Qua nghiên cứu công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng tại KBNN ở các địa phương trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau cho KBNN tỉnh Sơn La:
- Trong lập kế hoạch thu ngân sách nhà nước từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng: cần thiết phải lập kế hoạch hằng năm và phải cụ thể hóa mục tiêu thu ngân sách nhà nước từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng bằng các chỉ tiêu lượng hóa được. Ngoài ra, cần dự kiến các biện pháp cơ bản để đạt được các mục tiêu thu ngân sách nhà nước từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng đã đề ra.
- Trong tổ chức thực hiện kế hoạch thu ngân sách nhà nước từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng:
Công tác tuyên truyền cần phải được chú trọng để phổ biến tuyên truyền công tác thu ngân sách nhà nước từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng tới mọi người dân được biết.
Cán bộ Kho bạc phải được bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên, cập nhật chính sách thu ngân sách nhà nước từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng mới đầy đủ để thực hiện công tác thu NSNN tốt nhất.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho cán bộ trong cơ quan KBNN nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất.
cho ngân sách, chống thất thu ngoài ra còn tạo điều kiện cho người dân nộp NSNN được thuận tiện, dễ dàng hơn bằng các mở rộng mạng lưới NHTM.
Thường xuyên tiếp nhận các vướng mắc của các NHTM, các đơn vị sự nghiệp công lập trong tổ chức thu ngân sách nhà nước từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn, đảm bảo thực hiện nghiệp vụ thu nộp NSNN theo quy định pháp luật.
- Trong kiểm soát thu ngân sách nhà nước từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng: cần chú trọng thực hiện các biện pháp kiểm soát thông qua lập kế hoạch kiểm soát, thực hiện kế hoạch kiểm soát hằng năm.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP QUA ỦY NHIỆM THU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN
BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-2019 2.1. Tổng quan về Kho bạc nhà nước Điện Biên
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước Điện Biên
Kho bạc Nhà nước Lai Châu (cũ) - tiền thân của KBNN tỉnh Điện Biên cũng được thành lập theo quyết định số 25/TC-TCCB ngày 02/02/1990 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Đến ngày 01/01/2004, tỉnh Lai Châu (cũ) chia tách về hành chính thành hai tỉnh Điện Biên và Lai châu kéo theo sự chia tách của kho bạc tỉnh trở thành KBNN tỉnh Điện Biên ngày nay.
Thời kỳ đầu mới thành lập, KBNN tỉnh Điện Biên đã gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn về mọi mặt, trụ sở làm việc phải đặt nhờ ở ngân hàng; trang thiết bị máy móc thô sơ. Đội ngũ cán bộ, nhân viên thiếu cả về số lượng và chất lượng. Tổng số cán bộ trong toàn hệ thống KBNN tỉnh Điện Biên chỉ với 100 người bố trí cho 8 đơn vị. Trong đó chưa có trình độ thạc sỹ; trình độ chuyên môn đại học kinh tế, tài chính - kế toán có 12 người; còn lại là trung cấp, sơ cấp và nhân viên phục vụ. Năm 1990, KBNN tỉnh Điện Biên chỉ quản lý khối lượng tiền và tài sản khá khiêm tốn, khoảng 150 tỷ đồng và khoảng 330 đơn vị tham gia giao dịch.
Trải qua hơn 30 năm phát triển, đến nay KBNN tỉnh Điện Biên có 10 bộ phận bao gồm: Văn phòng kho bạc tỉnh với 5 phòng chức năng và 9 KBNN huyện, thị. Tổng số biên chế là 165 người. Đội ngũ cán bộ có mặt bằng chuyên môn tương đối cao, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Cơ sở vật chất từ văn phòng kho bạc tỉnh tới các huyện, thị đều được đầu tư trụ sở khang trang; trang thiết bị làm việc hiện đại tạo cơ sở nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Hiện nay, KBNN tỉnh Điện Biên quản lý khối lượng tiền và tài sản tương đối khổng lồ lên tới 172.863 tỷ đồng và số
lượng đơn vị tham gia giao dịch lên tới 1.328 đơn vị sử dụng ngân sách.
