CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa và điều trị
4.4.1. Tỷ lệ chó phải điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa
Việc sử dụng phương pháp điều trị trong chấn thương xương phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm vết rạn, vết gãy của xương và các trường hợp chấn thương xương là không đồng đều, chúng khác nhau tùy loại và phụ thuộc vào vị trí gãy và sự hiếu động của chó. Nắm được tình hình các phương pháp cần được điều trị sẽ giúp tối ưu hóa về thời gian và chi phí trong điều trị, từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ các chó cần được phẫu thuật ngoại khoa, kết quả được thể hiện trong bảng 4.7:
Bảng 4.7. Tỷ lệ chó phải điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa Chỉ tiêu Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
Trường hợp cần phẫu thuật 20 62,5
Trường hợp không cần phẫu thuật 12 37,5
Qua bảng 4.7 cho thấy trong tổng số 32 trường hợp chấn thương xương thì có tới 20 trường hợp bắt buộc cần phải can thiệp phẫu thuật ngoại khoa chiếm 62,5% tổng số ca gãy xương. Trường hợp không cần phẫu thuật đa phần là các vết rạn xương chỉ cần bó bột, cố định bên ngoài và điều trị tích cực, giữ cho con vật hạn chế vận động là có thể lành vết thương.
4.4.2. Nghiên cứu các biện pháp điều trị chấn thương xương tại phòng khám
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các biện pháp điều trị chấn thương xương tại phòng khám, kết quả được thể hiện trong bảng 4.8:
Bảng 4.8. Các biện pháp định hướng điều trị chấn thương xương tại phòng khám tại phòng khám Chỉ tiêu Khung cố định ngoài Nẹp vít xương Đóng đinh nội tủy Bó bột Cố định gạc mềm Xoa bóp, vật lí trị liệu Tổng Số lượng (con) 5 8 5 3 9 2 32 Tỷ lệ (%) 15,63 25 15,63 9,38 28,12 6,25 100
Hình 4.5. Các biện pháp điều trị chấn thương xương
Qua bảng 4.8 và hình 4.5 ta thấy tỷ lệ cố định gạc mềm chiếm tỷ lệ cao nhất với 28,12%. Nẹp vít xương chiếm tỷ lệ 25%, phương pháp này có thể được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều kiểu gãy nhưng do giá thành cao nên chỉ được áp dụng hạn chế trong việc nẹp các xương mỏng như xương hàm, xương chậu hoặc nẹp cố định xương cột sống bị gãy.
Đóng đinh tạo khung cố định ngoài chiếm 15,63% đối với phương pháp này được áp dụng đối với vết gãy ở thân xương dài với khoảng cách từ vết gãy tới đầu xương lớn hơn 1/3 chiều dài của xương, với các xương dẹt như xương hàm hay xương chậu đầu có thể sử dụng phương pháp này với điều kiện là xương gãy không bị nát, dập.
Đóng đinh nội tủy chiếm 15,63%, cách này phù hợp với các vết gãy phạm khớp, vết gãy ở chó non dưới 10 tháng tuổi do xương không có đủ độ cứng để giữ khung đinh.
Phương pháp bó bột chiếm 9,38% và thường ít được áp dụng do tính khả thi của nó không cao đối với các vết gãy rời do chó là loài hiếu động nên không thể cố định được chắc hai đầu xương, chúng thường được dùng trong các vết gãy rạn không quá lớn hoặc bó bột cố định toàn thân khi gãy xương cột sống.
Ngoài ra 6,25% còn lại thuộc về trường hợp bị gãy cột sống khám và điều trị tại phòng khám thú y 295. Đây là phương pháp tạm thời để duy trì sự sống cho thú cưng, cần nghiên cứu thêm.