Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát một số vấn đề liên quan đến chấn thương xương ở chó tại phòng khám 295 và kết quả điều trị (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, phân loại bệnh của chó bị bệnh mang đến khám và điều trị tại phòng khám mang đến khám và điều trị tại phòng khám

Bước 1: Tiếp nhận..

Bước 2: Tìm hiểu bệnh sử. Khám lâm sàng, ghi chép sổ theo dõi sức khỏe, ghi chép bệnh án

Bước 3: Phân loại bê ̣nh

Chỉ định các phương pháp khám câ ̣n lâm sàng đối với từng nhóm bê ̣nh được

nghi vấn:

- Ngoại khoa: Chỉ định chụp X – Quang đối với các trường hợp nghi ngờ gãy xương, trật khớp. Xét nghiệm chức năng Gan, thâ ̣n, các chỉ số sinh lí máu trước khi tiến hành phẫu thuâ ̣t.

Bước 4: Đi ̣nh hướng điều tri ̣.

Dựa trên các chẩn đoán, xét nghiê ̣m từ đó bác sĩ phụ trách ca bê ̣nh kết luâ ̣n

bệnh và tiến hành xây dựng phác đồ điều tri ̣.

Hậu phẫu sau phẫu thuâ ̣t do chấn thương

Bước 5: Hạch toán chi phí khám, điều tri ̣. (Có thể làm thủ tu ̣c đă ̣t co ̣c với trường hợp cấp cứu)

Bước 6: Can thiệp điều trị.

Bước 7: Theo dõi hàng ngày

Tất cả các bước đều được thực hiện tại cơ sở 2- phòng khám thú y 295.

* Phương pháp chẩn đoán lâm sàng

Dựa và phương pháp chẩn đoán cơ bản của Chu Đức Thắng (2007) [12], trên cơ sở quan sát vận động, sờ nắn trên chó nghi có biểu hiện gãy xương.

Nếu chó có biểu hiện: Tránh vận động vùng cơ hoặc xương, chân co lên, đi tập tễnh thì nghi ngờ là bị gãy xương hoặc xương bị tổn thương.

Nếu chó bị liệt hoàn toàn một phần, liệt chi… nghi ngờ có sự chèn ép của vết gãy lên các dây thần kinh.

* Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh X – Quang

Trên cơ sở kết quả chẩn đoán lâm sàng, chỉ định chụp X – Quang đối với chó nghi ngờ gãy xương để kết luận chính xác vị trí gãy, đặc điểm vết gãy.

Chụp X – Quang trên 46 chó bị nghi gãy xương theo trình tự các bước: Bước 1: Trước khi chụp X – Quang cần phải chuẩn bị thông tin về film X – Quang trên máy tính gồm: Số thứ tự chụp, tên thú cưng, giới tính, chọn vị trí được chụp.

Bước 2: Chuẩn bị chó được chụp X – Quang. Chó phải chụp X – Quang cần được gây mê nông bằng thuốc mê Ketamin để việc chụp không gây nguy hiểm cho người chụp.

Bước 3: Bật máy tăng áp cấp điện cho bóng chụp, đặt chó lên trên tấm thu thận tín hiệu ngay bên dưới đèn chụp, chỉnh đèn chụp chính giữa của tấm thu nhận tín hiệu.

Bước 4: Khi các bước trên hoàn tất, đóng cửa phòng chụp, người chụp đứng bên ngoài nhấn giữ công tắc 2 – 3 giây là hoàn tất quá trình chụp.

Bước 5: Sau khi chụp xong, tấm thu nhận tín hiệu sẽ kết nối với đầu đọc CR đã được chuẩn bị từ trước đó, film chụp sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính.

Tỷ lệ các trường hợp chấn thương (rạn, gãy) dựa vào bệnh án đã ghi chép để xác định số lượng chó bị rạn và chó bị gãy xương. Tỷ lệ chó bị rạn và gãy xương (%) được tính theo công thức:

- Tỷ lệ chó bị rạn xương (%)= x100

Số chó bị rạn xương Tổng số chó chấn thương xương

-Tỷ lệ chó bị gãy xương (%)= x100

Tỷ lệ chó bị chấn thương xương theo giống: được chia thành 2 nhóm giống là chó nội và chó nhập nội với các giống khác nhau. Tỷ lệ chó bị chấn thương xương theo giống (%) được tính bằng công thức:

- Tỷ lệ chó bị chấn thương xương theo giống (%) = Số chó chấn thương xương theo giống