Trong thời gian xây dựng và phát triển của mình, Kho bạc tỉnh Điện Biên đã không ngừng nỗ lực chiến thắng mọi khó khăn để đạt được thành quả trong quản lý và kiểm soát quỹ ngân sách trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phối hợp với các cơ quan trong ngành tài chính của tỉnh, tham mưu với chính quyền địa phương những chính sách điều hành ngân sách hợp lý theo từng thời kỳ. Nhiều thành tích xuất sắc của tập thể và cá nhân đã được ghi nhận qua những bằng khen và tặng thưởng danh hiệu của các cấp từ trung ương tới địa phương. Năm 2003, KBNN tỉnh Điện Biên vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba và năm 2006 nhận cờ thi đua của Bộ tài chính.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của kho bạc nhà nước Điện Biên.
Theo quyết định 1399/QĐ-BTC ngày 15/07/2015 của Bộ trưởng Bộ tài chính, KBNN tỉnh Điện Biên có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
KBNN tỉnh Điện Biên là tổ chức trực thuộc hệ thống KBNN; có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Điện Biên để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước Điện Biên
Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của KBNN.
Hướng dẫn, kiểm tra các kho bạc ở huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.
Quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định pháp luật.Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN tỉnh.
Tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN. Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN tỉnh theo chế độ quy định.
KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động KBNN trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của KBNN.
Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại KBNN tỉnh.
Quản lý bộ máy, biên chế, công chức; Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của KBNN, của Bộ Tài chính và của pháp luật.
Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động KBNN; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN tỉnh.
Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN tỉnh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc KBNN giao.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức và nhân lực của kho bạc nhà nước Điện Biên
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Kho bạc Nhà nước Điện Biên, đến 31/12/2019 văn phòng tỉnh gồm 57 công chức, người lao động được phân công nhiệm vụ vào từng phòng chức năng:
- Ban giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc; - Phòng Kiểm soát chi NSNN: gồm 17 công chức; - Phòng Kế toán Nhà nước: gồm 12 công chức; - Phòng Tài vụ - quản trị: gồm 13 công chức; - Phòng Thanh tra - kiểm tra: gồm 06 công chức. - Văn phòng: gồm 06 công chức.
Cơ cấu tổ chức của KBNN Điện Biên thể hiện qua sơ đồ sau:
Giám đốc KBNN
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Kho bạc nhà nước tỉnh Điện Biên
Nguồn: KBNN Điện Biên
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong KBNN tỉnh Điện Biên cụ thể như sau:
- Phòng Kế toán nhà nước: Phòng Kế toán nhà nước thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước; công tác thanh toán, tổng kế toán nhà nước, kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý ngân quỹ nhà nước, phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, công tác thống kê tổng hợp; quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh.
- Phòng Kiểm soát chi: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác được giao quản lý.
- Phòng Thanh tra - Kiểm tra: Phòng Thanh tra - Kiểm tra thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ tại địa bàn tỉnh.
- Phòng Tài vụ quản trị: Phòng Tài vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp
Phó Giám đốc Phó Giám đốc Văn phòng tài vụ -Phòng quản trị Phòng thanh tra - kiểm tra Phòng Kế toán nhà nước Phòng kiểm soát chiNSNN
Giám đốc KBNN tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính nội ngành tại KBNN. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tổ chức thực hiện công tác tổ chức và cán bộ tại KBNN.
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tổ chức thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN.
- Văn phòng: Văn phòng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tổ chức thực hiện công tác pháp chế, cải cách hành chính; công tác quản lý đầu tư XDCB nội ngành, công tác quản lý tài sản, công tác bảo vệ cơ quan; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy cơ quan; điều phối hoạt động KBNN.
2.1.4. Kết quả hoạt động của kho bạc nhà nước Điện Biên giai đoạn 2016 – 2019
Với chức năng quản lý các quỹ của NSNN; kiểm tra giám sát thu, chi NSNN, KBNN Điện Biên đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành liên quan trong khối Tài chính - Thuế - Hải quan và các ngân hàng thương mại tập trung nhanh các khoản thu vào NSNN, điều tiết chính xác cho việc cấp ngân sách đúng tỷ lệ quy định, thu NSNN qua các năm đều hoàn thành vượt kế hoạch giao từ 10-20%; cấp phát chi trả các khoản chi từ NSNN kịp thời đúng đối tượng, đúng chế độ Nhà nước.
