Nếu như Điêu khắc và Kiến trúc cũng thuộc nghành nghệ thuật nó đã sử dụng trực tiếp khối tích để diễn đạt khối thẩm mỹ và đặt nó hài hòa theo một ý đồ của tác giả phối hợp với không gian thực, thì hội họa đã bỏ đi chiều của khối tích thật đó, nó bớt đi một thuận lợi và buộc con người phải sáng tạo để bù vào sự thiếu hụt đó. Đấy là việc sử dụng mặt phẳng 2 chiều và diễn đạt chiều thứ 3. Đây là biểu hiện sự đánh dấu cảu một quá trình diễn biến từ một giá trị vật chất sang một giá trị sáng tạo, bằng khả năng tư duy và sáng tạo cảu con người. Đây là một đấu trường cho hang vạn các nghệ sĩ thi đua cả trí tuệ lẫn tài năng và sự tự do sáng tạo.
Tất cả những họa sĩ này đã làm ra vô vàn điều kỳ diệu đáng hiểu cho cảm xúc của con người về không gian được tạo lập bởi cái đẹp, bởi những nỗi hoài nghi hư thật. Những điều mà người ta không thể phủ nhận mặc dù nó mâu thuẩn giữa sáng, tối, đêm, ngày, âm dương, chẵn lẻ,.. và đồng thời được tạo lập bởi ánh sáng và sự thụ cảm qua thị giác và ảo giác.
Hội họa ở Ấn tượng, Lập thể, Siêu thực, Trừu tượng cũng là những thành công tạo được nhiểu hứng thú cho những thay đổi của con mắt của các xu hướng sinh trưởng và diệt vong đã đánh dấu những bước chuyển của nghệ thuật, thể hiện sự thành công không chỉ làm thỏa mãn cho thị giác mà còn gây kích động cho trí tưởng tượng và tâm hồn phong phú của con người vươn tới “ Cái đẹp” chuyển động và những đòi hỏi cao hơn nhanh hơn và kỹ lạ hơn. Cho dù nghệ thuật có biến chuyển và thay đổi nhưu thế nào chăng nữa thì vẫn không thể từ bỏ quy luật và giới hạn nhất định nào đó trên quy luật cố hữu của nghệ thuật. cái đẹp của nghệ thuật đã được chuyển động và lan tỏa kiếm tìm nhwungx niềm vui và nỗi buồn, những bột phát và niềm xúc cảm để rồi lúc nào đó lại trở về với cái đẹp vĩnh cửu.
Bốn xu hướng nghệ thuật trên đã hình thành và phát triển nhưng không ngoài một quy luật muôn đời của nghệ thuật nhất định, nghệ thuật chân chính
luôn luôn là một giá trị tiếp tục. Từ đây các xu hướng mới có thể tự do lan tỏa, kiếm tìm sự hiện đại, cái cao cả nhưng không làm mất đi tính truyền thống. Nghệ thuật lại trở về với cuộc sống con người, lại bắt đầu bằng sự sản sinh hay diệt vong, có và không có. Đó chính là dòng sinh biến của nghệ thuật mà người trực tiếp đối thoại với dân tộc là người nghệ sĩ. Để nghiên cứu cụ thể và trực tiếp cùng trên đường phát triển nghệ thuật thế giới, thì Mỹ thuật Việt Nam cũng hướng theo một quy luật tất yếu đó. Ngày nay hoạt động mỹ thuật của chúng ta trong thời kỳ đổi mới của đất nước, bởi sự giao lưu văn hóa nghệ thuật. Cho nên công việc sáng tác và phê bình mỹ thuật đòi hỏi sự tiếp thu và kế thừa càng mở rông quan niệm chung và cũng như chấp nhận những xu hướng nghệ thuật khác nhau. Tiếp thu và kế thừa là yếu tố cơ bản để nghệ thuật phát triển. Những đánh giá và ghi nhận rõ nét nhất ở nghệ thuật Việt Nam là những tác phẩm trong các cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc như là sự phát triển từ cực hiện thực, tả thực… đến cực siêu thực, trừu tượng. Sự mở rộng quan niệm ấy đã làm phong phú ngôn ngữ, hình thức của nghệ thuật.