Phương pháp chiếu tia Plasma lạnh trong điều trị vết thương bỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp chiếu tia plasma lạnh điều trị bỏng độ II, III nông (FULL TEXT) (Trang 34 - 38)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5.Phương pháp chiếu tia Plasma lạnh trong điều trị vết thương bỏng

VẾT THƯƠNG BỎNG

Plasma là một hỗn hợp nhiều thành phần của khí bị ion hóa gồm các điện tích dương và âm cân bằng và không kết hợp với nhau. Dựa vào nhiệt độ tạo thành, người ta chia plasma thành plasma nóng và plasma lạnh. Plasma lạnh không làm tổn thương các mô khỏe mạnh xung quanh, nhưng tạo nhiều phản ứng khác nhau trong mô. Plasma hoạt động nhanh chóng, rất hiệu quả và thâm nhập vào các lỗ nhỏ và không gian rỗng.

Hình 1.3. Hình ảnh chiếu tia plasma lạnh:

(Bệnh nhân Trương Thị N. 29 tuổi Giới: Nữ

Chẩn đoán: Bỏng nhiệt ướt độ II, III nông S#12% vùng lưng mông).

Nghiên cứu ngoài nước:

Đại đa số trường hợp bỏng chỉ hạn chế ở da, nhưng cũng gặp bỏng sâu tới các lớp dưới da như: cân, cơ, gân, xương khớp và các tạng. Có nhiều phương pháp điều trị bỏng truyền thống tùy theo từng phân độ từ nông đến sâu của vết bỏng. Đối với những vết thương bỏng nông thường được theo dõi, điều trị nội khoa: thay băng chăm sóc vết bỏng cho tới khi lành [19]. Đối với những vết thương bỏng sâu thường kết hợp điều trị nội khoa (kháng sinh toàn thân, tại chổ, nâng cao thể trang,...) và điều trị ngoại khoa (cắt lọc, băng hút áp lực âm, ghép da, làm vạt,..). Mặc dù kết hợp các phương pháp đang có sẵn hầu hết đều mang lại kết quả khả quan trong điều trị vết thương bỏng, tuy nhiên, thời gian điều trị bỏng thường kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý bệnh nhân, đặc biệt là các trường hợp bỏng sâu.

Nhờ vào sự tiến bộ của nền y học, nhiều loại thuốc và các vật liệu hỗ trợ trong chăm sóc, điều trị bỏng đã được phát minh: da nhân tạo, nuôi cấy tế

bào sừng, màng sinh học, tế bào gốc... Nhờ vậy, việc điều trị bỏng đã có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp điều trị mới này hầu như đều có giá thành cao khiến các bệnh nhân, đặc biệt là ở các nước đang phát triển khiến không có đủ điều kiện để tiếp cận.

Trong những năm trở lại đây, đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng tia plasma vào trong lĩnh vực y học cho kết quả khả quan. Trong đó, ứng dụng tia plasma trong việc điều trị vết thương, đặc biệt là các vết thương bỏng đã và đang được nghiên cứu trên toàn thế giới [24].

Từ năm 2003, việc ứng dụng Plasma trong y tế đã được nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả; và đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Đức... [34]. Nhiều tác dụng của plasma đã được ứng dụng như khử trùng loại bỏ vi sinh vật trên bề mặt thực phẩm [43], xử lý bề mặt các vật liệu cấy ghép, tiệt trùng dụng cụ y tế [22] và điều trị vết thương.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng plasma lạnh khi được ứng dụng trên cơ thể người trong quá trình điều trị vết thương không làm ảnh hưởng đến độ ẩm của da [29], không gây kích ứng và không thay đổi lớp tế bào sừng và an toàn đối với da trong điều kiện lâm sàng [32]. Về tính hiệu quả, plasma lạnh cũng được chứng minh cho thấy tác dụng rõ rệt trong điều trị da liễu như: điều trị mụn [28], nấm cũng như vẩy nến và các bệnh da khác khó điều trị [51]. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy ứng dụng tia plasma trong điều trị bỏng mang lại kết quả tốt, rút ngắn thời gian điều trị tương đối, tâm lý người bệnh dễ chịu và trên hết là giá thành hợp lý. Các thí nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh plasma lạnh rất hiệu quả khi điều trị các vết thương [35], vết thương cấp tính [40], vết thương mạn tính chậm liền, vết thương nhiễm khuẩn [20] [25], vết thương loét mạn tính [26]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chuyên sâu gần đây về tác dụng hỗ trợ liền thương và tăng sinh keratinocite của plasma lạnh cũng được báo cáo; chứng tỏ plasma lạnh là một phương pháp điều trị mới giúp liền thương có tiềm năng ứng dụng to lớn trong y học [38], [52].

Nghiên cứu trong nước:

Dựa trên nghiên cứu của các nước trên thế giới, vào năm 2014, phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam hoàn thành 2 đề tài; “Thiết kế, chế tạo nguồn plasma jet phục vụ nghiên cứu plasma y sinh” và “Điều trị eczema bằng plasma argon lạnh” [17].

Máy phát tia plasma lạnh do Việt Nam sản xuất đã được đánh giá xuất sắc tại hội đồng khoa học cấp Viện Vật lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong đó, hội đồng khoa học đã xác nhận máy phát ra tia plasma lạnh có đầy đủ các đặc trưng vật lý cần thiết, đã được kiểm định các thông số vật lý tại Viện trang thiết bị và công trình y tế. Năm 2015, Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế đã ra công văn số 7689/BYT–TB–CT, Phụ lục 6 đề nghị Viện Bỏng Quốc Gia; Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện TW Huế; và Bệnh viện Nhân dân Gia Định hỗ trợ làm thử nghiệm và đánh giá chất lượng máy phát tia plasma lạnh do Công ty cổ phần Công nghệ Plasma sản xuất. Vụ trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tế đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế tại Việt Nam cho máy phát tia plasma lạnh PlasmaMed do Công ty cổ phần Công nghệ Plasma sản xuất [1].

Năm 2016, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ban đầu tại Bệnh viện Trung Ương Huế cho thấy tính an toàn và hiệu quả của máy phát tia plasma lạnh PlasmaMed do Cty cổ phần Công nghệ Plasma sản xuất.

Từ năm 2016 đến nay, các nghiên cứu vẫn đã và đang tiếp trục triển khai để đánh giá hiệu quả của công nghệ Plasma trong lĩnh vực y học.

Nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng: “Đánh giá hiệu quả diệt khuẩn, làm lành vết thương và tính an toàn trong điều trị bỏng độ II-III nông của Máy phát tia plasma lạnh PlasmaMed do Công ty cổ phần Công

nghệ Plasma Việt Nam sản xuất” thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp Bệnh viện Chợ Rẫy, đã được đã được nghiệm thu cơ sở kết quả nghiên cứu lâm sàng [4].

Năm 2017, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 898/ QĐ-BYT, Về việc ban hành hướng dẫn quy trình kỹ thuật hỗ trợ điều trị vết thương bằng máy Plasmamed áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện theo quy định hiện hành [3].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp chiếu tia plasma lạnh điều trị bỏng độ II, III nông (FULL TEXT) (Trang 34 - 38)