Từ số liệu trên bảng 2.1 ta thấy:
Năm 2016 tổng Thu NSNN trên địa bàn là: 5.935 tỷ đồng trong đó chi NSNN trên địa bàn là 12.885 tỷ đồng, thiếu hụt là -6.950 tỷ đồng. Do đó Điện Biên phải nhận hỗ trợ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 8.926 tỷ đồng do thu NSNN không đủ để thực hiện chi trả các khoản chi từ NSNN.
Năm 2017 tổng Thu NSNN trên địa bàn là: 7.279 tỷ đồng trong đó chi NSNN trên địa bàn là 13.087 tỷ đồng, thiếu hụt là -5.808 tỷ đồng. Do đó Điện Biên phải nhận hỗ trợ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 8.359 tỷ đồng do thu NSNN không đủ để thực hiện chi trả các khoản chi từ NSNN.
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu thu, chi, bổ sung từ ngân sách cấp trên giai đoạn 2016 – 2019
Đơn vị: tỷ đồng
TT Nội dung 2016 2017 2018 2019
1 Tổng thu NSNN trên địa bàn 5.935 7.279 6.445 7.223 2 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 8.926 8.359 10.736 10.775 3 Tổng chi NSNN trên địa bàn 12.885 13.087 12.167 13.030 4 Chi ngân sách địa phương 9.784 10.485 10.192 10.884
Nguồn: KBNN tỉnh Điện Biên
Năm 2018 tổng Thu NSNN trên địa bàn là: 6.445 tỷ đồng trong đó chi NSNN trên địa bàn là 12.167 tỷ đồng, thiếu hụt là -5.722 tỷ đồng. Do đó Điện Biên phải nhận hỗ trợ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 10.736 tỷ đồng do thu NSNN không đủ để thực hiện chi trả các khoản chi từ NSNN.
Năm 2019 tổng Thu NSNN trên địa bàn là: 7.223 tỷ đồng trong đó chi NSNN trên địa bàn là 13.030 tỷ đồng, thiếu hụt là -5.807 tỷ đồng. Do đó Điện Biên phải nhận hỗ trợ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 10.775 tỷ đồng do thu NSNN không đủ để thực hiện chi trả các khoản chi từ NSNN.
Từ số liệu trên ta thấy mặc dù số thu NSNN tại KBNN tỉnh Điện Biên từ năm 2016 – 2019 đã tăng lên qua các năm tuy nhiên số chi NSNN trên địa bàn cũng tăng lên và tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi có số thu thấp, thu NSNN không đủ để chi cho các nhiệm vụ chi NSNN của địa phương do vậy hàng năm tỉnh Điện Biên vẫn phải nhận hỗ trợ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên để đảm bảo các hoạt động chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng… để phát triển kinh tế tại địa phương. Chính vì vậy vấn đề làm thế nào để tăng nguồn thu ngân sách là vấn đề mà lãnh đạo địa phương quan tâm và đưa ra nhiều giải pháp, chính sách để đẩy mạnh phát triển kinh tế..
2.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước từ các đơn vị sự nghiệpcông lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng thương mại tại kho công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng thương mại tại kho bạc nhà nước Điện Biên giai đoạn 2016-2019
2.2.1. Bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước từ các đơn vị sự nghiệpcông lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng thương mại tại kho công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng thương mại tại kho bạc nhà nước Điện Biên
- Về cơ cấu bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước từ các đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng thương mại tại kho bạc nhà nước Điện Biên
Công tác quản lý của KBNN Điện Biên đối với khoản thu từ các đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho các NHTM thuộc nhiệm vụ của Phòng Kế toán Nhà nước, được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc KBNN Điện Biên.
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý thu NSNN từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho NHTM tại KBNN Điện Biên
(Nguồn: Tác giả tổng hợp qua cơ cấu tổ chức KBNN Điện Biên)
Giám đốc KBNN chịu trách nhiệm chỉ đạo về công tác thu NSNN từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho NHTM tại KBNN Điện Biên bao gồm quyết định về cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện, phân bổ nguồn lực thực hiện và phê duyệt các phương án thực hiện ủy nhiệm thu cho NHTM.
Giám đốc Phó Giám đốc phụ trách kế toán Trưởng/ Phó phòng kế toán nhà nước