Tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị của 3 phác đồ

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại của công ty phồn thịnh và hiệu quả của phác đồ điều trị (Trang 40)

75 80 85 90 95 100 Phác đồ I Phác đồ II Phác đồ III 83,33 96,67 93,33 Tỷ lệ (%) Phác đồ

34

Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con bằng 3 phác đồ điều trị đƣợc thể hiện ở bảng 4.5 và hình 4.4. Liệu trình điều trị đƣợc thực hiện trong 4 ngày, sau 4 ngày điều trị những con nào chƣa khỏi bệnh thì đƣợc coi là không khỏi bệnh của phác đồ đó đƣợc chuyển sang dùng thuốc khác điều trị. Trƣờng hợp vẫn không khỏi bệnh tiến hành loại thải và đƣợc coi là chết.

Qua bảng 4.5 cho thấy: việc sử dụng các phác đồ điều trị khác nhau cho kết quả khác nhau. Trong 3 phác đồ đã sử dụng đều cho kết quả điều trị tốt, phác đồ II cho tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất 96,67%. Khi điều trị bằng phác đồ I và III, tỷ lệ khỏi bệnh thấp hơn lần lƣợt đạt là 88,33%, 93,33%.

4.2.2. Tỷ lệ tái nhiễm bệnh sau điều trị

Để đánh giá chính xác hơn tác dụng của các phác đồ điều trị. Chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ tái nhiễm sau điều trị của 3 phác đồ. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.6 và hình 4.5

35

Bảng 4.6. Tỷ lệ tái nhiễm bệnh sau điều trị

Phác đồ Số con điều trị khỏi bệnh (con)

Số con tái nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ tái nhiễm sau điều trị (%) Phác đồ I 25 3 12,00 Phác đồ II 29 2 6,91 Phác đồ III 28 3 10,71

Hình 4.5. Tỷ lệ tái nhiễm bệnh sau điều trị

Qua bảng 4.6 và hình 4.5 ta thấy tỷ lệ tái nhiễm sau điều trị của 3 phác đồ là khác nhau. Tỷ lệ tái nhiễm thấp nhất là phác đồ II (6,91%), tiếp theo đến phác đồ III ( 10,71%) và cao nhất ở phác đồ I (12%).

Ở phác đồ II sử dụng Enrofloxacin Injection là dung dịch tiêm có thành phần chính là Enrofloxacin là kháng sinh tổng hợp thế hệ III của nhóm Fluroquinolone, có hoạt phổ tác dụng mạnh với vi khuẩn Gram (-). Nó ức chế sự sao chép DNA bằng cách kết dính hai tiểu đơn vị A của DNA gynase làm cho DNA không xoắn vòng đƣợc. Tức là tác động vào cơ quan điều khiển quá trình sống của vi khuẩn là nhân. Enrofloxacin khuếch tán nhanh trong cơ thể động vật đƣợc điều trị

0 5 10 15 Phác đồ I Phác đồ II Phác đồ III 12,00 6,91 10,71 Tỷ lệ (%) Phác đồ

36

và duy trì nồng độ tác dụng trong vòng 24 giờ. Vậy nên ở phác đồ II cho kết quả điều trị cao nhất.

Ở phác đồ I và III sử dụng thuốc Amlis LA và Ceftiofur HCl Injection là dung dịch tiêm và có thành phần chính là Amoxcicillin, colistin và Ceftiofur là kháng sinh phổ rộng, thuộc nhóm β – lactam có tác dụng diệt khuẩn nhờ vòng β – lactam kết hợp bền vững với transpeptidase – enzym tham gia tổng hợp peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn. Tuy nhiên vi khuẩn Gram âm có thể đề kháng lại các kháng sinh này do có các vi khuẩn này có khả năng tự sản sinh ra enzym β – lactamase, enzym này sẽ thủy phân vòng β – lactam và làm mất hoạt tính diệt khuẩn của kháng sinh.

4.2.3. Ảnh hưởng của các phác đồ điều trị đến khả năng tăng trọng của lợn bệnh sau khi điều trị khỏi

Bất kỳ một cơ thể vật nuôi đang ở trạng thái bình thƣờng nếu mắc bệnh thì trạng thái sức khoẻ đều có những biến đổi nhất định. Mặc dù sau khi đã điều trị khỏi bằng các loại thuốc nhƣng cơ thể vật nuôi sẽ không phát triển nhanh bằng các con vật không mắc bệnh do chịu tác động của mầm bệnh hoặc do tác động phụ của các phác đồ điều trị, vậy nên để làm rõ thêm hiệu quả của 3 phác đổ điều trị trên thì chúng tôi đã tiến hành theo dõi thêm chỉ tiêu ảnh hƣởng của mỗi phác đồ đến khả năng tăng trọng của lợn con sau khi điều trị của mỗi phác đồ. Kết quả đƣợc chúng tôi trình bày cụ thể qua bảng 4.7 và hình 4.6

Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của 3 phác đồ điều trị đến khả năng tăng trọng của lợn con

Phác đồ Tổng số con theo dõi Khối Lƣợng Tb/con khi cai sữa (Kg/con)

I 25 5,20 ± 0,13

II 29 5,28± 0,11

III 28 5,21 ± 0,12

37

Hình 4.6. Khối lượng trung bình lợn con sau điều trị ở giai đoạn 21 ngày tuổi

Qua bảng 4.9 và Hình 4.6. cho thấy:

- Phác đồ I: điều trị khỏi 25 con, khối lƣợng trung bình sau cai sữa là 5,20 ± 0,13 kg/con.

