Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tây tại phú thọ (Trang 43)

CHƯƠNG 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Bố trí thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm: tất cả các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), nhắc lại 3 lần. Mỗi công thức 25 cây.

* Nội dung 1: Nghiên cứu tuyển chọn một số giống chuối Tây triển vọng tại Phú Thọ.

Công thức thí nghiệm gồm 5 giống chuối tây

Công thức 1: Tây Phú Thọ (Đ/c) (chuối tây địa phương: trồng tại Lâm Thao, Phú Thọ)

Công thức 2: Tây Thái Lan (Thái Lan)

Công thức 4: Xiêm Trắng (Cần Thơ) Công thức 5: Xiêm đen (Cần Thơ)

- Mật độ trồng: Mật độ 1300 cây/ha, khoảng cách 2,5mx3m.

- Phân bón: Phân cho một cây: phân chuồng 10 kg và N:P:K là 200g : 50g : 400g. Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Bón thúc vào các thời điểm sau trồng 10, 30, 90, 180 ngày. Lần 1 bón 10% các lần 2,3,4 bón 30% lượng đạm, kali.

- Sơ đồ thí nghiệm:

NL I CT 1 CT3 CT5 CT4 CT2

NL II CT3 CT4 CT 1 CT2 CT5

NL III CT4 CT5 CT2 CT3 CT 1

* Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giống chuối Tây triển vọng tại Phú Thọ.

- Thí nghiệm 1: Xác định mật độ trồng thích hợp trên giống chuối tây triển vọng tại Phú Thọ.(Giống chuối tây thái lan).

+ Công thức thí nghiệm gồm 5 công thức Công thức 1: 3 x 3m (1.100 cây/ha)

Công thức 2: 2,5 x 3m (1.300 cây/ha) (Đ/c) Công thức 3: 2,5 x 2,5m (1.600 cây/ha) Công thức 4: 2 x 2,5m (2.000 cây/ha) Công thức 5: 2 x 2m (2.500 cây/ha)

+ Lượng phân bón cho 1 gốc: phân chuồng 10 kg và N:P:K là 200g : 50g : 400g. Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Bón thúc vào các thời điểm sau trồng 10, 30, 90, 180 ngày. Lần 1 bón 10% các lần 2,3,4 bón 30% lượng đạm, kali.

NL I CT 1 CT3 CT5 CT4 CT2

NL II CT3 CT4 CT 1 CT2 CT5

NL III CT4 CT5 CT2 CT3 CT 1

-Thí nghiệm 2. Xác định liều lượng phân bón thích hợp trên giống chuối tây triển vọng tại Phú Thọ

CT Phân bón Ghi chú N P2O5 K2O 1 210 60 360 Phân đơn (Đ/C) 2 245 70 420 Phân đơn 3 280 80 480 Phân đơn 4 315 90 540 Phân đơn + Sơ đồ thí nghiệm: NL I CT 1 CT3 CT2 CT4 NL II CT3 CT4 CT 1 CT2 NL III CT4 CT 1 CT2 CT3 + Mật độ trồng : 2000 cây/ha.

-Thí nghiệm 3. Xác định loại thuốc hiệu quả phòng trừ bệnh đốm lá (Sigatoka) trên giống tây triển vọng tại Phú Thọ.

+ Công thức thí nghiệm: 6 công thức Công thức 1: Tilt 250EC nồng độ 0,15%. Công thức 2: Bavistin 50FL nồng độ 0,15%. Công thức 3: Topsin M70WP nồng độ 0,15%. Công thức 4: Anvil 5SC nồng độ 0,20%. Công thức 5: Mancozeb 80WP nồng độ 0,8% Công thức 6: Không phun (đối chứng). + Sơ đồ thí nghiệm:

NL I CT 1 CT3 CT5 CT4 CT2 CT6

NL II CT3 CT2 CT 1 CT6 CT5 CT4

NL III CT6 CT5 CT4 CT3 CT 1 CT2

3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.4.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Thân giả (mỗi ô thí nghiệm theo dõi 15 cây):

+ Chiều cao thân giả khi trỗ (cm): Đo từ mặt đất đến điểm giao nhau của 2 lá trên cùng khi cây trỗ xong

+ Chu vi thân giả khi trỗ (cm): Đo cách mặt đất 40 cm. - Lá (mỗi ô thí nghiệm theo dõi 15 cây):

+ Tốc độ ra lá : Đánh dấu và đếm số lá ra mới.

