Đơn vị: Triệu đồng Thị trường Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu Kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng
Nhật Bản Giỏ tre, giỏ cói 8.633 32%
Úc Giỏ tre 6.475 24%
Mỹ Giỏ tre 4.856 18%
Pháp Giỏ cói 2.967 11%
Ấn Độ Thang tre, khay cói 1.195 8%
Chile Thang tre, giỏ cói 1.050 5%
Phần Lan Hộp mây 843 2%
Nguồn: Phịng kinh doanh-Cơng ty TNHH Mỹ Nghệ Sáng Tạo Việt
Trong năm 2020, các thị trường xuất khẩu lớn của Công ty lần lượt là Nhật Bản, Úc, Mỹ và Pháp. Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng sang 4 thị trường này
trong năm 2020 chiếm 85% tổng giá trị xuất khẩu. Trong đó:
- Thị trường Nhật Bản: đây là thị trường xuất khẩu chính, quan trọng và là đối tác lâu năm của công ty đạt 8633 sản phẩm, chiếm 32% trong tổng sản phẩm xuất khẩu. Nhu cầu từ Nhật Bản ổn định đã bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu của một số thị trường khác của công ty. Các sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường này cần đảm bảo những tiêu chuẩn cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo gắn nhãn mác đầy đủ và khơng chứa chất có hại đối với sức khỏe người dùng.
- Thị trường Úc: đây là thị trường lớn thứ hai của công ty, một thị trường khó tính u cầu sử dụng có giới hạn các chất tẩy, chất chống ẩm mốc.
- Thị trường Mỹ: chiếm 18% tỷ trọng hàng xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên tỷ lệ trả lại sản phẩm lỗi từ Mỹ khá cao do sản phẩm được làm bằng tay khơng thể tránh được những sai sót nhất định.
- Ngồi ra cơng ty cịn hướng tới những thị trường mới có tiềm năng phát triển như Ấn Độ, Chile và Phần Lan.
Bảng 2.9: Doanh thu các mặt hàng xuất khẩu của Công ty TNHH Mỹ Nghệ Sáng Tạo Việt giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2018 2019 2020
Doanh thu Tỷ trọng(%) Doanh thu Tỷ trọng(%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Giỏ tre 36.841 59,8 38.218 60,4 36.683 60,9 Giỏ cói 3.450 5,6 3.227 5,1 2.951 4,9 Khay cói 16.449 26,7 16.957 26,8 15.841 26,3 Hộp mây 3.696 6,0 3.859 6,1 3.734 6,2 Khác 1.170 1,9 1.012 1,6 1.023 1,7 Tổng 61.608 100 63.275 100 60.235 100
Nguồn: Phịng kinh doanh – Cơng ty TNHH Mỹ Nghệ Sáng Tạo Việt
trong 4 năm 2016-2019 nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 doanh thu bán hàng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu đều giảm nhẹ.
Xuất khẩu mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ có xu hướng giảm từ năm cuối năm 2019 đến 6 tháng đầu năm 2020 do nguồn cung tăng, lượng tồn kho tại các thị trường cao, giá xuất khẩu thấp.
Mặc dù 6 tháng cuối năm 2020 đã bắt đầu hồi phục, nhưng do kết quả xuất khẩu nửa đầu năm 2020 thấp nên doanh thu cả năm xuất khẩu vẫn giảm 5,4% so với năm 2019, đạt 3,36 tỷ USD. Xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Úc đều giảm, trong khi chỉ tăng nhẹ tại Ấn Độ.
Xuất khẩu giỏ tre, giỏ cói năm 2020 đạt gần 40 tỷ, giảm 4,3% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm dẫn đến lượng tồn kho tại các thị trường cao, nhu cầu nhập khẩu giảm, dẫn đến giá xuất khẩu giảm, đặc biệt tại thị trường Hoa Kỳ, giá xuất khẩu bình quân thấp hơn 30% so với năm 2019.
2.3.1. Những kết quả công ty đạt được trong những năm qua
Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ (TCMN) trong những năm qua ln trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nhóm hàng thủ cơng mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỉ suất lợi nhuận cao. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn và được coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong các năm tới. Thị trường hàng thủ cơng mỹ nghệ tồn cầu có sức tiêu thụ hàng năm khoảng 100 tỷ USD, trong đó thị trường chính là Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật, Hồng Kông (Trung Quốc) và một số nước Tây Âu khác. Đặc biệt, Mỹ là thị trường lớn nhất với mức tiêu thụ khoảng 67,5 tỷ USD, tiếp đến là các nước châu Âu với mức tiêu thụ khoảng 13 tỷ USD.
Trong bối cảnh phát triển đó, xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ của cơng ty vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ổn định trong 5 năm qua. Xuất khẩu của nhóm hàng thủ cơng mỹ nghệ đạt, tăng so với năm 2016, cho thấy hàng thủ cơng mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về nguồn ngoại tệ có một tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của cơng ty đã có mặt tại 6 quốc gia ở 3 châu lục trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty giai đoạn 2016-2020 tăng trung bình 9,5%/năm, từ 1,62 tỷ USD (2015) lên đến 2,23 tỷ
USD (2019). Thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam (với doanh số chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng năm), bên cạnh đó là các thị trường như Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan…), Úc, Hàn Quốc… Hàng TCMN xuất khẩu chủ yếu bao gồm 5 nhóm: sản phẩm mây, tre, cói, giỏ, túi xách.
Có thể thấy cơng ty đang khai thác các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do. Cơ cấu thị trường xuất khẩu có sự chuyển dịch sang các nước có FTA và có cơ cấu hàng hóa bổ sung với Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Liên minh Kinh tế Á - Âu. Năm 2019, tăng trưởng xuất khẩu trên nhiều thị trường có FTA tiếp tục đạt mức khá như xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 20,4 tỷ USD, tăng 8,4%, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 19,7 tỷ USD, tăng 8,1%, xuất khẩu sang Nga đạt 2,67 tỷ USD, tăng 9%.
Đặc biệt, các thị trường đối tác trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ hội nhập để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Trong đó, thị trường Canada tăng 19,8% (đạt 3,91 tỷ USD), Mexico tăng 26,3% (đạt 2,83 tỷ USD), Chile tăng 20,3% (đạt 940,7 triệu USD).
2.3.2. Những hạn chế và khó khăn cịn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cơng ty vẫn cịn một số vấn đề cần được giải quyết một cách đồng bộ và có hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Cụ thể là:
Thứ nhất, nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông và chưa qua đào tạo
vì vậy năng suất lao động cịn thấp. Giá nhân cơng tại hai cơ sở sản xuất của công ty rẻ tuy nhiên chủ yếu là lao động thủ cơng, tác phong cơng nghiệp cịn hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu khiến năng suất lao động của nhân công tại cơng ty cịn thấp do quy mơ sản xuất nhỏ, trình độ chun mơn và tính chun nghiệp của lao động cịn nhiều hạn chế, năng lực tổ chức sản xuất theo chun mơn hóa cịn chưa cao. Đa số lao động trong phân xưởng của công ty là lao động giản đơn, cơng việc có tính thời vụ, khơng ổn định nên giá trị gia tăng tạo ra thấp.
Mặt khác, cịn khơng ít những hạn chế từ phía cơng ty đó là cơ sở sản xuất có quy mơ nhỏ khiến cho việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất khó khăn, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Hầu hết các lao động trong công ty đều sản xuất theo mẫu sản phẩm sẵn có từ phía đối tác, gia cơng lại và đóng gói xuất khẩu, đây là những khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị. Mức độ tham gia của cơng ty
trong những khâu có giá trị gia tăng cao như nghiên cứu và phát triển (R&D), phân phối (bán lẻ) và marketing cịn rất thấp.
Thứ hai, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cịn hạn chế, việc trang bị máy
móc chưa đồng bộ, cơng nghệ cũ, chất lượng chưa đều, một số khá lớn cịn thơ sơ, đơn giản, các cơng đoạn sản xuất gia cơng, đóng hàng chủ yếu đều được thực hiện thủ cơng vì vậy số lượng sản phẩm lỗi, hỏng khơng đạt tiêu chuẩn cịn chiếm tỷ lệ cao. Đây cũng là khó khăn chung của ngành công nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ ở nước ta, trình độ kỹ thuật và cơng nghệ cịn khá lạc hậu. Nếu như ở các nước trong cùng khu vực như Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản,… ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ đã được tối ưu hóa ở nhiều giai đoạn, cơng nhân chỉ đảm nhận trách nhiệm giám sát và giải quyết các sự cố có thể xảy ra thì tại Việt Nam, hầu hết các giai đoạn đều được thực hiện thủ công. Đội ngũ công nhân tại các khu sản xuất đều phải trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm, dẫn đến năng suất lao động thường không cao và chỉ đạt mức trung bình thấp so với các quốc gia cùng khu vực.
Trên thực tế, tại công ty với những đơn hàng vừa và lớn, chất lượng sản phẩm thường không đồng đều, không đạt yêu cầu như mẫu chào hàng. Ngun nhân chính là do quy trình sản xuất cịn nặng về thủ cơng thuần túy, chưa có sự chun mơn hóa cao, việc đầu tư máy móc, cơng nghệ đổi mới q trình sản xuất cịn chậm, chưa theo kịp xu hướng phát triển chung. Chính vì vậy, việc đầu tư vào cải thiện cơng nghệ cùng với trang thiết bị, máy móc là điều vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thủ cơng mỹ nghệ khi tham gia thị trường tồn cầu.
Thứ ba, mẫu mã sản phẩm của cơng ty cịn chưa đa dạng, chủ yếu gia cơng
theo mẫu đặt hàng từ khách hàng. Có thể thấy cơng ty vẫn đang bị động trong tìm kiếm, sáng tạo, thiết kế mẫu mã sản phẩm. Đây là tình trạng chung của các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nhất là cơ sở quy mô nhỏ. Mẫu mã sản phẩm đơn điệu, kém hấp dẫn đang là điểm yếu của mặt hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta nói chung, làm cản trở giá trị gia tăng của dịng sản phẩm này. Vì vậy, bên cạnh tính năng, kiểu dáng hay sự khác biệt so với các sản phẩm sản xuất cơng nghiệp khác thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cũng là nhân tố quan trọng của sản phẩm. Nhiều sản phẩm làm ra chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn tương đối yếu so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…
mẫu mã, sản phẩm thiếu tính sáng tạo, nhiều sản phẩm chưa xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Nhiều lao động giỏi có tay nghề cao có những mẫu thiết kế đẹp nhưng lại thiếu tính thương mại, khó đưa vào sản xuất hàng loạt.
Theo các chuyên gia trong ngành thủ công mỹ nghệ, đầu tư cho đội ngũ thiết kế, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho lao động, nhất là công tác khảo sát thị trường của các làng nghề còn yếu đã khiến sản phẩm kém tính cạnh tranh. Phần lớn các làng nghề vẫn chủ yếu sản xuất gia cơng theo mẫu có sẵn do đối tác đặt hàng, ít sáng tạo hoặc mới làm theo các mẫu của nước ngoài. Mẫu mã kém hấp dẫn trong khi thị trường xuất khẩu ngày càng khó tính, nên sản phẩm sẽ rất khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, do hạn chế về nguồn lực, cơng ty chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm riêng, thiếu điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu của người tiêu dùng quốc tế. Vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công ty cần xem xét thay đổi bằng cách đổi mới thiết kế mẫu, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, nhưng vẫn giữ được bản sắc, giá trị truyền thống của sản phẩm.
Thứ tư, cơng ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong khâu marketing, quảng bá
xây dựng thương hiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của công ty là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh song vẫn chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm và năng lực tài chính của cơng ty cịn hạn chế khiến cho con đường xây dựng thương hiệu thủ cơng mỹ nghệ cịn nhiều gian nan.
Trong xu thế nền kinh tế hội nhập tồn cầu, mơi trường tự do mậu dịch được hình thành qua các hiệp định thương mại tự do như cộng đồng ASEAN, Hiệp định thương mại tự do FTA giữa ASEAN và các đối tác, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP..., doanh nghiệp cần chú trọng tới xây dựng, phát triển, bảo hộ thương hiệu để cạnh tranh cùng các doanh nghiệp trên toàn cầu, đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của sản phẩm doanh nghiệp mình.
Hoạt động marketing xuất khẩu địi hỏi phải có các chiến lược và kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện bài bản, linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường.
Thứ năm, trong những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu
sản xuất diễn ra trên diện rộng do nhu cầu sản xuất, chế biến sản phẩm tăng cao, trong khi đó các vùng nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp, việc khai thác tràn lan cũng như công tác quản lý ở nhiều địa phương lỏng lẻo. Nếu như trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu trong nước thì đến
nay đã phải nhập khẩu khoảng 50%. Do nguồn nguyên liệu không dồi dào, vẫn phải khai thác tự nhiên nên khi sản xuất nhiều thì giá nguyên liệu cũng tăng theo vì khan hiếm. Đối với mặt hàng chủ yếu của cơng ty là mây tre thì nguồn ngun liệu hạn chế bởi diện tích đất trồng dần bị thu hẹp bởi sự mở rộng những khu cơng nghiệp, nhà máy dẫn đến tình trạng cơng ty có đơn đặt hàng nhưng phải chờ nguyên vật liệu, khơng đáp ứng được thời gian giao hàng cho phía đối tác.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH
MỸ NGHỆ SÁNG TẠO VIỆT
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty TNHH Mỹ Nghệ Sáng Tạo Việt trong giai đoạn 2021-2025
3.1.1. Mục tiêu của công ty trong giai đoạn 2021-2025
Trong giai đoạn 2021-2025, công ty đặt ra hệ thống các mục tiêu chiến lược cụ thể đảm bảo các u cầu có thể lượng hố được, gắn với từng giai đoạn nhất định và có tính khả thi cao gắn với những điều kiện phát triển của công ty trong từng giai đoạn. Mục tiêu chung của công ty trong giai đoạn 2021-2025 là:
Thứ nhất, tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là mục tiêu lâu dài và cơ bản của doanh nghiệp. Để có lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiêu thụ được số lượng sản phẩm hoặc với mức giá vượt quá điểm hoà vốn.
Thứ hai, đảm bảo an toàn trong kinh doanh là mục tiêu được đặt lên hàng đầu đối với công ty khi thâm nhập vào một thị trường nước ngoài mới. Các loại rủi ro do cạnh tranh hoặc những biến động của mơi trường kinh doanh quốc tế có thể là yếu tố cản trở chủ yếu hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và gây ra tình trạng khơng an tồn. Vì vậy để bảo đảm an tồn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại thị trường mới, cơng ty cần nghiên cứu thơng tin và khai thác những thị trường có mức độ bảo hộ hoặc thực hiện những chiến lược đa dạng hoá để phân tán rủi ro.
Thứ ba, tăng mức độ nhận diện sản phẩm của công ty trên thị trường hàng thủ