- Phác đồ II: điều trị khỏi 29 con, khối lƣợng trung bình sau cai sữa là 5,28 ± 0,11 kg/con

- Phác đồ III: điều trị khỏi 28 con, khối lƣợng trung bình sau cai sữa là 5,21 ± 0,12 kg/con

Khối lƣợng trung bình của đàn lợn con nhiễm hội chứng tiêu chảy sau khi đã điều trị khỏi khi cai sữa đều thấp hợn trọng lƣợng trung bình của đàn lợn con bên đối chứng (6,17 ± 0,10kg/con). Nguyên nhân là do mặc dù đã đƣợc điều trị khỏi bệnh tuy nhiên những con vật bị bệnh vẫn bị ảnh hƣởng tới khả năng hấp thu chất dinh dƣỡng, đồng thời cũng chịu tác động phụ của thuốc khiến cho khả năng tăng trọng không đƣợc bằng những con vật khỏe mạnh. Chính vì vậy cần phát hiện sớm và chính xác nguyên nhân gây bệnh nhằm điều trị kịp thời, rút ngắn đƣợc thời gian điều trị và nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho vật nuôi để đảm bảo khối lƣợng khi cai sữa.

Từ kết quả nghiên cứu đánh giá hiêu quả của các phác đồ điều trị cho thấy phác đồ II có tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất, trọng lƣợng lợn con sau cai sữa cao nhất. Vì vậy trại nên sử dụng phác đồ II để điều trị cho lợn con bị tiêu chảy.

4.5 5 5.5 6 6.5 Phác đồ I Phác đồ II Phác đồ III Đối chứng 5,2 5,28 5,21 6,17 Khối lƣợng Tb (Kg) Lô TN

38

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

1. Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy khác nhau giữa các tháng trong năm, cao nhất tháng 12 với tỷ lệ (23,40%) và thấp nhất vào tháng 3 với tỷ lệ (18,26%)

2. Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy qua các gia đoạn tuổi cũng khác nhau. Cao nhất giai đoạn 8 – 14 ngày tuổi có tỷ lệ là 52,16% và thấp nhất ở giai đoạn 15 – 21 ngày tuổi có tỷ lệ là 22,31%.

3. Tình hình nhiễm tiêu chảy ở lợn theo giống,♀F1(♀Landrace x ♂yorkshire) x ♂Duroc là 20,44% và ♀F1(♀landrace x Yorkshire) x ♂Pietrain là 20,26%.

4. Hội chứng tiêu chảy xảy ra với các triệu chứng rất đa dạng và tỷ lệ các triệu chứng cũng rất khác nhau.

5. Kết quả thử nghiệm 3 phác đồ điều trị cho thấy.

Phác đồ II sử dụng Enrofloxacin Injection cho tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất 96,67% và tỷ lệ tái phát ít nhất (6,91%).

5.2 Đề nghị

Do thời gian và điều kiện thực tập có hạn nên tôi mới chỉ tiến hành khảo sát tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ. Đồng thời tôi cũng chƣa có điều kiện nghiên cứu chẩn đoán xem nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây nên hội chứng tiêu chảy ở lợn con trong số rất nhiều nguyên nhân nhƣ virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, dinh dƣỡng...

Cần có những nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu chính xác căn nguyên gây hội chứng tiêu chảy ở lợn, nghiên cứu các biện pháp phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn con có hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật và công nhân của trại làm tốt hơn nữa khâu vệ sinh chuồng nuôi và cơ thể gia súc, đồng thời đảm bảo nhiệt độ chuồng những ngày mƣa ẩm tránh cho lợn con sốc nhiệt do chênh lệch đột ngột. Sử dụng Enrofloxacin injection cho lợn con nhiễm hội chứng tiêu chảy từ 1- 21 ngày tuổi với liều lƣợng 1ml/10kg thể trọng nhằm điều trị kịp thời, giảm chi phí chăn nuôi và công chăm sóc nuôi dƣỡng.

