Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học 1 Flavonoid

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm THỰC vật và THÀNH PHẦN hóa học của lá XOÀI TRÒN yên CHÂU, sơn LA (Trang 38 - 40)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

3.2.1.Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học 1 Flavonoid

3.2.1.1. Flavonoid

Cân 0,5g dược liệu cho vào ống nghiệm lớn, thêm 15ml cồn 90o đun trực tiếp 10 phút. Lọc nóng qua bông, dịch lọc thu được dùng để làm các phản ứng.

- Phản ứng với NH4OH

Nhỏ một 2 giọt dịch chiết cồn lên 2 tờ giấy lọc, sấy khô, đem một tờ giấy lọc hơ trên miệng lọ NH4OH đặc thấy màu vàng của vết dịch chiết đậm và sáng hơn hẳn so với vết dịch chiết trên tờ giấy lọc còn lại. (Phản ứng dương tính).

(12) (11) (7) (1) (3) 0,1mm 0,1mm (5) (8) (9) (6)

- Phản ứng Cyanidyn

Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml dịch chiết, thêm một ít bột Mg kim loại, sau đó nhỏ vài giọt HCl đặc, thấy xuất hiện màu đỏ. (Phản ứng dương tính).

- Phản ứng với FeCl3

Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết, nhỏ 2 giọt FeCl3 5% thấy xuất hiện màu xanh đen. (Phản ứng dương tính).

Sơ bộ kết luận trong lá xoài tròn có flavonoid.

3.2.1.2. Coumarin

Cân 10g dược liệu cho vào bình nón 100ml, thêm 50ml cồn 90, đun trực tiếp 10 phút, lọc nóng qua giấy lọc. Dịch lọc thu được dùng để làm phản ứng.

- Phản ứng mở đóng vòng lacton

Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch chiết. Thêm vào ống 1 0,5ml dung dịch NaOH 10%. Ống 2 để nguyên. Sau khi thêm kiềm, ống 1 xuất hiện tủa vàng.

Đun cả hai ống nghiệm đến sôi. Để nguội. Ống 1 có tủa vàng. Ống 2 trong Thêm vào cả hai ống mỗi ống 2ml nước cất, lắc đều. Ống 1 có tủa đục. Ống 2 trong suốt.

Acid hóa ống 1 bằng 5-6 giọt HCl đặc, ống 1 vẫn có tủa đục, ống 2 trong suốt. (Phản ứng âm tính).

Phản ứng Diazo hóa:

Cho 1ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 2ml dung dịch NaOH 10%. Nhỏ 5 giọt thuốc thử Diazo mới pha, lắc đều, đun nóng cách thủy, thấy xuất hiện màu đỏ. (Phản ứng dương tính).

Phản ứng huỳnh quang:

Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên giấy lọc, sấy khô, nhỏ một giọt NaOH 10% chồng lên trên, sấy khô. Che một phần vết bằng một đồng xu kim loại, đặt dưới ánh sáng

Vi thăng hoa:

Cho một ít dược liệu vào nắp nhôm. Đặt lên bếp hồng ngoại, cho bay hơi hết hơi nước trong dược liệu. Đặt lên nắp nhôm một phiến kính, trên phiến kính để một ít bông tẩm nước lạnh, sau 5phút lấy phiến kính ra để nguội, nhỏ thêm một giọt thuốc thử KI 10% lên phiến kính. Soi dưới kính hiển vi không thấy có tinh thể. (Phản ứng âm tính).

Sơ bộ kết luận trong lá xoài tròn không có coumarin.

3.2.1.3. Saponin

Hiện tượng tạo bọt: Cân 10g dược liệu cho vào bình nón dung tích 100ml, thêm 30ml nước, đun sôi trực tiếp 10 phút, lọc nóng qua bông. Cho 5ml dịch lọc vào một ống nghiệm lớn, thêm 5ml nước lắc mạnh trong 5phút, cột bọt tồn tại trong khoảng 6 phút. (Phản ứng âm tính).

Sơ bộ kết luận trong lá xoài tròn không có saponin.

3.2.1.4. Alcaloid

Cân 10g bột lá xoài cho vào bình nón 100ml, thêm 30ml H2SO4 1N, đun sôi 20 phút. Để nguội, lọc dịch chiết vào bình gạn dung tích 100ml, kiềm hóa bằng NH4OH6N đến pH kiềm, thử bằng giấy quì. Chiết bằng 5ml CHCl3 x 3 lần, gạn lấy lớp CHCl3. Sau đó chiết tiếp với dung dịch 5ml H2SO4 x 2 lần. Dich chiết thu được chia đều vào 3 ống nghiệm nhỏ. Nhỏ vào từng ống nghiệm lần lượt 3 giọt các thuốc thử sau:

Ống 1: TT Mayer. Qan sát không thấy tủa trắng. (Phản ứng âm tính). Ống 2: TT Bouchardart. Quan sát không thấy tủa nâu. (Phản ứng âm tính). Ống 3: TT Dragendoff. Quan sát không thấy tủa vàng. (Phản ứng âm tính).

Sơ bộ kết luận lá xoài tròn không có alcaloid.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm THỰC vật và THÀNH PHẦN hóa học của lá XOÀI TRÒN yên CHÂU, sơn LA (Trang 38 - 40)