Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy lợn con theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại của công ty phồn thịnh và hiệu quả của phác đồ điều trị (Trang 35 - 38)

PHẦN 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả đánh giá tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy

4.1.3. Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy lợn con theo lứa tuổi

Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy lợn con không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ vi khuẩn, thời tiết, môi trƣờng chế độ chăm sóc mà còn phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của lợn. Do vậy để đánh giá về tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy lợn con ở từng độ tuổi của lợn tại trại chúng tôi đã tiến hành theo dõi các đàn lợn con ở trại với chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng nhƣ nhau. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy của lợn con theo lứa tuổi đƣợc trình bày qua bảng 4.3 và hình 4.3

Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy lợn con theo độ tuổi

Tháng nghiên cứu Tổng số con nhiễm (con) Lợn con từ 1 - 7 ngày tuổi Lợn con từ 8 - 14 ngày tuổi Lợn con từ 15 - 21 ngày tuổi Số con nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số con nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số con nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 12/2020 55 16 29,09 28 50,91 11 20,00 01/2021 46 13 28,26 23 50,00 10 21,74 02/2021 44 12 27,27 21 47,73 11 25,00 03/2021 40 7 17,50 24 60,00 9 22,50 Tổng 185 48 25,53 96 52,16 41 22,31

29

Hình 4.3. Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy lợn con theo độ tuổi

Qua bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy, tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy trên lợn con ở các giai đoạn tuổi là khác nhau. Tỷ lệ lợn nhiễm hội chứng tiêu chảy thấp nhất là ở tuần thứ 3 từ 15 - 21 ngày tuổi chiếm 22,31%. Cao nhất là tuần thứ hai từ 8 - 14 ngày tuổi chiếm 52,16%, tiếp theo là tuần đầu tiên từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi chiếm 25,53%. Qua kết quả theo dõi theo dõi chúng tôi thấy phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Trọng Đạt (1996) [8], bệnh tiến triển mạnh nhất ở 10 ngày đầu và lợn ở 20 ngày tuổi thì tỷ lệ nhiễm thấp hơn.

Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu chảy giữa các giai đoạn tuổi khác nhau là do: Ở tuần tuổi thứ nhất, lợn con phụ thuộc chủ yếu vào sữa mẹ, kỹ thuật chăm sóc, ảnh hƣởng của thời tiết khí hậu, đặc biệt là số lƣợng và chất lƣợng sữa mẹ. Hàm lƣợng kháng thể trong sữa đầu rất cao, lợn con sau khi sinh đƣợc bú sữa đầu sớm nên tiếp nhận đƣợc miễn dịch bị động từ sữa mẹ yếu tố cực kì quan trọng đó là kháng thể IgA của lợn mẹ truyền cho con. Kháng thể này sẽ bao phủ một lớp trên thành bề mặt ruột của lợn con giúp bảo vệ không cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo tĩnh mạch ruột non vào cơ thể. Mặt khác với lƣợng sắt tiêm cho lợn ở ngày thứ 3 sẽ đảm bảo cho lợn phát triển bình thƣờng. Hàm lƣợng sắt tích lũy trong cơ thể đủ do có quá trình tích lũy từ thời kỳ bào thai, hàm lƣợng sắt đƣợc bổ sung qua sữa mẹ và từ bên ngoài vào. Cùng với đó, trong sữa mẹ có đủ các chất dinh dƣỡng cần thiết cho cơ thể lợn

0 10 20 30 40 50 60 25,53 52,16 22,31 Tỷ lệ (%) Ngày tuổi 1 -7 8 - 14 15 - 21

30

con, do đó sức đề kháng của lợn con tốt hơn, ổn định hơn so với giai đoạn 2, 3 tuần tuổi. Tuy nhiên ở giai đoạn này, những thay đổi bất thƣờng của thời tiết tác động rất lớn đến cơ thể lợn con, nếu ô chuồng lợn nái thoáng gió, hoặc không có hệ thống sƣởi ấm, sữa mẹ kém dẫn đến tỷ lệ tiêu chảy cao đặc biệt bệnh phân trắng lợn con. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu giai đoạn này do bào thai đã nhiễm vi khuẩn E. coli từ trong bụng mẹ, sau khi sinh 12 – 48 giờ sẽ phát bệnh.

Ở giai đoạn 2 tuần tuổi, cùng với sự giảm chất dinh dƣỡng trong sữa mẹ, hàm lƣợng kháng thể cũng giảm đi rất nhiều so với tuần tuổi đầu. Lúc này lợn con không còn đƣợc sữa mẹ cung cấp chất dinh dƣỡng và kháng thể nhƣ ở sữa đầu nữa. Do đó, cơ thể mất đi yếu tố miễn dịch tiếp thu thụ động do mẹ truyền sang. Mặt khác, trong giai đoạn này hệ miễn dịch của lợn con lúc này vẫn chƣa đủ khả năng sản sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ ngoài môi trƣờng. Hàm lƣợng sắt và các chất dinh dƣỡng của lợn con là rất lớn, lƣợng sắt đƣợc bổ sung sau khi sinh và lƣợng sắt thu nhận từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể trong tuần tuổi đầu tiên. Bƣớc sang tuần thứ 2 (8 - 14 ngày tuổi) trở đi, do tốc độ sinh trƣởng và phát dục của lợn tăng đột ngột nên nhu cầu về sắt lúc này tăng cao. Trong khi đó, hàm lƣợng sắt trong sữa mẹ lúc này chỉ đạt 1mg/con/ngày, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Kết quả lợn con trong giai đoạn này bị lâm vào tình trạng thiếu sắt trầm trọng, dẫn đến thiếu máu. Khi lợn thiếu máu, thiếu hụt chất dinh dƣỡng thì sức đề kháng của cơ thể giảm sút, khả năng chống chịu bệnh tật kém.Từ những nguyên nhân trên mà ngƣời chăn nuôi đã bổ sung thêm sắt vào ngày tuổi thứ 3 và cho lợn con tập ăn luôn vào ngày thứ 3 giúp cho hệ tiêu hóa của lợn con dần dần hoàn thiện hơn

Một nguyên nhân quan trọng khác, giai đoạn này lợn con hoạt động nhanh nhẹn, sinh trƣởng nhanh, nhu cầu dinh dƣỡng nhiều, do đó lợn con bắt đầu liếm láp thức ăn rơi vãi, tập ăn thức ăn bổ sung. Đây chính là cơ hội cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể nhất là vi khuẩn E. coli, tồn tại thƣờng xuyên trong chuồng nuôi. Khi có cơ hội ngay lập tức gây bệnh cho lợn con.

31

Lợn con ở tuần tuổi thứ 3 đã dần thích ứng với điều kiện môi trƣờng, sức đề kháng của cơ thể đƣợc củng cố và nâng cao. Sang giai đoạn này, lợn con đã biết ăn, bù đắp dần sự thiếu hụt dinh dƣỡng của sữa mẹ, hệ thần kinh phát triển hơn, khả năng điều hòa thân nhiệt và các yếu tố stress bất lợi từ môi trƣờng, hệ tiêu hóa cũng phát triển hoàn thiện hơn.

Ở tuần tuổi thứ 3, giai đoạn này lợn con đã quen với thức ăn bổ sung, dinh dƣỡng tạm thời ổn định, ít chịu stress dinh dƣỡng.

Nhƣ vậy ta có thể thấy lợn con ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con cũng khác nhau. Điều này có liên quan mật thiết đến những biến đổi sinh lý, xảy ra trong cơ thể lợn con cũng nhƣ tác động từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại của công ty phồn thịnh và hiệu quả của phác đồ điều trị (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)