Nghiên cứu một số biểu hiện lâm sàng trên chó bị gãy xương

Một phần của tài liệu Khảo sát một số vấn đề liên quan đến chấn thương xương ở chó tại phòng khám 295 và kết quả điều trị (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. Nghiên cứu một số biểu hiện lâm sàng trên chó bị gãy xương

Đối với chó bị gãy xương, tại các vị trí gãy sẽ xảy ra hiện tượng chèn ép lên các dây thần kinh, các phản ứng sinh hóa phòng vệ của cơ thể tại đây diễn ra mãnh liệt để chống lại hiện tượng nhiễm trùng thứ phát, kèm theo đó là các hiện tượng sưng, nóng, đau, rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức phận trong cơ thể. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi tiến hành tổng hợp một số biểu hiện lâm sàng của chó bị gãy xương. Kết quả được trình bày trong bảng 4.6:

Bảng 4.6. Biểu hiện lâm sàng của chó bị chấn thương xương

Chỉ tiêu

Số chó bị chấn thương xương

(con)

Số chó biểu hiện triệu chứng lâm sàng (con) Tỷ lệ (%) Đau 32 30 93,75 Sưng 18 56,25 Bị hạn chế di chuyển 32 100 Sốt 15 46,88 Bỏ ăn 23 71,88

Tăng hô hấp và tuần hoàn 27 84,38

Sợ hãi 19 59,38

Những biểu hiện lâm sàng của chó chấn thương xương đến điều trị tại phòng khám đều được chúng tôi theo dõi để phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị.

Qua bảng 4.6 chúng tôi thấy hầu hết những chó bị chấn thương xương đều có biểu hiện đau với tỷ lệ là 93,75% và bị hạn chế về di chuyển với tỷ lệ 100%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm bệnh lý xảy ra trên hệ vận động nơi

giữ vai trò giúp cơ thể vận động và tập trung nhiều các mút thần kinh. Một tỷ lệ nhỏ không có biểu hiện đau và sưng là do vết gãy chỉ là vết rạn nhỏ trên xương, sờ nắn không thể phát hiện ra cần phải có sự chẩn đoán chuyên sâu nhờ film chụp X – Quang. Các biểu hiện sưng chiếm tỷ lệ 56,25%; bỏ ăn chiếm 71,88%; tăng tần số hô hấp và tuần hoàn chiếm 84,38% trong tổng số các ca gãy xương được điều trị, các tỷ lệ này gần như tương đương nhau do khi con vật bị sưng sẽ có cảm giác đau sẽ khiến con vật không muốn ăn. Tại vết thương sẽ xảy ra các phản ứng sinh hóa mạnh mẽ khiến cơ thể tăng cường trao đổi chất làm cho tần số hô hấp và nhịp tim tăng lên. Sợ hãi có tỷ lệ 59,38%; những chó có biểu hiện sợ hãi thường là các chó bị tấn công, tai nạn hoặc chó non. Biểu hiện sốt thường xảy ra trên những chó bị gãy sau một vài ngày rồi mới chuyển đến phòng khám, tại vị trí gãy đã xảy ra phản ứng viêm tạo ra nhiều chất hóa học trung gian làm rối loạn quá trình sinh lý nhiệt của cơ thể.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số vấn đề liên quan đến chấn thương xương ở chó tại phòng khám 295 và kết quả điều trị (Trang 41 - 42)