STT Kí hiệu Màu dây
1 W Trắng 2 P Hồng 3 Y Vàng 4 G Xanh lục 5 G/O Xanh lục/Trắng 6 Y/B Vàng/Đen 7 L Xanh lam 8 O Cam 9 R Đỏ 10 B Đen 11 R/O Đỏ/Trắng 12 Br Nâu 13 Gr Xám 14 O/B Cam/Đen 15 W/O Trắng/Cam
2.3.1 Bình nhiên liệu trên xe Hyundai Sonata 2019
Hình 2.22: Cấu tạo bình xăng Hyundai Sonata 2019
1. Bình nhiên liệu 9. Van khóa hơi xăng
2. Mô tơ bơm nhiên liệu 10. Cảm biến đo mức nhiên liệu
3. Lọc nhiên liệu 11. Mô đun điều khiển bơm nhiên liệu
4. Bộ điều chỉnh áp suất trong bơm 12. Ống mềm chuyển nhiên liệu
5. Cụm lọc hơi xăng 13. Ống chuyển hơi xăng
6. Lọc không khí bình nhiên liệu 14. Ống xả hơi xăng
7. Cảm biến áp suất nhiên liệu 15. Nắp cụm bơm nhiên liệu
8. Cảm biến áp suất bình nhiên liệu 16. Thanh nẹp bình nhiên liệu
Bình nhiên liệu được sử dụng để đựng nhiên liệu cung cấp cho toàn bộ hệ thống cung cấp nhiên liệu. Dung tích của bình xăng trên xe Hyundai Sonata 2019 là 70 lít. Khi xảy ra hư hỏng như nứt vỡ có thế rò rỉ nhiên liệu gây nguy hiểm cho xe và cho người sử dụng. Ngoài ra khi có cặn bẩn ở đáy bình còn có thể gây hư hỏng lọc xăng.
2.3.2 Bơm xăng trên xe Hyundai Sonata 2019
Hình 2.23: Bơm xăng thực tế trên Hyundai Sonata 2019
Hình 2.24: Cấu tạo bơm xăng trên Hyundai Sonata 2019
1. Nắp cụm bơm nhiên liệu 6. Bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu
2. Cảm biến áp suất nhiên liệu 7. Mô tơ máy bơm nhiên liệu
3. Mô đun điều khiển bơm nhiên liệu 8. Tấm lọc trước mô tơ bơm
5. Lọc nhiên liệu 10. Cảm biến đo mức nhiên liệu
2.3.1.1 Hoạt động của bơm trong hệ thống
Chức năng của bơm xăng là hút xăng từ bình nhiên liệu tạo áp suất lớn rồi đẩy xăng tới kim phun vào động cơ. Tỉ lệ hòa trộn không khí nhiên liệu là 14,7. Động cơ có thể bị rung giật hoặc chết máy nếu như áp suất nhiên liệu thấp. Và ngược lại, khi áp suất cao, sẽ khiến cho xăng cháy không hết và gây hao tổn xăng lớn.
Bơm xăng sẽ được cấp điện áp từ ECU làm kích hoạt rơ-le điện khi động cơ khởi động. Trước khi động cơ khởi động, bộ định thời của ECU sẽ giới hạn thời gian bơm làm việc. Khi hoạt động, xăng sẽ được hút vào bơm tới lưới lọc, van một chiều, lọc xăng, qua ống cấp nhiên liệu rồi tới vòi phun.
Khi bơm xăng không làm việc thì chi tiết van một chiều có tác dụng duy trì áp suất dư bên trong hệ thống. Lọc xăng giữ lại các cặn bẩn hoặc chất rắn nhỏ li ti có thể gây tắc vòi phun. Áp suất trên hệ thống ổn định là nhờ van điều áp và xăng thừa sẽ được hồi về bình chứa. Áp suất của bơm thấp áp này là 4,5 bar.