+ Tổng số lá đến khi trỗ (lá): Đánh dấu và đếm số lá đến khi trỗ + Diện tích lá (m2) được tính theo công thức: S = L x R x 0,74

Trong đó S: Diện tích lá

L: Chiều dài lá

R: Chiều rộng lá (chỗ rộng nhất của lá) + Tổng diện tích lá hoạt động khi trỗ (m2)

- Thời gian sinh trưởng (ngày): + Từ trồng đến trỗ hoa

+ Từ bắt đầu trỗ đến trỗ xong +Từ trỗ song đến thu hoạch

* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất(mỗi ô TN theo dõi 10 cây) : + Khối lượng buồng (kg), khối lượng quả.

+ Tỷ lệ cây cho thu hoạch (%)

+ Năng suất quy đổi cho 1ha (tấn/ha) được tính như sau: Y = H x P x M/1000

Trong đó: Y: là năng suất cho 1ha (tấn/ha) P: là khối lượng buồng tươi (kg)

H: là tỷ lệ cây cho thu hoạch trong diện tích thí nghiệm M: là mật độ cây trên 1ha

+ Số nải trên buồng (nải)

+ Chênh lệch số quả giữa nải 6 và nải 3 (%)

+ Chiều dài quả của nải 3, 6 (cm): Đo tất cả các quả trên nải được tính như sau:

d =

d1 + d2 2

d: Là chiều dài quả cần theo dõi d1: Là chiều dài mặt lưng của quả d2: Là chiều dài mặt bụng của quả + Tỷ lệ % chiều dài quả nải 6/nải 3

+ Chu vi quả trên nải 3 và nải 6 (cm) : Đo tất cả các quả trên nải + Khối lượng quả của nải 3 và nải 6 (gam): Cân từng quả quả trên nải

+ Hoạch toán kinh tế (triệu đồng/ha): Tổng thu – tổng chi = lãi thuần (trong đó tổng chi phí bằng: giống + vật tư + thuê lao động + chi phí khác. Tổng thu = NSTT x giá thành)

* Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại.(Điều tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng:QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT) + Cấp bệnh nấm (Sigatoka) Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại. Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. Cấp 5: >5 đến 25% diện tích lá bị hại. Cấp 7: >25 đến 50% diện tích lá bị hại. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại. + Tỷ lệ bệnh

- Với tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh được tính theo công thức sau: Số lá bị bệnh

Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 Tổng số lá điều tra

9n9+ + 7n7 + 5n5 +3n3 + n1 Chỉ số bệnh (%) = x 100 9N Trong đó: n1: Số lá bị bệnh cấp 1 với < 1% diện tích lá bị bệnh n3: Số lá bị bệnh cấp 3 với 1% -,5% diện tích lá bị bệnh n5: Số lá bị bệnh cấp 5 với 5% -<25% diện tích lá bị bệnh n7: Số lá bị bệnh cấp 7 với 25% -< 50%diện tích lá bị bệnh n9: Số lá bị bệnh cấp 9 với >50% diện tích lá bị bệnh N: Tổng số lá điều tra.

+ Sâu gặm vỏ quả (Basilepta)

+ Sâu đục thân (Lismopolites Sordidus). 3.5.Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được thu thập, ghi chép vào các mẫu biểu thống nhất của đề tài (sổ nhật ký, phiếu đánh giá); xử lý trên Excel và các phầm mềm thống kê chuyên dụng: IRRISTAT 4.0

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Nội dung 1: Nghiên cứu tuyển chọn một số giống chuối Tây triển vọng tại Phú Thọ vọng tại Phú Thọ

Kế thừa kết quả nghiên cứu xác định bộ giống chuối phù hợp cho một số tỉnh phía Bắc thuộc đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống và gói kỹ thuật thâm canh cây chuối tại một số tỉnh miền núi phía Bắc của tác giả Phùng Mạnh Hùng và Triệu Tiến Dũng. Viện khoa học nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Địa điểm triển khai xã Thượng Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Thời gian thực hiện: 2018 – 2019.

