Cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm từ hợp kim nhôm của công ty TNHH Hanwo2 (Trang 27 - 40)

2.1. Tổng quan về công ty TNHH Hanwo2

2.1.2. Cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công

Hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nên Hanwo2 có một cơ cấu khá chặt chẽ gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cùng điều hành các phòng ban, bộ phận trong công ty.

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Hanwo2 được thể hiện khái quát trong sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Hanwo2

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty TNHH Hanwo2

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận: - Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên:

Hội đồng thành viên có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty. Xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của công ty như:

Hội đồng thành viên Phòng xuất, nhập khẩu Phòng kỹ thuật Trưởng phòng Giám đốc Chủ tịch hội đồng thành viên Phòng kế hoạch Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán tổng hợp marketingPhòng Các nhà máy sản xuất

 Chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;

 Tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;

 Phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

 Giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

 Mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

 Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; tổ chức lại công ty; giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

- Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Do Hội đồng thành viên bầu, có thể kiêm giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ như: Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên, tài liệu họp hoặc lấy ý kiến của thành viên; Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên, thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết.

- Giám đốc, Tổng giám đốc:

Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, do hội đồng thành viên bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc (tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định chủ tịch hội đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty.

Quyền và nghĩa vụ của giám đốc/Tổng giám đốc Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên; Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty…

- Trưởng phòng:

 Trực tiếp điều hành, quản lý nhân viên trong mỗi phòng ban theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của giám đốc công ty.

 Tổ chức, chỉ đạo, phối hợp với các phòng ban khác trong công ty

 Trực tiếp báo cáo kế hoạch, kết quả công việc với giám đốc điều hành và ban lãnh đạo

- Phòng hành chính:

 Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho các phòng ban trong doanh nghiệp. Tham mưu cho Ban giám đốc về việc sắp xếp, bố trí và phát triển nhân sự thông qua việc phân tích cơ cấu tổ chức, đánh giá kết quả công việc và năng lực nhân sự.

 Xây dựng quy chế tiền lương, nội quy lao động, các quy chế làm việc và quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với nhân viên trong doanh nghiệp. Phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng chương trình phúc lợi, khen thưởng hàng năm.

 Tổ chức và tiến hành các hoạt động nhân sự theo đúng quy định: tuyển dụng, đánh giá nhân sự, đánh giá kết quả công việc, đào tạo, thanh toán lương, chế độ phúc lợi… Quản lý hồ sơ, thông tin nhân sự theo quy định hiện hành.

 Thực hiện các thủ tục hành chính pháp lý, soạn thảo các văn bản hành chính (lịch công tác tuần, sắp xếp lịch họp, lịch làm việc,…), và tổ chức các cuộc họp, sự kiện hàng năm của doanh nghiệp.

 Hàng năm cần xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách, kế hoạch công việc của phòng. Tiến hành tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong phòng hợp lý để hoàn thành kế hoạch hoạt động đã đặt ra.

- Phòng kỹ thuật:

 Quản lý, điều hành và kiểm tra những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ. Mục tiêu nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất, kế hoạch và các dự án của công ty. Đồng thời đảm bảo an toàn lao động, chất lượng cũng như khối lượng và hiệu quả hoạt động của toàn công ty.

 Quản lý việc sử dụng, sửa chữa, bảo trì, mua sắm bổ sung các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phòng xuất, nhập khẩu:

Chịu trách nhiệm về việc điều hành và giám sát hoạt động xuất nhập khẩu của công ty

Tìm kiếm các thị trường xuất nhập khẩu, quản lý và liên hệ với các đối tác kinh doanh nước ngoài.

Chỉ đạo, theo dõi, quản lý các nghiệp vụ ngoại thương và điều hành các nhà máy sản xuất theo kế hoạch đề ra hoặc theo hợp đồng với công ty nước ngoài

Thực hiện các công việc do ban lãnh đạo công ty giao cho liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu

- Phòng kế toán tổng hợp:

Thực hiện các công việc liên quan đến tài chính của doanh nghiệp theo quy định của nhà nước về kế toán tài chính

Theo dõi, phản ánh nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp đồng thời cố vấn cho ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan

Báo cáo số liệu chính xác định kỳ, tính toán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua doanh thu và lợi nhuận hàng năm

- Phòng kế hoạch:

Hướng dẫn các phòng ban khác trong công ty thực hiện các kế hoạch đưa ra theo chỉ đạo của ban giám đốc

Căn cứ vào những quy định của Nhà nước và của công ty, lên các kế hoạch cụ thể cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

- Phòng marketing:

Tham mưu cho ban giám đốc các kế hoạch phát triển thương hiệu, phát triển kênh phân phối, thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm, quảng cáo hình ảnh công ty,…