Kể từ khi động cơ khởi động, bơm nhiên liệu làm việc liên tục và chỉ khi xe bị chết máy thì ECU sẽ phát tín hiệu ngắt điện bơm. Để giảm nguy cơ cháy nổ do xăng, trên xe thường được trang bị công tắc an toàn làm việc dựa vào tốc độ xe. Trường hợp xe gặp tai nạn, sau khi hồi phục và trước khi khởi động xe, bạn có thể phải reset công tắc này.
Trong khi với những dòng xe đời thấp, bơm xăng hoạt động ở cùng một tốc độ, thì đối với những dòng xe đời mới hơn, ECU sẽ kiểm soát tốc độ bơm tương ứng với lượng nhiên liệu mà động cơ tiêu thụ.
2.3.1.2 Dấu hiệu của hư hỏng bơm xăng
+) Xe khó khởi động, không khởi động
Dấu hiệu dễ nhất để nhận biết bơm xăng có vấn đề là xe khó khởi động. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là hệ thống bơm xăng quá tải, hoạt động trong thời gian dài, liên tục khiến bơm nhiên liệu bị yếu. Bơm nhiên liệu yếu vẫn có thể giúp đốt cháy nhiên liệu, tuy nhiên rất khó để khởi động xe do không tạo ra đủ áp suất để khởi động động cơ.
+) Bình nhiên liệu có tiếng ồn
Với trường hợp âm thanh phát ra quá lớn thì hệ thống bơm xăng chắc chắn có trục trặc. Nguyên nhân có thể do xe hết nhiên liệu, lọc xăng bị bám bụi khiến xăng khó đến động cơ, hoặc nhiên liệu có cặn bẩn, cần được thay thế.
Ngoài ra, tình trạng này còn xuất hiện khi lượng xăng được bơm vào buồng đốt không đủ, làm giảm áp suất bên trong buồng đốt, từ đó tạo ra tiếng ồn khó chịu khi khởi động máy.
+) Bơm xăng bị nóng quá mức
Khi lượng nhiên liệu trong bình chứa xăng thường xuyên ở mức thấp, bơm sẽ phải hoạt động liên tục mà không được làm mát đầy đủ, dẫn đến tình trạng bơm xăng ô tô bị nóng, lâu dần ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của bơm.
+) Xe ô tô chết máy đột ngột
Bơm xăng có thể bị hỏng hoặc bị bao phủ bởi bụi bẩn làm cản trở đường đi của nhiên liệu từ bơm đến vòi phun có thể chết máy đột ngột. Do vậy khi thấy xe có dấu hiệu này nên mang xe kiểm tra, vệ sinh hoặc thay thế bơm xăng ngay lập tức.
+) Khí xả giảm hoặc tăng bất thường
Lượng khói xả ra ở bô xe nhiều hay ít sẽ phản ánh tình trạng hoạt động của bơm áp xăng. Trong trường hợp lái xe quan sát thấy lượng khí xả giảm đáng kể thì rất có khả năng bơm xăng bị yếu. Ngược lại khi thấy lượng khí xả ra tăng, nhiều khói trắng, đây là dấu hiệu hệ thống bơm xăng hỏng van 1 chiều và buồng đốt đánh lửa không kịp.
+) Xe hao xăng
Một trong những nguyên nhân khiến xe bị hao xăng đó là lọc xăng bị nghẹt khiến lượng xăng cấp đến buồng đốt không đều. Khi thiếu nhiên liệu, động cơ xe sẽ khó nổ và hụt hơi. Khi thừa xăng làm cho nhiên liệu cháy không hết, phải thải khói đen ra ngoài môi trường vừa gây hao xăng lẫn ô nhiễm không khí.
2.3.3 Lọc nhiên liệu trên xe Hyundai Sonata 2019
Lọc xăng hay lọc nhiên liệu là phụ tùng lọc, giúp lọc sạch nhiên liệu trước khi đi vào buồng đốt. Lọc xăng ngăn chặn bụi bẩn, nước… làm giảm hiệu năng đốt cháy nhiên liệu. Qua đó giúp duy trì hiệu suất động cơ, hạn chế tạo ra bụi, tăng cường tuổi thọ động cơ.
