Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 45)

1.2 .Cơ sở thực tiễn

1.2.1 .Năng lực cạnh tranh du lịchViệt Nam

2.2. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch huyện Thanh Thủy

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Tài nguyên tự nhiên

Tài nguyên du lịch Nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy: Đây là tài nguyên du lịch nổi trội của huyện Thanh Thủy. Mỏ nước khoáng nóng được tạo

thành và vận động theo các khe đứt gãy dưới lòng đất có diện tích trên 1km2, trữ

lượng gần 20 triệu m3. Đây là một trong những nguồn nước khoáng nóng thiên

nhiên quý hiếm bậc nhất đã được Liên hiệp khoa học địa chất Việt Nam công nhận có nhiều khoáng chất, đặc biệt có hàm lượng radon cao với nhiều tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy được phân bổ dọc theo bờ sông Đà với diện tích trên 300 ha. Nước khoáng nóng

ở độ sâu cách mặt đất 30m đến 60m, độ nóng của nước đạt từ 37oC đến 54oC.

Trong nước khoáng có nhiều hàm chất vi lượng như: natri, canxi, magie, đặc biệt có chất phóng xạ radon - rất quý hiếm lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam, rất thích hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khoẻ và chữa bệnh, không chỉ công hiệu trong việc chữa các bệnh ngoài da mà còn có khả năng thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông máu, có lợi cho tim mạch, giúp con người có một làn da khoẻ đẹp, hồng hào. Đặc biệt những ai bị đau xương khớp hay làm việc nhiều, chân tay thấy mệt mỏi, rã rời chỉ cần tắm ngâm khoảng 30phút/1lần, kết hợp xoa bóp, bấm huyệt và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định, bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể. Trữ lượng nước khoáng đủ khả năng khai thác phục vụ lâu dài cho du

khách với lưu lượng khoảng 2.100m3/ngày.

Nhận xét, đánh giá: Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy đã được

đầu tư xây dựng đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hạ tầng, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển mạnh, hệ thống nhà hàng, cơ sở mua sắm, vui chơi giải trí đáp ứng được trên 100.000 lượt khách.

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh được hình thành từ vùng bãi nổi, nhiều đời nay người dân chỉ sử dụng để trồng ngô, đậu, lạc và chăn thả trâu bò, hiệu quả

kinh tế thấp. Nhưng bù lại bãi nổi này lại nằm trong vùng có trữ lượng khoáng nóng tốt nhất cả nước. Từ lâu người dân 2 xã Thuần Mỹ - Ba Vì, La Phù - Phú Thọ đều khai thác nhưng ở mức nhỏ lẻ. Để tận dụng được triệt để nguồn tài nguyên quý và quy hoạch vùng bãi nổi thành khu du lịch trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế cao của vùng, tỉnh Phú Thọ đã giao cho Công ty CP Ao Vua thực hiện dự án đưa vùng bãi nổi trở thành khu du lịch trọng điểm, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, khai thác tối đa tiềm năng du lịch miền đất Tổ. Tháng 4/2013, Công ty CP Ao Vua đã đưa khu du lịch Đảo Ngọc Xanh vào hoạt động giai đoạn 1, trở thành một địa chỉ nghỉ dưỡng hấp dẫn của du khách trên địa bàn thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Với nguồn nước khoáng nóng dồi dào, Đảo Ngọc Xanh có đầy đủ các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng: như khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh, khu vui chơi giải trí ngoài trời, công viên nước, vườn tượng thú, thảo nguyên hoang dã, khu tắm nước khoáng nóng, khu khách sạn tương đương 3 sao với 120 phòng, trung tâm hội nghị, nhà hàng ẩm thực, khu spa, karaoke club, sân tập golf mini, sân tennis…đã trở thành khu du lịch hấp dẫn bậc nhất của tỉnh Phú Thọ.