Nghiên cứu, dự báo thị trường, thu thập thông tin xác định nhu cầu khách hàng, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng

- Các nhà máy sản xuất:

Sản xuất, chế biến, gia công các sản phẩm của công ty đồng thời quản lý sản phẩm tại kho hàng của nhà máy

Giao hàng cho thương nhân nước ngoài

Nhập nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thành phẩm

Báo cáo với các phòng ban trực tiếp điều hành về mọi hoạt động liên quan đến sản xuất, xuất khẩu sản phẩm

2.1.3. Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của công ty:

Nguồn nhân lực

Hiện nay, công ty đang có 3 văn phòng ở Việt Nam ở Hà Nội, Hải Dương và TP.Hồ Chí Minh với hơn 250 công, nhân viên. Trong số đó, chiếm phần lớn bộ máy nhân sự của công ty là các công nhân tại các nhà máy sản xuất. Còn lại là nhân viên điều hành tại các văn phòng hầu hết đều có trình độ chuyên môn và

kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cụ thể, nguồn nhân lực của doanh nghiệp tại văn phòng chính ở Hải Dương được phân phối như sau:

- Hội đồng thành viên: 4 người

- Chủ tịch hội đồng thành viên: 1 người

- Tổng giám đốc: 1 người

- Trưởng phòng: 6 trưởng phòng

- Phòng hành chính nhân sự: 4 người

- Phòng kế hoạch:5 người

- Phòng kế toán: 5 người

- Phòng xuất nhập khẩu: 20 người

- Phòng marketing: 8 người

- Phòng kỹ thuật: 3 người

Nguồn lao động của công ty chủ yếu tập trung vào nhóm công nhân phổ thông hiện đang làm việc tại các nhà máy sản xuất của công ty. Hiện nay, doanh nghiệp vẫn đang mở rộng thêm quy mô bằng việc xây dựng nhiều hơn nữa các nhà máy phục vụ chế biến, gia công, sản xuất sản phẩm. Do đó, số lượng nhân công vẫn tiếp tục tăng lên theo sự phát triển của công ty.

Tình hình tài chính của công ty

Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của công ty

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2017 2018 2019 2020

Tổng nguồn vốn 7,53 10,27 15,75 17,15

Nợ phải trả 4,40 5,38 8,02 9,18

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Hanwo2 giai đoạn 2017-2020Column1 Nợ phải trả

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp công ty TNHH Hanwo2 Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp công ty TNHH Hanwo2

Bảng 1 đã cho thấy tình hình nguồn vốn của công ty từ năm 2017 đến 2020 có nhiều biến động và tăng theo từng năm:

Từ năm 2017 đến 2018, tổng vốn tăng thêm 2,74 tỷ đồng (tăng từ 7,53 tỷ đồng lên 10,27 tỷ đồng). Trong đó, nợ phải trả tăng từ 4,40 tỷ đồng lên 5,38 tỷ đồng (tăng 0,98 tỷ đồng); vốn chủ sở hữu tăng từ 3,13 tỷ đồng lên 4,89 tỷ đồng (tăng 1,76 tỷ đồng). Tổng nguồn vốn tiếp tục tăng lên 15,75 tỷ đồng năm 2019 tương đương tăng thêm 5,48 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng tăng 1,16 tỷ đồng đạt 8,02 tỷ đồng vào năm này. Vốn chủ sở hữu năm 2019 là 7,73 tỷ đồng, tăng 2,84 tỷ đồng so với năm 2018. So với năm 2019, tổng nguồn vốn năm 2020 tăng thêm 1,4 tỷ đồng đạt 17,15 tỷ đồng; nợ phải trả tăng lên 9,18 tỷ đồng (tăng thêm 1,16 tỷ đồng), theo đó vốn chủ sở hữu cũng tăng nhẹ 0,24 tỷ đồng (tăng từ 7,73 tỷ đồng lên 7,97 tỷ đồng).

Theo biểu đồ 1, nhìn chung nợ phải trả chiếm phần trăm nhiều hơn trong tổng nguồn vốn. Năm 2017, nợ phải trả chiếm 58,43% trong tổng nguồn vốn, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 41,57% tổng nguồn vốn. Năm 2018, nợ phải trả chiếm 52,39% tổng nguồn vốn năm 2018, còn lại 47,61% tổng nguồn vốn thuộc về vốn chủ sở hữu. Sang năm 2019, nợ phải trả chỉ còn chiếm 50,92% tổng nguồn vốn, vốn

chủ sở hữu chiếm 49,08% tổng nguồn vốn. Năm 2020, nợ phải trả chiếm 53,53% tổng nguồn vốn, trong khi 46,47% còn lại thuộc về vốn chủ sở hữu.