Hình 2.25: Lọc xăng dùng cho Hyundai Sonata 2019
Dấu hiệu hư hỏng của lọc nhiên liệu
+) Máy xe có tiếng gõ
Lọc xăng bị tắc nghẽn khiến lượng xăng đi vào buồng đốt không đủ làm giảm áp suất của buồng đốt gây ra tiếng kêu lạ.
+) Máy rung, yếu, khó nổ hoặc không nổ
Khi lọc xăng ô tô bị tắc nghẽn động cơ sẽ yếu hơn so với ban đầu do xăng khó thể bơm xăng vào buồng đốt xylanh động cơ đúng lưu lượng và thời điểm chính xác do lọc xăng bị tắc nghẽn làm máy bị rung khi chạy không tải. Nặng hơn xe sẽ khó đề, bị giật khi lên ga hay xe đang chạy và chết máy đột ngột…
+) Ống xả có tia lửa, khí thải nhiều
Nguyên nhân là do lọc xăng ô tô bị bẩn làm nguyên liệu không được đốt cháy hết bên trong xylanh động cơ nên khí thải ra đường ống xả bị cháy làm phát ra tia lửa và khí thải có màu đen hơn.
+) Xe tiêu hao xăng hơn
Lọc xăng bị nghẹt, tắc nghẽn khiến nhiên liệu bị cháy sớm hoặc cháy trễ dẫn đến đốt cháy không hết. Do đó xe sẽ thường tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn bình thường.
2.3.4 Bộ điều áp trên xe Hyundai Sonata 2019
Bộ điều áp quyết định đến việc duy trì áp suất nhiên liệu, đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả. Bộ điều áp này điều chỉnh áp suất nhiên liệu vào vòi phun ở 324 kPa (3.3 kgf/cm2) hay từ 40 bar ở chế độ cầm chừng đến 135 bar ở 6300
Bộ điều áp (van điều áp) là một thiết bị được làm bằng kim loại. Một hệ thống van điều áp dù đơn giản cũng đều có các đường ống dẫn và phân chia lưu chất về các ống nhỏ. Chính vì thế, lắp van điều áp có thể bảo vệ đường ống không bị nổ khi lưu chất bị dồn về đột ngột.
Bên cạnh đó, van điều áp còn thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh mức áp suất đầu vào của khí nén trong đường ống sao cho phù hợp. Từ đó, đảm bảo nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt sẽ có dạng tơi xốp, dễ dàng bốc hơi và tiết kiệm thời gian đốt cháy.
2.3.4.1 Hoạt động của van điều áp
Van điều áp điều chỉnh áp suất nhiên liệu ở một áp suất không thay đổi. Khi áp suất nhiên liệu vượt quá lực ép của lò xo trong bộ điều áp, van này mở ra để trả nhiên liệu trở về bình nhiên liệu và điều chỉnh áp suất.
Lỗ phun của vòi phun có độ chân không gây ra bởi chân không của đường ống nạp, nó hút nhiên liệu ra. Độ chân không này luôn luôn thay đổi tuỳ theo các tình trạng của động cơ. Vì vậy, đối với loại này ECU động cơ tính toán lượng phun nhiên liệu trong thời gian phun theo sự thay đổi của độ chân không trong đường ống nạp để đảm bảo cho vòi phun phun nhiên liệu thích hợp.
Hình 2.26: Van điều áp sử dụng trên Hyundai Sonata 2019
2.3.4.2 Dấu hiệu hư hỏng của van điều áp
+) Xe bị yếu, tăng tốc chậm
Khi động cơ bị giảm công suất làm xe tăng tốc chậm, tăng tốc khó, thậm chí còn có hiện tượng xe bị bỏ máy thì khả năng cao là do van điều áp gặp trục trặc. Vì
khi van điều áp bị hỏng, áp suất nhiên liệu sẽ không ổn định, trở nên quá thấp hoặc quá cao. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của động cơ.
+) Ống xả có khói đen
Xe có khói đen cũng là một dấu hiệu van điều áp nhiên liệu bị hư hỏng. Khi van điều áp bị hỏng, hỗn hợp nhiên liệu có thể giàu hơn khiến nhiên liệu cháy không hết, dẫn đến hiện tượng ống xả có khói đen.
+) Nhiên liệu rò rỉ
Màng cao su bên trong van điều áp hay vòng làm kín hỏng có thể khiến nhiên liệu bị rò rỉ ra ngoài, từ đó làm giảm áp suất nhiên liệu. Tình trạng này sẽ làm vòi phun hoạt động thiếu chính xác, dẫn đến hỗn hợp nhiên liệu bị giàu hơn hoặc nghèo hơn.
2.3.5 Ống dẫn nhiên liệu trên xe Hyundai Sonata 2019
Ống dẫn nhiên liệu có nhiệm vụ dẫn nhiên liệu từ bơm xăng đến các vòi phun để phun nhiên liệu.
Dấu hiệu hư hỏng của ống dẫn nhiên liệu bao gồm:
- Xe không khởi động, bị dừng đột ngột do vỡ đường ống làm thiếu nhiên liệu tới các vòi phun.
Hình 2.27: Cấu tạo cụm van phân phối và vòi phun
1. Bơm cao áp và bộ điều áp 2. Ống dẫn nhiên liệu áp suất cao 3. Ống phân phối nhiên liệu 4. Vòi phun
2.3.6 Bộ giảm rung trên xe Hyundai Sonata 2019
Bộ giảm rung này dùng một màng ngăn để hấp thụ một lượng nhỏ xung của áp suất nhiên liệu sinh ra bởi việc phun nhiên liệu và độ nén của bơm nhiên liệu. Một số kiểu động cơ không có bộ giảm rung. Bộ giảm rung có tác dụng làm cho hệ thống bớt rung giật.
Khi bộ giảm rung bị hỏng thì hệ thống sẽ hoạt động rung giật gây hư hỏng các chi tiết do không hấp thụ được sự rung động trong quá trình phun.
2.3.7 Vòi phun trên xe Hyundai Sonata 2019
Vòi phun phun nhiên liệu vào các cửa nạp của các xi lanh theo tín hiệu từ ECU động cơ. Các tín hiệu từ ECU động cơ làm cho dòng điện chạy vào cuộn dây điện từ, làm cho pít-tông bơm bị kéo, mở van để phun nhiên liệu. Vì hành trình của pít tông bơm không thay đổi, lượng phun nhiên liệu được điều chỉnh tại thời điểm
dòng điện chạy vào cuộn điện từ này. Lượng phun nhiên liệu khoảng 14,7g/s (tại 100 bar).
Hình 2.28: Vòi phun trên xe Hyundai
Các hư hỏng thường thấy của vòi phun
- Kim phun bị kẹt cứng trong đế kim phun: Trong trường hợp này, vòi phun không phun được nhiên liệu hoặc phun yếu.
Nguyên nhân:
+ Có thể xuất phát từ chất bẩn lọt vào giữa kim và đế kim
+ Thao tác làm sạch không tốt khiến cặn bẩn còn đọng lại trong đế kim phun + Nhiên liệu bị lẫn nước, nhiên liệu không đảm bảo chất lượng
+ Động cơ quá nóng làm biến dạng kim phun
+ Lắp kim phun vào động cơ không đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Chất lượng phun kém: Thay vì phun dưới dạng tia sương, vòi phun sẽ phun dạng hạt hoặc vòi phun không phun.
Nguyên nhân:
+ Kim phun và đế kim phun đã bị mòn + Lò xo yếu, ty đẩy gãy
+ Các chi tiết trên thân, nắp, vít điều chỉnh vòi phun bị nứt vỡ, chờn hỏng ren.