Dự án Đảo Ngọc Xanh được xây dựng đã mang tới cơ hội việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Mức tiêu thụ nông sản, đặc sản tại địa phương như: gà đồi, cá sông, lợn… tăng mạnh. Điều đáng nói, khu du lịch đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính quyền, nhân dân địa phương về du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm, phát triển lực lượng lao động có kĩ năng tại địa phương. Nhờ vậy, đời sống của nhân dân thay đổi rõ nét. Hiện thu nhập bình quân đầu người của thị trấn đã đạt tới 27 triệu đồng/người/năm - một con số đáng mơ ước của nhiều thị trấn miền núi khó khăn.Ông Hoàng Dân Mạc, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ khẳng định: Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh là dự án trọng điểm của tỉnh, là điểm xuất phát để ngành du lịch Phú Thọ tạo đà phát triển dịch vụ du lịch trong hành trình về miền đất Tổ. Trong thời gian tới, khi cầu Đồng Quang bắc qua sông Đà dài 745m cũng do Công ty

CP Ao Vua làm chủ đầu tư nối liền huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ với Ba Vì - Hà Nội sẽ góp phần xây dựng vùng du lịch xanh Hà Nội và các tỉnh phụ cận.

- Tài nguyên du lịch văn hóa

+ Cụm di tích đình, chùa La Phù

Đình La Phù nằm trên một quả đồi thuộc khu 5 TT Thanh Thủy. Đình Thờ Tản Viên Sơn Thánh, Bản cảnh thành hoàng Đệ tam thủy thần dê uyên Đại Xuyên và thờ Mẫu (mẹ của ngài). Ngày chính tiệc 12 tháng Giêng có tục cướp cây bông, một lễ hội đặc sắc liên quan đến huyền thoại về Tản Viên Sơn luyện quân đánh giặc Thục. Trước ngày hội làng chuẩn bị vót 1 cây bông để tế thần và tham gia trò diễn, đến ngày tiệc cây bông được rước ra đình làm tế lễ. Sau khi tế xong chủ tế múa cây bông rồi tung ra cho dân làng cướp, ai cướp được sẽ là người thắng cuộc, đem cây bông về nhà, gia đình đó sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc làm ăn phát đạt. Chùa Phương Lâm thuộc khu 5 thị trấn Thanh Thủy, Chùa thờ phật là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân thị trấn và nhân dân trong vùng đến hành lễ và hưởng ngoạn. Nơi đây cũng là điểm đến mang giá trị văn hóa độc đáo về tín ngưỡng thờ phật, là nơi sinh hoạt thờ phụng của nhân nhân trong vùng và thị trấn, ngoài ra còn là nơi để du khách hành hương, tham quan về giá trị văn hóa, kiến trúc.

+ Cụm di tích Đền Thượng lộc, chùa Hưng Phúc

Đền Thượng Lộc, chùa Hưng Phúc thuộc khu 1 xã Bảo Yên thờ Tiên Dung công chúa. Đã có công khai ấp lập làng, dạy dân trồng lúa, cảm phục trước tấm lòng nhân đức, tài năng của bà, nhân dân đã lập đền thờ tự tưởng nhớ công ơn cả bà. Chính hội ngày 7 tháng Giêng, dân làng tổ chức rước kiệu, tế lễ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian. Chùa Hưng phúc là di tích kiến trúc tôn giáo thờ Phật theo dòng Đại Thừa, có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Phật giáo được truyền vào Việt nam từ rất sớm, làng nào cũng có chùa thờ Phật. Chùa Hưng phúc được xây dựng trong hoàn cảnh lịch sử ất, đáp ứng nhu cầu tâm linh của địa phương.

Đình Long Phụng thuộc khu 3 xã Bảo Yên thờ Tản viên sơn tam vị (Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh) và Hồng Xuyên Long Thái Chiêu Ứng và mẹ của ngài. Các ngài có công khai ấp, lập làng, dạy dân trị thủy, chống thiên tai bão lũ. Tưởng nhớ công ơn của Ngài nhân dân đã lập đình thờ tự, được các đời Vua phong sắc, sử sách lưu danh. Ngày 12 tháng Giêng là chính tiệc, tổ chức rước, tế lễ và bơi chải trên sông Đà.

+ Cụm di tích đình, đền Viễn Lãm

Cụm di tích đình, đền Viễn Lãm thuộc khu 5 xã Bảo Yên. Đình, đền Viễn Lãm thờ Đương cảnh thành hoàng kiêm tri tổng quản uy linh cảm ứng đại vương, Lục cung trinh thục phu nhân, Hoàng cung Bảo Xuân dung linh ứng công chúa. Trải qua các triều đại đều được gia phong mĩ tự cho phép làng Viễn lãm thờ tự để tưởng nhớ đến các vị thần đã có công khai ấp, lập làng, bảo vệ bờ cõi. Ngày 10/2 là ngày chính tiệc có rước kiệu, tế lễ và tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian.

Văn hóa các dân tộc thiểu số: dân tộc Mường với bản sắc văn hóa độc đáo: vũ điệu cồng chiêng, dân ca Mường, hát ví, hát rang, đêm hội rượu cần, đốt lửa trại, nhảy sạp... gắn với nghệ thuật ẩm thực: bò thui, lợn quay, rượu cần, bánh cá, bánh kiến, măng chua, bánh sừng bò, xôi ngũ sắc... các môn thể thao dân tộc: ném còn, đập niêu, bắn nỏ...

Bên cạnh đó, huyện Thanh Thủy đã và đang được đầu tư các cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch như: hệ thống đường giao thông kết nối các điểm du lịch, hệ thống điện chiếu sáng, đường hoa, cây xanh bóng mát, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

+ Các khu vui chơi giải trí được đặt tại các điểm du lịch: Đảo Ngọc xanh, Vườn Vua, Thanh Lâm...

+ Các cơ sở thương mại, mua sắm, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn: Hệ thống chợ đầu mối như chợ Hoàng Xá, Đồng Trung, Thạch Đồng, thị trấn Thanh Thủy. Các điểm chui chơi giải trí cho thiếu nhi: Hải Thảo, Viện Hậu. Các nhà hàng ăn uống: Dũng Râu, Vũ Gia... Khách sạn: Kim Cương, Thanh Lâm...

dồi dào và quý giá. Khí hậu ôn hòa ít chịu ảnh hưởng của các thiên tai như mưa bão, động đất, thủy triều... đặc biết với hệ thống nguồn nước khoáng nóng giàu khoáng chất vô cùng tốt cho sức khỏe. Hệ thống giao thông thuận lợi nằm ở rất gần với trung tâm thành phố Hà Nội và có hệ thống cầu, đường liên thông với các tỉnh, huyện lân cận, Năm bắt điều đó trong những năm gần đây UBND đã có những kế hoạch, quyết định mang tính chất chiến lược nhằm phát triển chuyển ngành kinh tế du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện

Thanh Thủy có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời kết hợp với các truyền thuyết dân gian thể hiện qua các di tích lịch sử - văn hóa còn lại đến ngày nay. Toàn huyện có 36 di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng với kiến trúc nghệ thuật độc đáo, gắn liền với các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và tính nhân văn sâu sắc. Trong đó có 5 di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Tượng đài chiến thắng Tu Vũ; đình Đào Xá, đền Tam Công xã Đào Xá; đình Hạ Bì Trung xã Xuân Lộc, đền Lăng Sương xã Đồng Trung; khu di tích lưu niệm vườn cây Bác Hồ tại đồi Bạch Thạch xã Đào Xá… Các di tích này gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng dân tộc đã và đang được đầu tư tu bổ, tôn tạo, nâng cấp xếp hạng, tạo nên điểm đến gắn với du lịch hướng về cội nguồn dân tộc Việt Nam.

- Tượng đài chiến thắng Tu Vũ

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Địa điểm chiến thắng Tu Vũ bao gồm tượng đài, nhà trưng bày chiến thắng Tu Vũ và khu mộ các liệt sĩ hy sinh tại mặt trận Tu Vũ xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy. Tượng đài chiến thắng Tu Vũ được xây dựng từ năm 2003. Nhà trưng bày chiến thắng Tu Vũ trưng bày hình ảnh, hiện vật của trận đánh tại cứ điểm Tu Vũ của các chiến sĩ trung đoàn 88.

- Đình Đào Xá

Đào Xá là miền đất cổ, có nền văn hoá lâu đời cách đây khoảng 1.800 năm thuộc vùng đất Khuất Động Liêu, thuở khai sơ có tên là Làng Dâu, Làng Da, sau này đổi tên thành làng Đào Xá. Theo đó, đình và đền Đào Xá cũng đã có từ rất lâu đời Đình Đào Xá được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Đức Nguyên, năm Giáp Dần (1674- 1675) do 12 dòng họ trong làng xây dựng. Đình

