Nâng cao chất lượng sản phẩm:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm từ hợp kim nhôm của công ty TNHH Hanwo2 (Trang 53 - 55)

3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. Khách hàng của Hanwo2 chủ yếu là các doanh nghiệp. Do đó, chất lượng sản phẩm càng cần được chú trọng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty có thể thực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ. Cung cấp đầy đủ giấy phép theo các quy chuẩn chất lượng của ISOQ. Đây là tổ chức ”hỗ trợ chứng nhận chất lượng và công bố các sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm tại các cơ quan chức năng, giúp cho sản phẩm đầy đủ điều kiện lưu hành trên thị trường”. Theo ISOQ “Chứng nhận sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm theo Quy chuẩn Việt Nam/ Tiêu chuẩn Việt Nam/ Tiêu chuẩn Quốc tế là việc cần thiết để tăng uy tín và minh chứng cho năng lực cũng như cam kết chất lượng sản phẩm của đơn vị sản xuất, giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu, giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng

thị trường. Chứng chỉ sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm đạt tiêu chuẩn sẽ tăng hiệu quả khi quảng bá thương hiệu của nhà sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng”. Một số văn bản quy định quy chuẩn chất lượng nhôm và hợp kim nhôm có thể kể đến như: TCXDVN 330:2004, TCVN 197:2002, TCVN 258:2007, TCVN 5857:1995. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm và biết cách áp quy chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu khắt khe của các quốc gia khó tính.

- Quản lý chặt chẽ yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu phải đủ tiêu chuẩn. Xây dựng quy trình quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào một cách cụ thể, đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới ở tất cả các nhà máy, xưởng sản xuất của công ty. Có thể thực hiện theo 5 bước dưới đây:

 Bước 1: Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu. Theo nội dung đã được thỏa thuận và ký kết giữa 2 bên trong hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu giao hàng… cần tiếp nhận đúng chất lượng, chủng loại và đủ số lượng nguyên vật liệu; Vận chuyển nhanh chóng từ nơi tiếp nhận nguyên vật liệu đến kho của doanh nghiệp, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát và sẵn sàng đảm bảo cung cấp kịp thời khi cần.

 Bước 2: Tổ chức quản lý kho. Sắp xếp nguyên vật liệu một cách khoa học: phân chia theo chủng loại, tính chất, tên, số hiệu, sắp xếp cẩn thận, gọn gàng và phân chia phù hợp; lưu trữ nguyên vật liệu theo đúng quy định của Nhà nước; Kiểm tra thường xuyên để cập nhật tình hình nguyên vật liệu trong kho.

 Bước 3: Tổ chức cấp phát nguyên liệu. Có thể làm theo 2 cách. Cách 1: Cấp phát theo yêu cầu của bộ phận sản xuất, nguyên vật liệu được cung ứng dựa trên yêu cầu của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất; Cách 2: Cấp phát theo tiến độ kế hoạch, nguyên vật liệu được cung ứng với quy định về số lượng và thời gian cho bộ phận sản xuất.

 Bước 4: Thanh toán, quyết toán nguyên vật liệu.

 Bước 5: Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cần có những biện pháp, kế hoạch cụ thể để tránh việc sử dụng lãng phí hay lạm dụng nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất. Việc sử dụng tiết kiệm, khoa học sẽ tối ưu được chi phí và nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Có thể nói, việc quản lý

nguyên vật liệu trong sản xuất là một bài toán khó với doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải là không có cách. Chỉ cần thực hiện theo đúng quy trình, việc quản lý nguyên vật liệu sẽ có tính đảm bảo, ổn định và hiệu quả hơn nhiều. Nếu như doanh nghiệp bạn còn chưa quan tâm đến quản lý nguyên vật liệu, hãy đọc thật kĩ bài viết này và có ngay những kế hoạch cho việc quản lý này trong thời gian sớm nhất.

- Quản lý quy trình sản xuất chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu của bên đối tác và khách hàng.

- Đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc hiện đại, đồng bộ trong tất cả các nhà máy của công ty. Đặt thêm các loại lò nung, máy ép, máy nén,… cho các xưởng sản xuất thay thế cho các thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm từ hợp kim nhôm của công ty TNHH Hanwo2 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w