Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tây tại phú thọ (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới và Việt Nam

2.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới

Chuối là loại cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO); năm 2019 diện tích trồng chuối toàn thế giới là 5.517.027 ha, được trồng trên 147 quốc gia trong đó tập trung trồng nhiều nhất ở 10 quốc gia: Ấn độ, Bazail, Trung Quốc Angola, Ecuador, philippin, Rwanda, Uganda, United Republic of Tanzania và Việt Nam. Mười nước này có diện tích trồng chuối đạt hơn 3 triệu ha, chiếm hơn 55% diện tích trồng

chuối thế giới. Trong đó Ấn độ là 866.000, chiếm 15,70 %; Bazail là 461.751 chiếm 8,37%; Trung quốc là 358924 ha chiếm 6,5% tổng diện tích trồng chuối trên thế giới.

Bảng 2.2. Diện tích các nước trồng chuối lớn trên thế giới

Nước 2018 Diện tích năm (ha) 2019

Angola 162.154 162.156 Brazil 458.054 461.751 China 347.348 358.924 Ecuador 161.583 183.347 India 884.000 866.000 Philippines 184.247 185.894 Rwanda 232.420 253.996 Uganda 130.995 130.224 United Republic of Tanzania 281.486 302.758 Viet Nam 128.508 133.638

Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO,2020)

Theo các số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (2020) Sản lượng chuối trên thế giới năm 2019 khoảng 128,779 triệu tấn. Trong đó dẫn đầu là Ấn Độ 30,460 triệu tấn, tiếp đến là Trung Quốc 11,998 triệu tấn, Brazil 6,812 triệu tấn, Philippin 6,049 triệu tấn.v v.v... Việt Nam xếp thứ 8 về sản lượng với 2,194 triệu tấn.

Điều kiện tự nhiên, giống, kỹ thuật canh tác chuối khác nhau nên năng suất các giống chuối có sự khác nhau lớn: Năng suất chuối cao nhất là Ecuador đạt 40,26 tấn/ ha năm 2018 và 35,90 tấn năm 2019; năng suất đứng thứ 2 là nước Ấn độ, đạt 34,85 tấn/ha năm 2018 và 35,17 tấn/ha năm 2019.

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chuối tại một số nước

Nước Năm 2018 Năm 2019 Năng suất (/ha) Sản lương (Tạ) Năng suất (tạ/ha) Sản lương (tạ) Angola 243,844 3.954.036 248,955 4.036.959

Brazil 146,786 6.723.590 147,541 6.812.708 China 333,324 11.577.938 334,286 11.998.329 Ecuador 402,619 6.505.635 359,072 6.583.477 India 348,507 30.808.000 351,732 30.460.000 Philippines 333,486 6.144.374 325,433 6.049.601 Rwanda 76,142 1.769.697 72,861 1.850.633 Uganda 41,948 549.501 41,822 544.629 United Republic of Tanzania 120,628 3.395.499 112,530 3.406.936 Viet Nam 162,424 2.087.275 164,193 2.194.247

Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO,2020)

Chuối được trồng nhiều những nước đang phát triển và xuất khẩu sang các nước phát triển.Theo Hoàng Bằng An và cs (2010), hầu hết chuối xuất khẩu trên thị trường là các giống chuối thuộc nhóm Cavendish, được sản xuất trong các trang trại nhỏ và các đồn điền lớn. Có tới 26% sản lượng chuối Cavendish dùng cho xuất khẩu. Các nước xuất khẩu chuối chính ở Châu Mỹ Latinh gồm có Ecuado, Costa Rica và Colombia. Châu Á có các nước xuất khẩu chuối chủ yếu là Philipin, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, xuất khẩu chuối chính ở Châu Phi là các nước Camơrun, Cote d’ivoire và ở vùng Caribe là Dominic và Windward Islands.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu chuối của Nga trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 921,3 nghìn tấn, trị giá 681,7 triệu USD, giảm 3,8% về lượng và giảm 4,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá nhập khẩu bình quân đạt 739,9 USD/tấn, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2018. Theo thống kê từ worldstopexports. com, Nga là thị trường nhập khẩu chuối lớn thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Bỉ. Trong năm 2018, trị giá nhập khẩu chuối của Nga đạt 1,2 tỷ USD, chiếm tới 7,4% tổng nhập khẩu toàn cầu. Nga là thị trường nhập khẩu chuối tăng trưởng nhanh kể từ năm 2014 tới năm 2018, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt

20,6%. Theo Bộ Nông nghiệp Nga, chuối là một trong những mặt hàng mà các nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam có thể tăng khối lượng xuất khẩu sang thị trường Nga, nhờ việc tận dụng cơ hội từ lệnh cấm vận thực phẩm mà Nga đã đáp trả lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Hình 2. Nhập khẩu chuối của Nga qua các tháng giai đoạn năm 2018 -

2019 (ĐVT: Nghìn tấn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tây tại phú thọ (Trang 29 - 32)