thờ thần Đức Hải Công - là em họ Hùng Vương. Tương truyền, thời dựng nước, ông được cử về trị nhậm ở vùng này, tích cực tổ chức nhân dân trị thuỷ, chống lũ bảo vệ mùa màng. Từ đó đến nay, nhân dân Đào Xá tôn thờ ông làm Thành Hoàng làng.Đền Đào Xá có tên gọi là đền Tam Công thờ 3 vị Thuỷ thần con của Hùng Hải Công, đó là Đạt Công Long Vương, Mãn Công Long Vương và Uyên Công Long Vương. Bên cạnh đó, đền Đào Xá còn thờ bà Trang Hoa công chúa là vợ của Hùng Hải Công và thờ bà Quế Hoa - người hầu của Trang Hoa công chúa. Tuy là nơi xa kinh đô, nhưng do địa hình bí mật, cảnh vật hữu tình, Đào Xá là nơi luôn được đón tiếp các vị anh hùng của dân tộc. Thời nhà Lý, tướng quân Lý Thường Kiệt đã đưa quân sĩ về đây luyện tập để chống quân xâm lược nhà Tống. Trước cảnh núi non hùng vĩ, trùng điệp, tướng quân đã cảm tác bài thơ "Thần" hiện còn lưu giữ tại đền Tam Công. Thời nhà Trần, Trần Nghệ Tông đưa quân về đây lánh nạn, chiêu tài hiền sĩ p luyện tập binh mã để đánh Dương Nhật Lễ. Đặc biệt vinh dự, ngày 26-1-1964, tại ngôi đình này Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đào Xá được đón Bác Hồ về thăm. Năm 1990, đình Đào Xá được Bộ VH&TT cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Còn tục rước voi tương truyền rằng: Thời Hùng Vương, trong một buổi vãn cảnh, du xuân nhằm ngày 28 tháng Giêng từ Thọ Xuyên qua Dị Nậu về Đào Xá, vợ chồng Đức Hải Công (tức Hùng Hải Vương) đã lập hành cung nghỉ lại tại Đào Xá

- Đình Hạ Bì

Ngày 23-24 tháng 9, tức ngày mùng 4-5 tháng Tám âm lịch, lễ hội đình Hạ Bì trung năm Đinh Dậu 2017 được tổ chức với nghi lễ truyền thống trang trọng, các trò chơi dân gian hấp dẫn đã thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và con em xa quê về tham dự. Đây là một trong số ít lễ hội cổ truyền được tổ chức vào mùa thu của tỉnh Phú Thọ. Lễ hội diễn ra hai ngày với nhiều hoạt động hội truyền thống gồm: rước kiệu, nấu cơm thi, kéo co, bịt mắt bắt vịt, … và đặc biệt đây là năm đầu tiên làng khôi phục thi bơi chải. Chải được dùng thi là loại thuyền nan tư cắng, trên mỗi chải có 6 người, trong đó, một người bơi lái, một người bơi bơi mũi và bốn người bơi phách. Lễ hội là sự kiện rất ý nghĩa đối với nhân dân địa phương, góp phần tích cực trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa

truyền thống của dân tộc. Đây cũng là điểm nhấn quảng bá du lịch của huyện Thanh thủy đến du khách trong nước và quốc tế, thúc đẩy du lịch Phú Thọ ngày càng phát triển.

- Đền lăng Xương

Theo Ngọc phả thì Nguyên Cố Tổ động Lăng Sương thời bấy giờ, có ông Nguyễn Cao Hành và bà Đinh Thị Đen sinh sống ở đây tu nhân tích đức. Một hôm, có con Rồng vàng sà xuống giếng hút nước, phun châu nhả ngọc. Bà Đen (còn gọi là Thái vĩ) ra giếng gánh nước về ngồi trên tảng đá tắm gội như thường lệ, tự nhiên thấy cơ thể thơm tho, ý động mang thai đủ 14 tháng. Đến Rằm tháng riêng năm Đinh Tỵ giữa giờ thìn sinh ra người con trai, tướng mạo khôi ngô tuấn tú khác thường. Quanh vùng vẫn còn lưu truyền câu thơ rằng: Lăng Sương cốt cách ngọc tinh thần/ Mang dấu Rồng thiêng xuống hạ trần/ Thái vĩ cũng là tiên thượng giới/ Sinh ra Thánh Tản ở động này. Di tích lịch sử Đền Lăng Sương đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 25/2005/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 12 tháng 7 năm 2005. Hiện nay, Di tích lịch sử Đền Lăng Sương thuộc Khu 6, xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Là ngôi Đền gắn liền với thời đại Hùng Vương dựng nước và giữ nước, Đền Lăng Sương thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham quan, bái lễ, nhất là dịp đầu năm và cuối năm (đầu năm đi bái lễ, cuối năm đi tạ lễ). Khi đến đây, du khách không chỉ cầu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)