5.1 Kết luận của đề tài
Đề tài này cung cấp một cái nhìn tổng quan về cảm nhận của NLĐ đến các yếu tố tác động đến “Ý định tham gia BHXH tự nguyện tại TP HCM”. Bài nghiên cứu được xây dựng theo mô hình trên cơ sở lý thuyết hành vi người tiêu dùng, lý thuyết về thái độ, thuyết TRA, TPB và một số nghiên cứu liên quan để khẳng định sự tác động của nhân tố đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ tại TP HCM.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhằm xây dựng, đo lường các thang đo và kiểm định mô hình bao gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong nghiên cứu sơ bộ, tác giả thực hiện hai bước bao gồm nghiên cứu sơ bộ định tính thông qua phương pháp phỏng vấn tay đôi với 12 đối tương. Nghiên cứu sơ bộ định lượng thông qua khảo sát thí điểm 50 mẫu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn online bằng câu hỏi với một mẫu có kích thước 270. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo các thành phần tác động vào ý định tham gia BHXH tự nguyện thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết thông qua phân tích hồi quy, phân tích kiểm định T-test, phân tích phương sai ANOVA.
5.2 Đề xuất một số hàm ý quản trị
Để nâng cao số người tham gia BHXH tự nguyện, tác đề xuất một số hàm ý quản trị như sau:
❖ Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố Nhận thức sự hữu ích
Theo kết quả nghiên cứu, nhận thức sự hữu ích là nhân tố tác động mạnh nhất đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện. Người lao động ở Việt Nam thường băn khoăn, trăn trở về thu nhập và chi tiêu trước mắt mà chưa có thói quen nhìn nhận, đánh giá lợi ích về mặt lâu dài. Đó cũng chính là lí do khiến số người lao động tham gia BHXH để hưởng lương hưu khi tuổi già trở nên ít đi.
Ngành bảo hiểm xã hội cần tập trung xây dựng niềm tin của người dân đối với chính sách BHXH bằng nhiều giải pháp đồng bộ tích cực tham gia đề xuất hoàn thiện chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn như tăng mức hỗ trợ đối tượng thuộc hộ nghèo; tìm kiếm các giải pháp, đổi mới phương thức quản lý... ngoài ra, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng chính sách BHXH tự nguyện để nhiều người dân biết đến và cần tạo thói quen cho họ đóng BHXH tự nguyện để giảm bớt lo ngại và có một nguồn thu nhập ổn định sau này.
Nhà nước cần có những chương trình phổ biến kiến thức và tầm quan trọng của BHXH đối với an sinh xã hội đến người lao động, nhất là đến với các bạn trẻ giúp họ nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiểu rõ hơn những quyền lợi của công dân khi tham gia đóng BHXH tự nguyện.
❖ Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố Thái độ
Theo kết quả nghiên cứu. Thái độ là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện. Để người lao động tăng cường hiểu biết, nhận thức về lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện là việc cần thiết và hoàn toàn đúng đắn thì nhà nước nên có những chính sách, chương trình, hoạt động phổ biến rộng rãi về BHXH tự nguyện. Đưa ra những lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện thông qua những poster, banner...để họ tiếp cận được dễ dàng hơn từ đó nâng cao thái độ tích cực đối với việc tham gia BHXH tự nguyện.
❖ Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố Thủ tục tham gia
Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố Thủ tục tham gia tác động mạnh thứ ba đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện. Người lao động thường gặp nhiều khó khăn, rắc rối trong thủ tục tham gia BHXH tự nguyện, khiến họ ngần ngại hơn khi tham gia BHXH. Ngành bảo hiểm xã hội cần có những chính sách đơn giản hóa quy trình, thủ tục tham gia, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NLĐ tiếp cận dịch vụ BHXH qua việc đa dạng các dịch vụ đóng, hưởng thông qua hệ thống dịch vụ viễn thông, ngân hàng. Tổ chức thực hiện tốt chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước, giải quyết, chi trả các chế độ BHXH kịp thời và đầy đủ đến người tham gia.
Cần nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác cho đội ngũ viên chức đặc biệt là nâng cao ý thức, đạo đức người viên chức ngành BHXH trong giao tiếp với đối tượng, tạo thói quen trong xử trí công việc theo nếp sống “Văn minh công sở”, tạo ấn tượng tốt, đảm bảo sự hài lòng cho đối tượng tham gia. Từ đó, NLĐ có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện tốt hơn là nền tảng để họ tham gia BHXH nhiều hơn.