4.1.1. Đặc điểm hình thái thân giả, lá của các giống chuối Tây khảo nghiệm tại Phú Thọ. nghiệm tại Phú Thọ.

Màu sắc thân giả, dạng lá và thế lá là biểu hiện đặc trưng cho từng giống. Kết quả mô tả một số đặc điểm hình thái của các giống chuối Tây khảo nghiệm được trình bày ở bảng

Bảng 4.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống chuối Tây khảo nghiệm.

Chỉ tiêu Giống Dài lá (cm) Rộng lá (cm) Tỷ số dài/r ộng

Màu sắc thân giả Đặc điểm lá

Tây Phú Thọ (Đ/c)

180,50 68,37 2,64

Thân màu xanh

hơi vàng, có

những vệt nâu đỏ, ít xáp

Lá dài rộng, mặt dưới của lá thường có một lớp phấn trắng. Gốc lá hình tim, cuống lá tròn xong vẫn hở, trên cuống có những vết đen xen kẽ Tây

Thái 202,60 76,01 2,56

Thân mầu xanh thậm, bóng, có những vết nâu đen, ít xáp

Lá cây rộng mặt dưới của lá thường có một lớp xáp trắng, Góc lá mở, trải rộng, cuống lá tròn vẫn hở.

Phấn

vàng 171,63 60,04 2,85

Thân màu xanh

hơi vàng, có

những vệt nâu đỏ, ít xáp

Lá dài rộng, mặt dưới của lá thường có một lớp phấn trắng. Gốc lá hình tim, cuống lá tròn. Xiêm trắng 165,02 67,3 2,45 Thân màu hồng sáng, có xen kẽ mảng nâu đen.

Thế lá đứng, uốn cong ở đầu lá, eo lá và vỏ bẹ lá có vết chấm nhỏ.

Xiêm

đen 171,2 85,6 2,00

Trên thân giả, màu đen chiếm ưu thế, có xen kẽ màu hồng đỏ.

Có chấm nâu đen nhỏ ở gốc cuống lá, gân chính màu xanh vàng, ít phấn.

4.1.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống chuối Tây trồng khảo nghiệm tại Phú Thọ khảo nghiệm tại Phú Thọ

Động thái tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ở các giai đoạn là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tăng khả năng cho năng suất cao. Chiều cao thân giả được tính từ mặt đất đến phần giao nhau của lá trên cùng, chiều cao thân giả phản ánh rõ về sự sinh trưởng của cây, chiều cao thân giả phụ thuộc điều kiện tự nhiên, chế độ chăm sóc, phân bón. . . Sự phát triển chiều cao thân giả còn phụ thuộc vào từng thời kỳ của cây, khi mới trồng là thời kỳ bắt đầu sinh trưởng và mạnh nhất khi cây chuẩn bị trỗ 2 - 3tháng sau đó giảm dần đến khi phân hoá mạnh và trỗ buồng. Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân giả cho thấy; ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau có động thái tăng trưởng chiều thân giả khác nhau. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều caothân giả của giống chuối tây khảo nghiệm được thể hiện ở bảng số liệu sau:.

