Chương 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.4.2. Nghiên cứu về hóa học
- Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học: Các phản ứng hóa học được tiến hành theo nguyên tắc chiết xuất và định tính các hợp chất hữu cơ có trong dược liệu bằng phản ứng hóa học [2], [3].
- Định tính bằng sắc kí lớp mỏng
Bản mỏng GF254 đã hoạt hóa ở 110oC trong 1h. Dịch chấm sắc kí được chiết bằng dung môi MeOH.
Hệ dung môi khảo sát: (1). CHCl3- EtOAc-HCOOH [4 : 8 : 1,5]. (2). EtOAc-HCOOH-H2O [10 : 1,5 : 1].
Phương pháp phát hiện: Quan sát dưới ánh sáng thường, UV 254, UV 365, hiện màu bằng hơi ammoniac dưới ánh sáng thường [48].
- Chiết xuất và tinh chế mangiferin từ lá xoài
Chiết xuất: Sử dụng phương pháp chiết hồi lưu với dung môi EtOH 70o. Tinh chế: Loại tạp nhiều lần bằng n-hexan và chloroform, sau đó sử dụng phương pháp kết tinh trong EtOH.
- Nhận dạng chất phân lập: được dựa trên tính chất hóa lý và phổ 1H- NMR và phổ 13C-NMR.
- Khảo sát hàm lượng mangiferin trong lá xoài bằng phương pháp HPLC
Tiến hành: Cân chính xác khoảng 1,00g bột lá xoài đã xác định độ ẩm cho vào bình chiết hồi lưu 2h với 20ml ethanol 90o, lọc nóng thu dịch chiết lần 1. Thêm tiếp 20ml EtOH 90o, tiếp tục chiết hồi lưu trong 2h, lọc nóng, thu dịch chiết lần 2. Tiến hành tương tự chiết lần thứ 3. Gộp dịch chiết 3 lần vào bình định mức 100ml bổ sung bằng dung môi chiết xuất cho đủ thể tích (dung dịch 1). Sau đó lấy 1ml dịch chiết cho vào bình định mức dung tích 50ml bổ sung bằng dung mối chiết xuất cho đủ thể tích (dung dịch 2). Lấy 1ml dung dịch 2 cho vào bình định mức dung tích 10ml, thêm pha động đến vạch (dung dịch 3). Dung dịch 3 được phân tích bằng HPLC.
Điều kiện sắc kí: Cột BDS Hypersil C18 (250x4,6mm; 5µm); Pha động: Acetonitril - Dung dịch CH3COOH 3% (14:86); Lưu lượng dòng 1,0ml/phút; Bộ phân phát hiện: Detector UV- VIS. Bước sóng: 257nm. Thể tích tiêm mẫu 20µl.
Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu thu được được xử lý bằng phần mềm Microsoft Ofice Excel 2007:
− Dựng đường chuẩn mangiferin.
− Tính hàm lượng mangiferin:
Nồng độ mangiferin (C) trong dịch chiết được tính theo đường chuẩn mangifeirn
Lượng Mangiferin /1ml dung dịch 1: mmangiferin= C . h2.h3 = 500.C
Với: h2: độ pha loãng từ dung dịch 1 thành dung dịch 2
h3: độ pha loãng từ dung dịch 2 thành dung dịch 3. Hàm lượng Mangiferin được tính theo công thức:
6.100.10 .100.10 .100 .(1 ) Mangiferin Dl m m HA − −
M Dl: khối lượng dược liệu (g). HA: hàm ẩm của dược liệu
Cây thân gỗ, cao, sống lâu năm.
