp quang và cáp đồng

Hệ thống viễn thông kết nối với mạng lưới quốc gia, phủ sóng toàn bộ khu du lịch, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đảm bảo tiện nghi về trao đổi thông tin Internet

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 48)