Tổng số chó chấn thương xương x100

Tỷ lệ chó bị chấn thương xương theo tính biệt: dựa vào bệnh án đã ghi chép để xác định số lượng chó đực và chó cái bị chấn thương xương. Tỷ lệ chó bị chấn thương xương theo tính biệt (%) được tính theo công thức:

- Tỷ lệ chó chấn thương xương theo tính biệt (%) = Số chó chấn thương xương theo tính biệt

Tổng số chó chấn thương xương x100

Tỷ lệ chó chấn thương xương theo tuổi: Căn cứ vào các giai đoạn phát triển và phát dục của chó, tôi chia độ tuổi của chó thành 4 giai đoạn, giai đoạn từ 0 –18 tháng tuổi, giai đoạn từ > 18 tháng tuổi-36 tháng tuổi, giai đoạn từ >36 tháng tuổi. Tỷ lệ chó chấn thương xương theo tuổi được tính theo công thức:

- Tỷ lệ chó chấn thương xương theo tuổi (%) = Số chó chấn thương xương theo tuổi

Tổng số chó chấn thương xương x 100

3.4.2. Nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh

Tiến hành theo phương pháp chẩn đoán lâm sàng của Chu Đức Thắng (2007) [12]. Hàng ngày quan sát, theo dõi các triệu chứng lâm sàng trên chó bị chấn thương xương, sau đó ghi chép lại số liệu, ghi lại những hình ảnh bất thường, các kết quả thu nhận được đều ghi vào bệnh án.

- Đo nhiệt độ (oC): dùng nhiệt kế điện tử đặt vào trực tràng rồi bấm nút đo,

sau khoảng 2 – 3 phút nhiệt kế sẽ có tín hiệu kết thúc và đưa ra kết quả. Đọc kết quả hiển thị trên nhiệt kế.

Số chó bị gãy xương Tổng số chó chấn thương xương

- Tần số hô hấp (lần/phút): Dùng ống nghe, nghe vùng phổi, đếm số lần hít vào và thở ra của chó trong vòng 1 phút, mỗi lần hít vào và thở ra được tính là một nhịp hoặc đếm số lần lên xuống của hõm hông trong vòng 1 phút.

- Tần số tim mạch (lần/phút): Dùng ống nghe, nghe vùng tim rồi đếm số lần tim đập trong 1 phút.

- Quan sát trạng thái thay đổi bất thường hoặc tiến triển có lợi cho điều trị theo thời gian: Quan sát tư thế đi lại, vị trí nghi ngờ gãy xương, các biểu hiện đau.

Biểu hiện đau: để cho chó đi lại tự do dưới sàn kết hợp với sờ nắn tại vị trí vết gãy sau khi đã chụp X – Quang. Quan sát biểu hiện đau của con vật: quay lại cắn, kêu la.

Biểu hiện sưng: sờ nắn và quan sát vị trí gãy so với vị trí không gãy tương ứng thấy phần gãy có kích thước lớn hơn, chỗ sưng mềm hơn vị trí không gãy tương ứng.

Bị hạn chế di chuyển: thả cho chó đi tự do dưới sàn nhà, chó có biểu hiện bất thường trong di chuyển như: đi tập tễnh, không thể di chuyển, di chuyển bằng 2 chân…

Sợ hãi: quan sát trực quan biểu hiện của con vật, con vật run sợ, ánh mắt coi chừng và trạng thái phòng vệ khi người lạ sờ vào người hoặc vết gãy.

3.4.3. Điều trị chó bị chấn thương xương

Chấn thương xương do nhiều nguyên nhân như cắn nhau, bị ngã, bị tai nạn giao thông… Mỗi nguyên nhân, cường độ lực tác động sẽ gây ra những vết gãy có đặc điểm và tính chất khác nhau, do đó sẽ ảnh hưởng tới phương pháp điều trị, phẫu thuật hoặc không phẫu thuật (Lê Văn Thọ (2009) [15]).

Các phương pháp điều trị được áp dụng theo phương pháp điều trị gãy xương của Nguyễn Đức Phúc (2013) [20].

3.4.3.1. Phương pháp không phẫu thuật

Sử dụng phương pháp bó bột, trong các trường hợp chấn thương xương mà hai đầu xương vẫn được cố định chắc chắn bởi các tổ chức mà không xê dịch nhiều, các trường hợp rạn xương.

Bước 1: Sử dụng bột Noksan Cast, ngâm cuộn bột trong nước nóng 60 –

70oC cho bột ngấm đều

Bước 2: Nắn xương, điều chỉnh 2 đầu xương về vị trí giải phẫu ban đầu

Bước 3: Lót ngoài da một lớp bông dày vừa đủ để tránh bột tiếp xúc trực tiếp với da gây kích ứng; khi bột đông lại sẽ không đè ép trực tiếp lên bề mặt da từ đó đè ép gián tiếp lên mạch quản gây cản trở tuần hoàn.