Bảng 2 : Tình hình tài sản của công ty

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2017 2018 2019 2020

Tổng tài sản 7,53 10,27 15,75 17,15

Tài sản dài hạn 2,11 3,34 4,62 5,27

Tài sản ngắn hạn 5,42 6,93 11,13 11,88

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp công ty TNHH Hanwo2

Theo bảng trên, ta thấy được tình hình tài sản của công ty qua 4 năm từ 2017 đến 2020. Tài sản tăng từ 7,53 tỷ đồng năm 2017 lên đến 10,27 tỷ đồng năm 2018 (tăng 2,74 tỷ đồng) và tăng liên tục đạt 15,75 tỷ đồng năm 2019 (tăng 5,48 tỷ đồng so với năm 2018). Đến năm 2020, tổng tài sản tăng thêm 1,4 tỷ đồng đạt mức 17,15 tỷ đồng. Từ đó, ta thấy được sự phát triển không ngừng của công ty. Quy mô ngày càng được mở rộng cũng cho thấy điều đó.

Cơ cấu tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của công ty được thể hiện rõ nét trong biểu đồ 2 dưới đây:

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Biểu đồ 2: Cơ cấu tài sản của công ty TNHH Hanwo2 giai đoạn 2017-2020 Column1 Tài sản dài hạn

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp công ty TNHH Hanwo2

Theo biểu đồ, tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng tài sản của công ty. Năm 2017, tài sản dài hạn chiếm 28,02% trong tổng tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm 71,98%. Năm 2018, có thể thấy 32,52% tổng tài sản là tài sản dài hạn trong khi 67,48% còn lại là tài sản ngắn hạn. Năm 2019, trong tổng tài sản có đến 70,67% là tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn chỉ chiếm 29,33% tổng tài sản. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn năm 2020 là 69,27% trong khi tài sản dài hạn chỉ chiếm 30,73%.

Tình hình kinh doanh qua các năm

Bảng 3: Tình hình doanh thu của công ty TNHH Hanwo2 giai đoạn 2017-2020 Đơn vị: VND Năm 2017 2018 2019 2020 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 208.319.161.394 228.525.976.971 245.740.927.63 0 235.865.697.173 Lợi nhuận gộp 6.142.162.487 8.497.892.895 9.708.491.892 8.329.212.579

về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt

động tài chính 1.313.748.453 1.473.557.523 1.027.074.012 1.458.213.235 Lợi nhuận thuần

từ hoạt động kinh doanh

4.268.091.281 6.165.835.635 6.875.426.532 5.560.917.148

Lợi nhuận khác 53.730.785 117.507.229 113.734.564 152.021.139

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

3.457.457.653 5.026.674.291 5.591.328.877 4.570.350.630

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

180000000 190000000 200000000 210000000 220000000 230000000 240000000 250000000

Biểu đồ 3: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty TNHH Hanwo2 giai đoạn 2017-2020 Column2

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp công ty TNHH Hanwo2 Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp công ty TNHH Hanwo2

Bảng 3 và biểu đồ 3 trên đây đã thể hiện tình hình kinh doanh của công ty trong 4 năm gần nhất từ 2017 đến 2020. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH Hanwo2 có sự tăng giảm không đều nhau và có nhiều biến động.

Từ năm 2017 đến năm 2018, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng thêm 20.206.815.577 đồng, tương đương mức tăng 1,1%, đạt 228.525.976.971 đồng. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng 159.809.070 đồng (tăng từ 1.313.748.453 đồng lên 1.473.557.523 đồng). Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng từ 3.457.457.653 đồng lên 5.026.674.291 đồng (tức tăng thêm 1.569.216.638 đồng).

Tiếp đó, từ năm 2018 đến năm 2019, doanh thu tiếp tục tăng. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 228.525.976.971 đồng lên 245.740.927.630 đồng (tăng thêm 17.214.950.659 đồng) tương ứng 1,08%. Tuy nhiên trong 2 năm này, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 446.483.511 đồng. Lợi nhuận sau thuế từ 2018 đến 2019 tăng từ 5.026.674.291 đồng lên 5.591.328.877 đồng, tăng 564.654.586 đồng. Đến năm 2020, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 9.875.230.457 đồng so với 245.740.927.630 đồng năm 2019 chỉ còn 235.865.697.173 đồng, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 431.139.223 đồng từ 1.027.074.012 đồng năm 2019 lên đến 1.458.213.235 đồng năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.570.350.630 đồng năm 2020 (giảm 52.102.858 đồng so với mức 5.591.328.877 đồng năm 2019).

2.2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm từ hợp kim nhôm của công ty TNHH Hanwo2

2.2.1. Tổng khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu:

Bảng 4 : Tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ hợp kim nhôm của công ty TNHH Hanwo2 giai đoạn 2017-2020

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm từ hợp kim nhôm của công ty TNHH Hanwo2 (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w