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO I, Tài liệu tham khảo Tiếng việt

1. Trịnh Tuấn Anh (2010), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonelaa spp trọng hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 3 tháng tuổi tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

2. Đặng Xuân Bình (2010), Giáo trình Vi sinh vật học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Đỗ Trung Cứ và cs (2000), “Sử sụng chế phẩm sinh học Biosbbtyl để phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trƣớc và sau cai sữa”, Tạp trí KHKT thú y, số 2, tr58.

4. Trần Thị Dân(2008), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

5. Đoàn Thị Kim Dung (2004), “Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị”. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

6. Phạm Văn Diễn (2010), một số bệnh trên heo và cách điều trị, NXB khoa học và kỹ thuật.

7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phƣợng, Lê Ngọc Mỹ (1995),“Bệnh đường tiêu hóa ở lợn”. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

8. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phƣợng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông Nghiệp HàNội.

9. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), “ Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

10. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002). “Chế tạo, thử nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng trị bệnh tiêu chảy phân trắng lợn con do E. coli và Cl. perfringens”. Tạp chí KHKT Thú y, số1, tr.19 – 28.

11. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành

40

Hà Nội, điều trị thử nghiệm. Luận văn tiến sĩ Nông nghiệp, trƣờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

12. Lê Thị Hoài (2008), Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Hưng yên, xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli. C.Perfringen. Thử nghiệm phác đồ điều trị, Luận văn Th. S khoa học Nông nghiệp.

13. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân (2006), “Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên”, tạp chí KHKT thú y, tập XIII (4), tr. 92 – 96

14. Nguyễn Thị Kim Lan, La Văn Công, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh (2009),

Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn tiêu chảy tại Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVI (1),tr 36 - 41.(11)

15. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trƣơng Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.(12)

16. Phạm Sỹ Lăng (2009), Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị” , Tạp chí khoa học thú y, tập XVI, tr. 80-85.

17. Sử An Ninh, Dƣơng Quang Hƣng, Nguyễn Đức Tâm (1981), “Tìm hiểu hội chứng Stress trong bệnh phân trắng lợn con”. Tạp trí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

18. Trƣơng Quang, Trƣơng Hà Thái (2007).”Biến động của một số vi khuẩn đƣờng ruột và vai trò của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy của lợn 2 - 4 tháng tuổi . Tạp chí KHKT Thú y, 14(6): 52-57.

19. Phạm Thế Sơn, Phạm Khắc Hiếu (2008a), “Tác dụng kháng khuẩn của chế phẩm EM - TK21 với vi khuẩn E. coli, Salmonella, Cl. perfringens(invitro)và khả năng phòng trị tiêu chảy của chế phẩm EM – TK 21 ở lợn 1 – 60 ngày tuổi”,

Tạp chí khoa học kĩ thuật thú y, tập XV (1), tr. 69 - 72.

20. Phạm Thế Sơn, Phạm Khắc Hiếu, Cù hữu Phú, Lê Văn Tạo (2008b), “ Đặc tính của vi khuẩn E. coli, Salmonella, Cl. perfringens gây bệnh lợn con tiêu chảy”. Tạp chí khoa học kĩ thuật thú y, tập XV (1), tr. 73 – 77.

41

21. Lê Văn Tạo (2007), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

22. Nguyễn Nhƣ Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hƣơng (2004), Giáo trình Vi sinh vật thú y. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Phạm Ngọc Thạch (2005), Hội chứng tiêu chảy ở gia súc. Trƣờng Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội – Khoa Chăn nuôi Thú y, Hà Nội.

24. Tống Vũ Thắng, Đậu Ngọc Hào (2008), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm nấm mốc, E. coli, Samonella, Clostridium perfringens trong thức ăn hỗn hợp và tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mƣa tại 6 cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản ở Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học Thú y -Tập XV (1).

25. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli

Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trƣớc và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 3: 318 - 327.

26. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy lợn con tại phú thọ và biện pháp phòng trị” , luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

42

II.Tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài

27. Archie. H (2000), Postweaning Escherichia coli diarrhoea and edema disease, in Disease of Swine, pp. 441-454, Edited by B.E. Straw et al, Ame.Iowa, Iowa state university press.

28. Soko. A, Mikula. I, Sova. C 91981). Neonatal coli – infecie laboratoriana diagnostina a prevencia UOLV –Kosice.

29. Bertschinger, H. U. a. F. J. M. (1999). Escherichia coli infection. In Diseases of swine, pp 431 -468.

30. Niconxki V.V (1986), “Bệnh lợn con” (tài liệu dịch, Phạm Quân và Nguyễn Đình Chí). Nxb Hà Nội, tr. 35 - 51.

43

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỢN CON TIÊU CHẢY

Hình 1. Lợn con tiêu chảy gầy, yếu

44

Hình 3. Phân của lợn bị tiêu chảy dính bết ở nền chuồng

45

Ngƣời hƣớng dẫn

Nguyễn Thị Quyên

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại của công ty phồn thịnh và hiệu quả của phác đồ điều trị (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)