Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về hội chứng tiêu chảy

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại của công ty phồn thịnh và hiệu quả của phác đồ điều trị (Trang 25 - 28)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về hội chứng tiêu chảy

2.6.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [11], nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở gia súc là E. coli, Salmonella, Clostridium. Nguồn phát sinh bệnh phân trắng lợn con có liên quan chặt chẽ tới phản ứng thích nghi của cơ thể đối với các yếu tố stress, biểu hiện qua sự biến động về hàm lƣợng một số thành phần trong máu nhƣ: đƣờng huyết, cholesterol, sắt, kali, natri....

Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [26] kết luận: lợn nhiễm tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu.

Tống Vũ Thắng và cs (2008) [24], đã nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm nấm mốc, E. coli, Salmonella, Clostridium perfringens trong thức ăn hỗn hợp và tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mƣa tại 6 cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Phạm Thế Sơn và cs (2008) [19], nghiên cứu chế phẩm EM - TK21 để phòng và trị hội chứng tiêu chảy ở lợn từ 1 đến 90 ngày tuổi

Phạm Thế Sơn và cs (2008b) [20], đã nghiên cứu đặc tính của vi khuẩn E. coli, Samonella ssp, Clostridium perfringens gây tiêu chảy.

Nghiêm Thị Anh Đào (2008) [9] kết luận: từ các mẫu phân và phủ tạng phân lập đƣợc vi khuẩn E. coli với các tỷ lệ là: phân 92,8%, gan 75,0%, lách 83,3% và ruột 100%.

Nguyễn Anh Tuấn và cs (2013) [25] kết luận: kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn E. coliSalmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp nhƣ nghiên cứu này, E. coli có khả năng đóng vai trò “trội” so với Salmonella.

Khi nghiên cứu về vai trò gây bệnh của E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ 1 – 60 ngày tuổi, tác giả Trƣơng Quang (2007) [18] đã có kết luận: 100% mẫu phân của lợn bị tiêu chảy phân lập đƣợc E. coli với số lƣợng lớn gấp 2,46 – 2,73 lần (ở lợn 1 – 21 ngày tuổi) và 1,88 – 2,1 lần (ở lợn 22 – 60 ngày tuổi) so với lợn không tiêu chảy.

Đoàn Thị Kim Dung (2004) [5] cho biết khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy nhƣ: E. coli, SalmonellaStreptococcus tăng lên trong khi Staphylococcus Bacillus subtilis giảm đi.

Nguyễn Bá Hiên (2001) [11] nghiên cứu biến động của vi khuẩn đƣờng ruột thƣờng gặp ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy đã chỉ ra rằng: Khi lợn bị tiêu chảy, số lƣợng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,90 lần, số lƣợng vi khuẩn

Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khoẻ mạnh.

Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hƣởng bởi các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn… Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thƣờng làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết.

2.6.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Theo Sokol và cs (1981) [28] cho rằng vi khuẩn E. coli cộng sinh có mặt thƣờng trực trong đƣờng ruột của ngƣời và động vật, trong quá trình sống vi khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh nhƣ: yếu tố bám dính (K88, K99), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng kháng sinh (R) và các độc tố đƣờng ruột. Các yếu tố gây bệnh này không đƣợc di truyền qua DNA của chromosome mà đƣợc di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E. coli bám dính

vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lƣợng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá huỷ tế bào niêm mạc ruột.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại của công ty phồn thịnh và hiệu quả của phác đồ điều trị (Trang 25 - 28)