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống chuối Tây khảo nghiệm

Công thức Chiều cao thân giả (cm) Chu vi thân giả (cm) Tổng số lá (lá)

Tây Phú Thọ (Đ/c) 379,4 64,6 42,9

Tây Thái Lan 387,7 73,7 42,5

Phấn Vàng 374,8 66,5 40,2

Xiêm trắng 369,5 62,7 41,4

Xiêm đen 363,5 63,8 40,8

CV (%) 7,5 8,0 8,1

Kết quả phân tích thống kê cho thấy: các giống chuối tây khảo nghiêm có sức sinh trưởng khá tốt. Các giống chuối có chiều cao động từ 363,5 – 387,7 cm, trong đó chiều cao cây giống chuối tây Thái lan là 387,7, tương đương giống chuối Tây Phú Thọ(đ/c). Giống chuối tây Thái Lan có chu vi thân giả đạt cao nhất thí nghiệm (đạt 73,3 cm), cao hơn chắc chắn so với đối chứng và các công thức khác từ 7,2 - 11cm.

Tổng số lá trên cây có sự thay đổi không nhiều giữa các giống, số lá biến động từ (40,2 - 42,9 lá) thì các giống đều bắt đầu trỗ buồng.

4.1.3. Đặc điểm hình thái lá của giống chuối tây tại các điểm khảo nghiệm nghiệm

Số lá và diện tích lá hoạt động khi trỗ hoa là yếu tố quan trọng quyết định năng suất. Trong 5 giống khảo nghiệm, các giống tây Thái Lan, tây Phú Thọ và Phấn Vàng có số lá hoạt động khi trỗ và diện tích lá khi trỗ lớn hơn, đây là tiền đề cho khả năng đạt năng suất cao của giống. Sự biến động của các chỉ tiêu trong cùng một giống ở địa điểm khác nhau không nhiều. Số lá hoạt động khi trỗ từ 11,0 đến 12,7 lá/cây, diện tích lá biến động từ 11,0 - 13,9 m2. Kết quả trình bày tại bảng:

Bảng 4.3. Một số đặc điểm hình thái lá các giống chuối tây khảo nghiệm

Công thức Dài lá (cm) Rộng lá (cm) Số lá hoạt động khi trỗ (lá) Diện tích lá hoạt động (m2) Tây Phú Thọ (Đ/c) 220,3 64,5 12,7 13,4

Tây Thái Lan 226,5 66,3 12,5 13,9

Phấn Vàng 222,6 63,8 11,9 12,5

Xiêm trắng 215,4 61,5 11,0 11,0

4.1.4. Thời gian sinh trưởng của các giống chuối tây trồng khảo nghiệm tại Phú Thọ. nghiệm tại Phú Thọ.

Thời gian sinh trưởng được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch. Kết quả theo dõi cho thấy giống chuối tây có thời gian từ khi trồng đến khi trỗ buồng từ 11 – 11,5 tháng, trỗ buồng đến thu hoạch 4 – 4,5 tháng. Tổng thời gian từ trồng đến thu hoạch từ 15,0 – 16,0 tháng. Không có sự khác biệt đáng kể về thời gian sinh trưởng giữa các giống.

Bảng 4.4. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống chuối tây

tại các điểm khảo nghiệm

Công thức Trồng đến trỗ buồng (ngày) Trỗ buồng đến thu hoạch (ngày) Trồng đến thu hoạch (ngày) Tây Phú Thọ (Đ/c) 336,7 116,8 453,5

Tây Thái Lan 339,4 120,6 460,0

Phấn Vàng 330,8 121,8 452,6

Xiêm trắng 338,5 118,5 457,0

Xiêm đen 340,5 120,5 461,0

LSD5% 10,25

CV (%) 8,05

4.1.5. Đặc điểm và thành phần cơ giới của quả ở các giống chuối tây khảo nghiệm tại Phú Thọ

Về đặc điểm hình thái, độ lớn, và màu sắc quả. Kết quả trình bày tại bảng 4.5; 4.6. Kết quả cho thấy, kích thước quả nải 3 và nải 6 không khác nhau nhiều về chiều dài quả và chu vi quả. Tỉ lệ nải 6/nải 3 cả về chiều dài và chu vi quả đều từ 0,86 – 0,96. Điều này cho thấy các giống chuối tây khảo nghiệm buồng quả có kết cấu dạng buồng hình trụ, cân đối. Tuy nhiên, có sự

khác nhau về kích thước quả giữa các giống. Chuối tây Thái Lan, tây Phú Thọ và Phấn Vàng có kích thước quả lớn hơn xiêm trắng và xiêm đen.

