2.5.2 .2Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối Việt Nam
2.6. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chuối ở Phú Thọ
2.6.1. Điều kiện tự nhiên, thời tiết tại tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm miền Bắc Việt nam, có diện tích tự nhiên 3.53,5 km2 với 58.202 hecta dành cho cây lương thực. Tỉnh Phú Thọ có 11 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã, với 225 xã, phường, thị trấn. Dân số khoảng 1,4 triệu người với hơn 402 nghìn hộ dân. Tỷ lệ người sống ở khu vực nông thôn chiếm 81,9% và thành thị 18,1 %. Dân số trong độ tuổi lao động là 694.500 với 454.400 lao động năm trong khu vực nông lâm và ngư nghiệp.
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt. Vùng núi chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.200m so với mực nước biển, điểm thấp nhất cao 30m; độ cao trung bình là 250m so với mực nước biển.
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm,, có một mùa đông khô và lạnh. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng. Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600 – 2000 mm/năm. Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,4 °C.Số giờ nắng trong năm: 1.600 – 1.750 giờ/ năm. Độ ẩm trung bình hàng ngày là 85%.
Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là các vùng đất ven sông Hồng rất thích hợp để cây chuối sinh trưởng và phát triển. Tỉnh Phú Thọ xác định cây chuối là cây ăn trái chủ lực, định hướng xuất khẩu của tỉnh.
2.6.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ chuối tại Phú Thọ
Theo cổng thông tin điện tử Phú Thọ, diện tích đất nông nghiệp khoảng 272,18 nghàn ha, chiếm 77,05% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp: 99,7 ngàn ha chiếm 36,63%; Đất lâm nghiệp 167,9 ngàn ha chiếm 61,7%, đất nông nghiệp khác chiếm 44,3 ha chiếm 0,02%.
Theo sở nông nghiệp và PTNT Phú Thọ (2020), cơ cấu cây trồng: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 120.148,5 ha, trong đó: cây lương thực có hạt 87.715,1 ha; các loại cây chất bột: 10.851,2 ha; rau, đậu các loại: 11.098,2 ha; cây hàng năm khác: 2.165,1 ha. Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm: 26.821,3 ha, trong đó: cây công nghiệp lâu năm: 16.176,4 ha; cây ăn quả lâu năm: 10.628 ha; Cây lâu năm khác: 16,9 ha.
Theo Theo sở nông nghiệp và PTNT Phú Thọ (2020), năm 2019, tổng diện tích trồng chuối hiện có trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt 3.879,5 ha. Năng suất trung bình đạt 246,6 tạ/ha, sản lượng đạt 87.138,1 tấn. Một trong những địa phương có năng suất và sản lượng cao như huyện Lâm Thao ( diện tích 255 ha), huyện Cẩm Khê ( diện tích 456 ha), Hạ hòa ( diện tích 396 ha)...
Từ năm 2015 trên địa bàn tập trung hình thành những vùng chuối có diện tích lớn trên chân đất bãi ven sông, đất chuyển đổi tư cây trồng khác. Các vùng trồng chuối lớn như Vĩnh Lại ( 40 ha) , Mai Tùng (50 ha),... Nhưng chưa có diện tích nào trên 100ha.
Vùng chuối tây Phấn Vàng được trồng nhiều tại xã Tân Lập, Tân Minh huyện Thanh Sơn, diện tích khoảng 387 ha, năng suất bình quân khoảng 30 tấn/ha.
Chuối được trồng nhiều ở bãi bồi sông Hồng, lợi dụng sự phì nhiêu của đất nên chưa chú trọng thâm canh. Trình độ kỹ thật và khả năng đầu tư thâm
canh còn nhiều hạn chế, phân bón, thuốc BVTV chưa chú trọng. Bên cạnh đó phòng trừ sâu bệnh hại cũng hạn chế.
Sản phẩm tiêu thụ là quả tươi, bán theo buồng, giá cả giao động 5.000- 10.000 đồng/kg. Hình thức tiêu thụ chủ yếu là thương lái thu gom, chưa có hợp đồng bền vững nào.
Để mở rộng phát triển chuối trên địa bàn tỉnh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:Quy hoạch, xây dựng kế hoạch sản xuất; Nghiên cứu thị trường; Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh....