Máy phát tia plasma lạnh PlasmaMed tại Khoa Bỏng BVTW Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp chiếu tia plasma lạnh điều trị bỏng độ II, III nông (FULL TEXT) (Trang 41 - 43)

- Quy trình điều trị plasma lạnh vùng chiếu: Sau khi chăm sóc vết bỏng tại chỗ theo quy trình điều trị bỏng thường quy, đầu phát tia plasma lạnh được giữ cách vết bỏng khoảng 2 - 5 mm, trong lúc phát tia plasma lạnh, di chuyển qua lại quét đều trên bề mặt vết thương với tổng thời gian quét là 10 giây nhân với diện tích diện bỏng vùng nghiên cứu (tính bằng cm2). Lập lại quy trình này mỗi 48 giờ cho đến khi diện bỏng được biểu mô hoá (lành).

2.2.4.3. Quy trình thay băng bỏng thường quy

Theo quy trình của Bộ Y Tế đã được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện tại khoa [2], tóm tắt:

- Vô cảm: Sử dụng thuốc giảm đau toàn thân (đường uống hoặc đường tiêm) hoặc có thể gây mê khi cần thiết (theo quy trình riêng).

- Kỹ thuật:

+ Bác sĩ điều trị: chỉ đạo và trực tiếp tham gia công tác thay băng để đánh giá vết thương.

+ Bảo đảm quy định vô khuẩn trong thay băng: dụng cụ đảm bảo vô trùng. + Tháo bỏ băng cũ và các lớp gạc phía ngoài: dùng nỉa kéo cắt bỏ băng cũ, tháo bỏ các lớp gạc phía ngoài, để lại lớp gạc trong cùng. Dùng dung dịch nước muối sinh lý vô trùng làm ẩm lớp gạc trong cùng.

+ Bóc bỏ lớp gạc trong cùng và làm sạch vết bỏng: nhân viên vô trùng bóc bỏ lớp gạc trong cùng, chú ý nhẹ nhàng để không gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh.

+ Dùng gạc mềm vô trùng tẩm dung dịch nước muối rửa (hoặc các dung dịch sát khuẩn có chỉ định) để rửa vết bỏng; lấy bỏ giả mạc, dị vật; cắt lọc các hoại tử đang rụng hoặc còn sót lại sau phẫu thuật (nếu có).

+ Xử trí vòm nốt phỏng: nếu nốt phỏng nhỏ còn nguyên vẹn, chưa bị nhiễm bẩn: trích rạch, cắt thủng nốt phỏng, tháo bỏ dịch nốt phỏng, cố gắng giữ lại vòm nốt phỏng, sau đó băng ép lại. Nếu nốt phỏng lớn, đã vỡ, nhiễm bẩn: cắt bỏ, tháo dịch nốt phỏng.

+ Trong khi thay băng, nếu chảy máu: đắp gạc tẩm nước muối ấm hoặc tẩm dung dịch adrenalin 1/200.000, hoặc bằng các biện pháp như đốt điện, thắt buộc mạch máu,...

+ Rửa lại vết bỏng bằng dung dịch nước muối sinh lý. Thấm khô. + Phương pháp che phủ tại chỗ: chia làm 3 phương pháp

● Phương pháp hở: để hở vết bỏng, phương pháp này giúp dễ dàng theo dõi tiến triển của vết thương bỏng và kiểm soát nhiễm trùng. Áp dụng cho các tổn thương bỏng nông tại lớp thượng bì, các nốt phỏng nhỏ hầu như không cần được che phủ. Tương tự với các vết bỏng vùng mặt, tầng sinh môn, cơ quan sinh dục ngoài.

● Phương pháp bán hở: phương pháp này giúp giảm sự mất nhiệt, điện giải, nước, giảm nguy cơ nhiễm trùng tại bề mặt vết thương; áp dụng

đối với các vết bỏng tổn thương một phần lớp bì, hay diện lấy da,… các vết thương tiết dịch lượng vừa, phủ một lớp gạc vaselin và một lớp gạc khô. Thay băng hằng ngày hoặc cách ngày tùy theo mức độ nhiễm trùng, xuất tiết dịch của vết thương.

● Phương pháp kín: phương pháp này giúp che chở, giảm đau tốt, giữ cho vết thương bỏng không bị mất độ ẩm. Vết thương được phủ một lớp gạc vaselin, 2-3 lớp gạc tẩm NaCl 0,9% vắt khô, 4-6 lớp gạc khô vô khuẩn và băng kín.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp chiếu tia plasma lạnh điều trị bỏng độ II, III nông (FULL TEXT) (Trang 41 - 43)