Quá trình vận dụng các hình thức biểu hiện không gian trong tranh Ấn tượng, Lập thể, Siêu thực, Trừu tượng vào học tập và sáng tác nghệ

Một phần của tài liệu Không gian trong tranh ấn tượng, lập thể, siêu thực, trừu tượng (Trang 45 - 50)

Ấn tượng, Lập thể, Siêu thực, Trừu tượng vào học tập và sáng tác nghệ thuật

3.2.1. Khai thác vận dụng không gian trong tranh Ấn tượng.

Hình ảnh trong tranh được xây dựng bằng việc khai thác các dạng nét cọ theo từng đường nét và đường viền. Những họa sĩ Ấn Tượng có thể miêu tả ánh sáng hay không khí trong từng khoảnh khắc theo cách tinh tế " mới ". Tranh Ấn Tượng thường miêu tả những hiệu ứng hình ảnh tổng thể chứ không sa đà vào chi tiết , với việc sử dụng những nét cọ loang nhằm hòa trộn các màu sắc trực tiếp trong tranh chứ không còn pha trộn sẵn và được làm êm các lớp sơn vào nhau như tranh cổ điển trước đó. Trình bày màu sắc cách phối hợp các chấm bút có màu tạo cảm giác nhìn

Chính bản thân bảng màu ấy được chiếu sáng.

Tỷ lệ những miếng màu, sự tương phản bị giảm đi gây nên sự phát quang ánh sáng.

Cách đặt nét bút – sư cân đối mơ màng trong bức tranh.

Đối với thể lọa tranh này sinh viên trường ĐH Hùng Vương đã vận dụng được lối vẽ bằng việc khai thác các dạng nét cọ, bắt cảm xúc từ thiên nhiên.

Sinh viên với nhiều tâm trạng khác nhau đôi lúc đã thể hiện được đặc điểm của tranh Ấn tượng. Một số tác phẩm bài tập được đánh giá cao như một số bài tĩnh vật của bạn Phan Thanh Hà lớp k11 ĐHSP Mỹ thuật

Hình 2.31. Tranh tĩnh vật của bạn Phan Thanh Hà lớp K11 ĐHSP Mỹ thuật

Hình 2.32. Tranh tĩnh vật của bạn Đỗ Thị Thu Nương lớp K11 ĐHSP Mỹ thuật

3.2.2. Khai thác vận dụng không gian trong tranh Lập thể

Hội họa Lập thể đơn giản hóa nét vẽ theo hình học, tất cả được quy thành những hình khối. Nguyên tắc cho sáng tác với nhiều điểm nhìn, nhìn sự việc ở nhiều phía, với mong muốn phát hiển sự vật một cách toàn vẹn và đầy đủ hơn. Cách khắc họa hình thể con người trên nhiều mặt hình kế tiếp, đứt quãng. Nối từ hình thể này sang hình thể khác bằng một viền sáng hoặc mờ tối. Tuy nhiên sinh viên mỹ thuật ĐHHV vẫn còn khá xa lạ với trường phái này, vì trường phái Lập thể cần tư duy cao về hình học cao, cần nắm được cấu trúc vật thể.

3.2.3. Khai thác vận dụng không gian trong tranh Siêu thực

Siêu thực chú trọng đến bố cục trên mặt phẳng sao cho đẹp và hài hòa, để thỏa mãn thẩm mỹ thị giác tức là đem đến vẻ đẹp, hài hòa cho quan niệm của mắt.

Tìm ra cái đẹp của sự phi lý bằng cấu trúc hỗn loạn, thứ không gian không định hình như vậy, là do cái đẹp đã ngự trị trong tâm hồn họ thứ không gian lung linh của Ấn tượng. Họa sĩ Siêu thực tình nguyện tách cái tôi thuần túy của mình và mạnh dạn xâm nhập vào một phong cách mới, một loại không gian mới.

3.2.4. Khai thác vận dụng không gian trong tranh tranh trừu tượng

Xuất phát từ đối tượng ngoại cảnh tác động, các bạn sinh viên bước đầu đã hình thành tư duy trừu tượng để cấu thành và biểu đạt hình tượng nghệ thuật,

Những nguồn cảm hứng bất ngờ, kết hợp với tư duy tổng hợp, trí tuệ đã giúp các bạn tạo ra cách sắp xếp bố cục, hình mảng trong các bài tập nghiên cứu chất liệu.

Mặc dù thể hiện theo tư duy trừu tượng, nhưng các bài tập vẫn cho thấy những hình tượng, nghệ thuật được xây dựng từ thực tế được ghi chép. Nội

dung, đề tài, hình thức thể hiện vẫn là hiện thực cuộc sống và tình cảm chân thực của người vẽ.

Ý thức về tính tất yếu của sự trừu tượng hóa trong nghệ thuật tạo hình phát triển một cách chậm chạp. Ban đầu, nó chỉ được thể nghiệm theo trực giác. Chỉ sau nhiều thế kỷ không ngừng gia tăng quá trình chuyển hóa bình diện tự nhiên mới nảy sinh những hình thức trừu tượng hóa rõ nét hơn mới nảy sinh cho đến khi nghệ thuật tạo hình cuối cùng được giải phóng khỏi những đặc điểm cụ thể của chủ thể và khách thể. Sự giải phóng này mới là cái có ý nghĩa lớn nhất. Vì nghệ thuật tạo hình phát lộ cho ta thấy rằng chính những đặc điểm cụ thể đã phủ trùm lên sự biểu đạt thuần khiết của mô dạng, màu sắc và các quan hệ. Trong nghệ thuật tạo hình, mô dạng và màu sắc là những phương tiện biểu hiện cốt yếu.

Đặc trưng và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng xác định sự biểu hiện tổng thể của một tác phẩm. Sự trừu tượng không những làm cho mô dạng và màu sắc trở nên khách quan hơn mà còn phát lộ đặc trưng của chúng một cách sáng rõ hơn. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng sự trừu tượng hóa mô dạng và màu sắc chỉ đơn thuần “sửa” (modifies) tác phẩm nghệ thuật, nhưng nghệ thuật trừu tượng, thậm chí ngay trong thứ hội họa tự nhiên chủ nghĩa, cũng nhất thiết phải tạo nên một sự biểu đạt phổ quát thông qua bố cục. Thông qua bố cục và các nhân tố tạo hình khác, một tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa cũng có thể đạt đến một sự biểu đạt phổ quát hơn là một tác phẩm trừu tượng không sử dụng hợp lý những nhân tố này.

Tiểu kết chương 3

Các bạn sinh viên mỹ thuật qua quá trình tìm hiểu phương pháp biểu đạt không gian trong tranh của xu hướng đã bước đầu biết vận dụng linh hoạt vào các bài tập nghiên cứu.

Nhiều bài vẽ đã cho thấy sự ảnh hưởng, cống hiến ý tưởng để thành công trong công việc diễn tả không gian phù hợp với các đề tài khác nhau trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Không gian trong tranh ấn tượng, lập thể, siêu thực, trừu tượng (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)