Lá đơn, nguyên, mọc so le, có cuống. Cuống lá dài 2,5-3,5cm có thể dài tới 5-6cm. Phiến lá nguyên hình mũi mác, dài 24-27cm có thể dài tới 35cm, rộng 5,5- 6,5cm. Gốc lá thuôn nhọn. Ngọn lá nhọn hoắt, phần cuối kéo dài bóp nhọn tạo thành đuôi dài khoảng 1-1,5cm. Gân lá hình lông chim, có khoảng 21-23 đôi gân phụ. Mặt trên lá màu xanh đậm, bóng. Mặt dưới màu xanh nhạt. Mạng lưới gân dày, nhìn thấy rõ ở cả hai mặt. Cành non mập.
Hình 3.1: Hình ảnh cây và hoa xoài tròn Yên Châu, Sơn La.
Cụm hoa dạng chùm kép 3-4 lần, hình chùy hoặc hình tháp, dài đến 30-35 cm, phủ lông mịn, trục chính có màu hồng tím hoặc hồng phớt. Lá bắc con hình tam giác, phủ lông mịn, dài khoảng 1,5-2mm, màu xanh, rụng sớm. Trên chùm hoa có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực. Hoa nhỏ, đều, rất thơm. Cuống hoa có khớp,
hoặc hồng tím, phần gốc dính liền, phần đỉnh sống không tách khỏi bề mặt cánh. Cánh hoa mới nở có màu vàng nhạt sau chuyển sang màu hồng tím, cong ngược về phía sau. Tiền khai hoa dạng van. Đĩa mật giống cái đệm, do 4-5 bộ phận hợp thành, cao 1-1,5mm, nằm ngoài bao lấy nhị và bầu nhụy. Bộ nhị chỉ có 1 nhị hữu thụ có kích thước lớn hơn, chỉ nhị hữu thụ dài khoảng 2mm; có thể có 1 nhị bất thụ, nhị bất thụ nếu có dài khoảng 0,5- 0,7mm, thiếu bao phấn hoặc bao phấn lép. Bao phấn đính lưng, 4 ô. Hoa lưỡng tính có bộ nhụy do 1 lá noãn hợp thành bầu thượng, màu xanh nhạt, đường kính 1-1,5mm, bầu 1 ô với 1 noãn, đính noãn bên. Vòi nhụy đính lệch sang bên phía đối diện với nhị hữu thụ, dài 1,5-2mm. Hoa đực có bầu nhụy tiêu biến hoàn toàn hoặc rất nhỏ, vòi nhụy vẫn còn hoặc tiêu biến.
Công thức hoa *♀ K5 C5 A1 hoặc 2 G(1) và*♂ K5C5A1 hoặc 2.
Quả có hạch, hình xoài, có mũi lệch, tù. Vỏ giữa có xơ, vỏ qủa trong dày cứng chắc.
Hình 3.2: Ảnh chụp các bộ phận của hoa, quả, lá xoài tròn
Chú thích: (1a), (1b): Hoa cái nguyên vẹn có hoặc không có nhị bất thụ, (1c): Hoa đực, (2a)-(2b): Hoa cắt dọc, (3a)-(3b): Lá bắc cấp 1-cấp 2, (4): Đài hoa, (5a)-(5b:) Cánh hoa, (6:) Đĩa mật, (7a): Nhị bất thụ, (7b): Nhị hữu thụ, (7c): Bao phấn, (8a): Bầu nhụy, (8b): Bầu cắt dọc, (8c): Bầu cắt ngang, (9): Các bộ phân của hoa khi xếp trên một mặt
(10) (14) (13) (12a) (11) (12b) (9) (7c) (8c) (6) (8a) (8a) (5a) (5a) (7a) (2b)
Yên Châu, tỉnh Sơn La; căn cứ vào các tài liệu phân loại và khóa phân loại hiện có như Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Thực vật chí Trung Quốc, Thực vật chí Đông Dương, Thực vật chí Campuchia-Lào-Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quốc Huy, chúng tôi đã giám định mẫu xoài tròn Yên Châu, Sơn La (HNIP/1782/13) là loài: Mangifera indica L, họ Anacardiaceae.