Bảng 4.5. Kích thước quả của các giống chuối tây khảo nghiệm tại Phú Thọ

Công thức

Chiều dài quả (cm)

Đường kính quả (cm) Nải 3 Nải 6

Tỉ lệ

nải 6/nải 3 Nải 3 Nải 6

Tỉ lệ nải 6/nải

3 Tây Phú Thọ

(Đ/c) 14,2 13,7 0,96 3,5 3,3 0,94

Tây Thái Lan 15,2 13,6 0,89 3,7 3,4 0,92

Phấn Vàng 14,8 12,8 0,86 3,6 3,3 0,92

Xiêm trắng 13,2 12,4 0,94 3,4 3,0 0,88

Xiêm đen 13,6 12,7 0,93 3,3 3,0 0,91

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Chuối tây Thái Lan, tây Phú Thọ và tây Phấn Vàng có các chỉ tiêu về số quả/nải, số nải/buồng, đều đạt các trị số cao hơn so với xiêm trắng và xiêm đen được thể hiện ở số nải/buồng đạt từ 8,8 - 9,0 nải/buồng, số quả/nải bình quân đạt (15,2 -16,3 quả/nải). Trong khi xiêm trắng và xiêm đen số nải/buồng và số quả/nải chỉ đạt lần lượt từ 7,2 – 7,9 nải/buồng, 14,2 – 15,4 quả/nải.

4.1.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 4.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống chuối tây tại các điểm khảo nghiệm

Công thức Số nải/ buồng (nải) Số quả/ nải (quả) Khối lượng buồng (kg) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) Tây Phú Thọ (Đ/c) 8,8 16,5 17,9 35,8 28,6

Phấn Vàng 9,0 16,8 18,6 37,2 35,0

Xiêm trắng 7,6 15,2 16,4 32,8 32,5

Xiêm đen 7,9 15,4 16,7 33,4 33,2

LSD5% 0,72 0,96 1,35 1,41

CV (%) 8,6 8,5 9,2 10,9

Về khối lượng buồng và năng suất lý thuyết của các giống chuối khảo nghiệm: kết quả cho thấy chuối tây Thái Lan, tây Phấn Vàng cho năng suất tương đương nhau lần lượt là (18,6 và 18,8 kg/buồng), và tương đương đối chứng. Hai giống Xiêm Trắng và Xiêm Đen có khối lượng buồng đạt 16,4 - 16,7 kg/buồng, trong đó giống xiêm đen thấp hơn đối chứng chắc chắn. Nên NSLT của hai giống tương đương nhau, đạt 32,8 -33,4 tấn/ha, thấp hơn đối chứng.

Về năng suất thực thu: Trong 5 giống chuối tây trồng khảo nghiệm tại Phú Thọ, chuối tây Thái Lan năng suất đạt bình quân (36,8 tấn/ha) cao hơn so với đối chứng 8,2 tấn/ha, tiếp theo giống chuối tây Phấn Vàng năng suất bình quân đạt (35,0 tấn/ha) cao hơn so với đối chứng 6,4 tấn/ha. Hai giống xiêm đen, xiêm trắng có năng suất tương đương nhau biến động (32,5 - 33,2 tấn/ha).

4.1.7. Chất lượng các giống chuối tây khảo nghiệm tại Phú Thọ Các giống chuối tây có tỉ lệ thịt quả dao động từ 66,6 – 70,5%. Khi quả còn xanh vỏ quả đều có màu xanh lá mạ. Khi chín vỏ quả màu vàng tươi. Về màu sắc thịt quả, cả 5 giống chuối tây thịt quả khi chín đều có màu vàng nhạt, ngọt và thơm (Kết quả bảng 4.7).

Bảng 4.7. Tỉ lệ ăn được và màu sắc quả của các giống chuối tây trồng khảo nghiệm tại Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tây tại phú thọ (Trang 43)