Nghiên cứu thị trường:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm từ hợp kim nhôm của công ty TNHH Hanwo2 (Trang 52 - 53)

3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

3.2.1. Nghiên cứu thị trường:

Trước những khó khăn mà ngành xuất khẩu hợp kim nhôm gặp phải và sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty trong nước cũng như nước ngoài, việc nghiên cứu thị trường là một trong những khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn hết, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với thị trường nước ngoài. Do đó, nghiên cứu kỹ thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế không ngừng biến động đóng một vai trò cực kỳ quan trọng với mỗi doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thông qua nghiên cứu thị trường, công ty có thể xác định được nhu cầu, thị hiếu, đặc điểm thị trường. Từ đó, xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất hiệu quả, dự báo nhu cầu, biến động thị trường để đưa ra số lượng sản xuất, mẫu mã sản phẩm phù hợp.

Có thể dựa vào việc phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến thị trường để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp

- Nhân tố chu kỳ: là sự vận động có tính quy luật của nền kinh tế, đặc biệt là sự

biến động thăng trầm của nền kinh tế các nước. Điều tra xem quốc gia đó đang ở vào pha nào của chu kỳ kinh tế, đang tăng trưởng hay suy thoái để có thể đưa ra quyết định có nên xuất khẩu hay đầu tư vào quốc gia đó hay không. Nghiên cứu yếu tố này giúp cho doanh nghiệp có định hướng đúng đắn trong việc xuất khẩu hàng hóa sang một thị trường mới, mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Nhân tố cung cầu: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung

cấp hay nhu cầu tiêu thụ của hàng hoá trên thị trường. Từ đó gây tác động đến giá cả của hàng hóa trên thị trường. Do đó, nghiên cứu nhân tố này giúp doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh mức giá cả sản phẩm sao cho hợp lý vừa tránh được việc sản xuất quá dư thừa trong khi nhu cầu của khách hàng ít vừa tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Nhân tố lạm phát: giá cả hàng hoá không những phụ thuộc vào giá trị của nó

mà còn phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ. Lạm phát có ảnh hưởng đến việc đồng tiền mất giá và vì vậy nó có ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền của một quốc gia trên thị trường quốc tế.

- Nhân tố thời vụ: là nhân tố tác động đến giá cả theo tính chất thời vụ của sản

xuất và lưu thông. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm, ví dụ trong năm 2020, dịch bệnh hoành hành, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực, vì vậy mức giá xuất khẩu của một số sản phẩm trong đó có hợp kim nhôm bị giảm. Khi đó, công ty cần phải nắm được tình hình và có sự điều chỉnh mức giá hợp lý không quá thấp cũng không quá cao so với đối thủ để công việc sản xuất xuất khẩu vẫn được duy trì ổn định.

- Ngoài ra giá cả hàng hóa còn bị tác động bởi những thay đổi trong chính sách của chính phủ các nước, tình hình an ninh, chính trị trên thế giới,… Mỗi quốc gia đều có những chính sách, quy định khác nhau về hoạt động xuất nhập khẩu, cần nắm rõ những quy định cũng như thay đổi trong chính sách của từng quốc gia. Thêm vào đó, tình hình chính trị, an ninh cũng cần được nắm bắt kịp thời giúp công ty đưa ra những quyết sách phù hợp với tình hình thực tế để xuất khẩu không bị gián đoạn hay trì trệ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm từ hợp kim nhôm của công ty TNHH Hanwo2 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w