Bước 4: Quấn dải bột xung quanh vị trí đã phủ bông lên, vòng sau cuốn đè lên 1/2 vòng trước. Cuốn ít nhất 2 lớp bột xung quanh vị trị gãy. Vòng bột không vượt quá chiều dài của bông để tránh trường hợp bột cứng lại cọ sát gây tổn thương da.

Bước 5: Miết lõm tại 3 điểm, 1 điểm tại vết gãy, 2 điểm còn lại ở đầu trên và đầu dưới của vết gãy theo nguyên tắc Charnley.

Bước 6: Vẽ sơ đồ gãy, ngày bó, ngày tháo, tên người làm, hẹn kiểm tra.

3.4.3.2. Phương pháp phẫu thuật

Đối với các trường hợp cần phải phẫu thuật cần tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Mang dọ mõm cho con vật, garo vị trí chấn thương

Bước 2: Tiêm kháng sinh Amoxycillin 15% liều 1ml/10kgTT; vittamin K liều 1ml/4kgTT trước phẫu thuật 1 – 2 tiếng.

Bước 3: Gây mê bằng Ketamin 1% IV liều 1ml/20kgTT kết hợp với thuốc tiền mê Xylazin 2% IV liều 1ml/40kgTT.

Bước 4: Cạo sạch lông, sát trùng vùng gãy, chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật. Bước 5: Tiến hành phẫu thuật cố định xương và chăm sóc hậu phẫu. Phương pháp phẫu thuật cố định xương:

- Đóng đinh tạo khung cố định: Sử dụng đinh Rush, cỡ 2 – 4 mm, dài 20 – 30 cm xuyên 4 – 6 cái cố định ngang thân xương, các đinh được chia đều về 2 phía của vị trí gãy, các đinh đóng đảm bảo so le với nhau để khi nắn tạo khung sẽ có lực giữ 2 đầu xương. Khi các xương đã vào đúng vị trí thì nắn khung bên ngoài cho các đầu đinh cố định lại với nhau tạo thành một khung chắc giữ 2 đầu xương ổn định.

- Nẹp vít: Nẹp bằng nẹp AO/ASIF nhỏ, thẳng uốn theo xương, mỗi nẹp khoảng 4 – 6 lỗ khoan để bắt vít. Đặt nẹp mặt trên xương, khi khoan phải che phía dưới, tránh phạm vào mạch máu, thần kinh.

- Đinh nội tủy: Sử dụng đinh Kirschner cỡ 2 mm đóng từ ổ gãy ra phía ngoài xương rồi đóng ngược vào đầu trong, bẻ quặp đầu đinh rồi ghép xương xốp vào ổ gãy.

3.4.3.3. Đánh giá kết quả điều trị các trường hợp chó bị chấn thương xương. Theo dõi dựa trên xác định các tỷ lệ:

- Tỷ lệ điều trị bằng nội khoa, băng bột và phẫu thuật (%).

- Tỷ lệ các loại phương pháp băng cố định, bó bột và phương pháp phẫu thuật (nẹp vít, đinh xuyên tủy và cố định ngoài) sử dụng (%).

Dựa vào hình ảnh chụp X – Quang sau khi kết thúc liệu trình điều trị và quan sát hoạt động của con vật.

Khỏi bệnh: Ảnh chụp X – Quang vết gãy xương con vật liền hoàn toàn, không còn khoảng cách giữa hai đầu xương. Quan sát hoạt động con vật sau tháo đinh hoạt động đi lại trên mặt phẳng bình thường, mức độ tập tễnh còn rất ít, mức độ hồi phục hiện tại > 90%. Con vật có thể leo cầu thang dễ dàng.

Thuyên giảm: Ảnh chụp X – Quang xương đã liền hoàn toàn, không còn khoảng cách giữa 2 đầu xương. Con vật chuyển động vẫn còn gặp khó khăn, mức độ hồi phục khoảng 60% – 90%. Con vật leo cầu thang gặp nhiều khó khăn.

Không khỏi bệnh: Ảnh chụp X – Quang xương không liền, liền 1 phần, con vật gặp khó khăn rất lớn trong vận động hoặc không thể vận động chỗ xương gãy.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số vấn đề liên quan đến chấn thương xương ở chó tại phòng khám 295 và kết quả điều trị (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)