❖ Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố Sự kì vọng
Theo kết quả nghiên cứu, Sự kỳ vọng là nhân tố tác động thứ năm đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ. Sự kỳ vọng và ảnh hưởng của gia đình có tác động trực tiếp đến ý định tham gia của người tiêu dùng. Để xây dựng niềm tin, ngành BHXH cần tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện.
Bên cạnh đó, nhà nước cần có những chính sách về mức đóng và phương thức đóng phù hợp để khuyến khích sự tham gia BHXH cho người thân khi tham gia BHXH tự nguyện.
❖ Đề xuất hàm ý quản trị cho nhân tố Thu nhập
Theo kết quả nghiên cứu, Thu nhập là yếu tố tác động thấp nhất đến Ý định tham gia BHXH tự nguyện. Kết quả cho thấy rằng đa số NLĐ cho rằng thu nhập có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện và đồng ý với quan điểm nếu Nhà nước hỗ trợ thêm một phần mức phí thì NLĐ sẽ tham gia BHXH. Với việc có mức thu nhập thấp, người lao động thường sẽ ít quan tâm tới lợi ích việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi trẻ để hưởng lương hưu khi tuổi già, hơn nữa việc thu nhập thấp dẫn đến khả năng đóng BHXH tự nguyện cũng trở nên khó khăn hơn. Vậy nên, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ hoặc điều chỉnh mức đóng BHXH tự nguyện để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Thứ nhất, nhà nước cần có những chính sách điều chỉnh hoặc giảm bớt mức đóng BHXH để phù hợp người những đối tượng nguời lao động có mức thu nhập trung
bình- thấp. Với chính sách này, Nhà nước cũng đã có những chính sách trong những năm gần đây.
Thứ hai, nhà nước nên đưa ra các biện pháo có thể làm tăng thu nhập, ổn định việc làm hơn cho người lao động. Những chính sách đào tạo, nâng cao tay nghề và trình độ hiểu đối với nguời lao động để họ làm việc năng xuất hơn, nâng cao thu nhập cải thiện được cuộc sống là rất cần thiết. Việc thu nhập của người lao động được tăng cao tạo nền tảng để họ tham gia BHXH tự nguyện.
5.3 Hạn chế của đề tài
Bài nghiên cứu này đã giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần lưu ý.
Thứ nhất, do hạn chế về kiến thức cũng như điều kiện nghiên cứu như thời gian, chi phí... nên tác giả chỉ nghiên cứu tập trung vào đối tượng tại bàn thành phố Hồ Chí Minh mà bỏ qua việc khảo sát đối tượng lao động ở những vùng sâu, vùng xa nên việc thực hiện khảo sát trên địa bàn này không phản ánh chính xác cho toàn bộ cả nước. Nếu phạm vi khảo sát được tiến hành mở rộng trên phạm vi cả nước thì kết quả nghiên cứu sẽ mang tính chất khái quát và chính xác hơn.
Thứ hai, đề tài chỉ tập trung vào việc khám phá 6 nhân tố “Nhận thức sự hữu ích”; “Kiểm soát hành vi”; “Thái độ”; “Thủ tục tham gia”; “Sự kì vọng” và “Thu nhập” ảnh hưởng đến “Ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ” trong khi có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến ý định tham gia của họ... Vì vậy, nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng để có một mô hình hoàn thiện hơn.
Thứ ba, phương pháp sử dụng để thu thập thông tin trong bài nghiên cứu là phương pháp lấy mẫu thuận tiện, số lượng mẫu còn nhỏ và phân bố không đều giữa các nhóm nên chưa thể hiện rõ bao quát tình hình Ý định tham gia BHXH của người lao động.
Tóm tắt chương 5
Từ kết quả ở chương 4 tác giả đề xuất một số hàm ý, gợi ý chính sách nhằm giúp cho nhà nước và ngành BHXH đẩy mạnh, phát triển hơn nữa chính sách BHXH tự nguyện đến nguời lao động, góp phần vào việc bảo đảm ASXH phát triển đất nước. Đồng thời
tác giả cũng có đưa ra một số hạn chết của đề tài để giúp những nghiên cứu sau được đầy đủ và hoàn thiện hơn.