Không gian trong tranh trừu tượng

Một phần của tài liệu Không gian trong tranh ấn tượng, lập thể, siêu thực, trừu tượng (Trang 29 - 36)

Hình ảnh trong tranh Trừu tượng là sự biểu hiện tính chất lí trí của thế giới phi vật chất, ở những hình ảnh nội tâm. Mondrian giản lược mọi thứ về các mảng màu đơn sắc, các đường ngan và đường dọc đen vuông góc với nhau, một thứ hình có vẻ thuần túy là kẻ ô và tô màu, nhưng đây là một quá trình triệt tiêu hình ảnh cụ thể quy nạp hình đơn giản, chúng ta xét xem trình tự đơn giản hóa hình thể trong bức tranh “ Cây xám của Mondrian”

Hình 2.22: Gray tree - Piet Mondrian

Mondrian quy nạp, rút gọn những than cảnh cùng với màu xám đơn giản. Trong các bức tranh kiểu hình học của ông cố gợi ý làm giao động không gian, những hình thể bồng bềnh, gợi những chuyển động của bản than không gian. Như vậy Mondrian muốn khám phá điều bí ẩn cuối cùng để tìm ra cái đẹp của kết cấu. Với ý đồ đi tìm chủ nghĩa tân tạo hình, loại trừ mọi tình tiết rối rắm, phức tạp của hình thể, mà chỉ công nhận những gì thuộc về cảm nghĩ riêng của con người. Ông muốn đạt tới sự cân đối về mặt tinh thần. Đó chính là cái đẹp thuần túy, là cái chung phổ quát nhất.

Ông giải quyết không gian vào tranh bằng những cảm xúc mới trước những sơ đồ hình học mang tinh thần cốt lõi của tự nhiên, chứ không gợi lại bong dáng của tự nhiên. Ông lảng tránh những nỗi buồn trong tâm hồn của con người mà công nhận những nỗi buồn đó nằm và biểu hiện trong những hình tròn. Từ đó ông đặt vào tranh những vòng tròn mà ông đặt vào tranh những hình vuông hình chữ nhật khác nhau. Đó là quan điểm nghệ thuật nhất quán với sáng tác và ông nói rằng “ Càng ngày tôi càng loại bỏ tất cả những

gì là hình tròn, đến khi tác phẩm của tôi rốt cuộc chỉ nằm trong khuôn khổ của những đường ngang và đường thẳng đứng, tạo thành những chỗ cắt chéo được phân biệt và tách rời nhau, những đường thẳng và đường ngang là biểu hiện của 2 lực lượng đối lập lẫn nhau, sự thăng bằng đó của 2 hệ đối lập tồn tại ở khắp mọi nơi và buộc tất cả phục tùng nó.

Đối với Mondrian màu sắc nguyên thủy chính là màu sắc của tự nhiên được thể hiện bằng sức mạnh đặc biệt, các màu nguyên chất xanh đỏ trong không gian là sự biến dạng của nhịp điệu.

Hình 2.23: Tranh Piet-Mondrian

Loại 1: Do yêu cầu nội tâm thôi thúc, do những nguồn cảm hứng bất ngờ

ông cho là: “ Ngấu hứng đột phát”.

Loại 2: Vì cảm xúc ngoại cảnh mà vẽ loại tranh này ông gọi là cảm giác. Loại 3: Tổng hợp phải suy tưởng sắp đặt, ông gọi là bố cục.

Kandinxki sắp xếp bố cục theo quan điểm màu hình nét, tự nó có ngữ nghĩa có cú pháp và có thể trở thành những phát ngôn nghệ thuật thuần khiết sự vật trong tranh là xếp đặt miếng màu tả hình ảnh con người, con vật và cây cối cảm giác như một mớ hỗn độn. Không gian Trừu tượng đơn thuần, yếu tố nhịp điệu trong tranh này từ những bản than của đường nét đã tạo nên đậm nhạt xếp đặt trồng chéo lên nhau hoặc rời rạc nhưng có logic bố cục tranh.Một motip được tuân thủ theo quy luật nào đó của nghệ thuật, cái logic trong cái bừa bãi có hình thể của toàn bộ mặt tranh, nhưng vẫn gây được hiệu quả nào đấy cho không gian. Tất cả cấu trúc trong tranh Kandinxki nằm ngoài cấu trúc của hình học, không bị ảnh hưởng của ánh sáng cổ điển cũng như phép tắc bố cục kinh điển. Các hình thể trong tranh của ông thi nhau chen chúc hiện diện trên mặt phẳng như những màu sắc lung linh có xu hướng Ấn tượng. Chính sự tự do của nhip điệu, của mootip có quy tắc này là những đường nét tạo nên một thế giới không tên.

Hình 2.24: Thành phần 8 - Wassily Kandinxki 1923

Hình 2.25: Quảng trường đỏ 1916 - kandinxki

Hội họa trừu tượng muốn khám phá điều bí ẩn cuối cùng của cái đẹp có kết cấu. không gian trong tranh Trừu tượng là tầng thứ của lớp lang, các lớp này không đồng nhất trong khuôn tranh nhưng hoàn toàn theo một quy luật chung của thị giác của nhịp điệu tạo hình.

Sự thành công về không gian trong những tác phẩm Trừu trượng không liên quan đến hình thể cụ thể mà điểm cốt lõi vẫn là ở nội tâm con người, truyền đạt lên mặt phẳng những hình tượng không cụ thể giữa con người và cảnh vật, thường vận dụng những yếu tố ngẫu nhiên mà chủ nghĩa hiện thực phủ nhận.

Tiểu kết chương 2

Những biểu đạt nghệ thuật không gian của các xu hướng nghệ thuật trên đã tạo ra một cuộc cách mạng về biểu đạt không gian trong tác phẩm.

Nếu không gian cũng như thế, nhân tố chủ đạo là ánh sáng và không khí nhưng nội dung là sự hiện diện thứ ánh sáng không khí và hơi nước được coi như nhân tố chủ đạo thì đó là không gian của Ấn tượng.

Nếu không gian đó được xé nhỏ rồi đem lắp ghép theo một trật tự khác so với trật tự thông thường để làm rõ nên nhiều khía cạnh của vật thể, đó chính là không gian của Lập thể.

Nếu không gian vẫn dùng những nhân tố hiện thực và phi hiện thực nhưng được sắp đặt một cách huyển ảo hoặc không theo trật tự thông thường là không gian Siêu thực.

Nếu không gian có lớp, nhưng trong đó không có nhân tố nào của hiện thực cả là không gian Trừu tượng.

Những vấn đề trên đây là những đặc điểm nổi bật vấn đề không gian của 4 xu hướng đã được trình bày.

Chương 3

Một phần của tài liệu Không gian trong tranh ấn tượng, lập thể, siêu thực, trừu tượng (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)