- Vòi phun không phun: Khi xe hoạt động, vòi phun sẽ không phun ra nhiên liệu do lỗ phun đã bị cặn bẩn làm tắc vì lỗ phun nhiên liệu có kích thước rất nhỏ.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN, SỬA CHỮA HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU TRÊN XE
HYUNDAI SONATA 2019 3.1 Kiểm tra áp suất nhiên liệu trong bình xăng
1. Xả áp suất còn dư trên đường ống nhiên liệu. 2. Sử dụng dụng cụ dụng cụ sửa chữa chuyên dụng .
(1) Tháo rời ống cấp nhiên liệu áp suất thấp từ cửa vào nhiên liệu áp suất thấp của máy bơm áp suất cao.
Có thể còn áp suất còn lại ngay cả sau khi xả áp suất nên việc đậy khớp nối ống mềm bằng khăn thấm để ngăn nhiên liệu còn dư tràn ra trước tháo rời giắc nối nhiên liệu nào khác.
(2) Lắp dụng cụ sửa chữa chuyên dụng để đo áp lực nhiên liệu ở giữa ống cấp nhiên liệu thấp áp và cửa vào nhiên liệu áp suất thấp của máy bơm áp suất cao. 3. Kiểm tra nhiên liệu rò trên mắc giữa ống cấp nhiên liệu thấp, cửa vào nhiên liệu áp suất thấp của máy bơm áp suất cao và dụng cụ sửa chữa chuyên dụng khi bật khóa điện.
4. Giá trị của áp suất nhiên liệu.
( 1 ) Khởi động máy và đo áp suất nhiên liệu ở chế độ cầm chừng.
Áp suất nhiên liệu : 480 ~ 500 kPa (4.9 ~ 5.1 kgf/cm, 69.7 ~ 72.5 psi)
Bảng 3.3: Bảng áp suất nhiên liệu khi cầm chừng
Áp suất nhiên liệu Nguyên nhân Bộ phận thay thế
Quá thấp Bộ lọc nhiên liệu tắc Bộ lọc nhiên liệu
Bộ lọc nhiên liệu rò Bộ điều chỉnh áp suất
Quá cao Bộ điều chỉnh áp suất
kẹt
Bộ điều chỉnh áp suất
(2 ) Tắt máy, rồi kiểm tra đổi đưa vào cách đọc áp kế nhiên liệu. Giá trị tiêu chuẩn : Nên đọc trong khoảng 5 phút sau khi dừng động cơ.
Bảng 3.4: Bảng áp suất nhiên liệu khi chạy thử
Áp suất nhiên liệu (Sau khi động cơ dừng)
Nguyên nhân Bộ phận thay thế
Áp suất giảm chậm Rò trên vòi phun Vòi phun
Áp suất giảm ngay lập tức Kiểm tra van của bơm
nhiên liệu kẹt mở không
(3) Tắt khóa điện OFF.
5. Xả áp suất còn lại trong ống nhiên liệu. 6. Kết thúc đo
(1) Tháo dụng cụ sửa chữa chuyên dụng để đo áp lực nhiên liệu ở giữa ống cấp nhiên liệu thấp áp và cửa vào nhiên liệu áp suất thấp của máy bơm áp suất cao.
(2) Lắp ống cấp nhiên liệu áp suất thấp từ cửa vào nhiên liệu áp suất thấp của máy bơm áp suất cao.
3.2 Quy trình tháo lắp bình xăng
1. Tháo áp suất trên đường ống nhiên liệu. 2. Tháo nệm ghế sau.
3. Tháo nắp để đậy bơm nhiên liệu trong thân xe. 4. Tháo đầu nối ống dẫn tắt nhiên liệu ( A ).
5. Ngắt nối đầu nối cảm biến áp suất nhiên liệu ( B ). 6. Ngắt nối mô đun điều khiển bơm nhiên liệu ( C ).
Hình 3.37: Ống dẫn và cảm biến áp suất ở bình xăng
7. Nâng xe lên.
8. Tháo bộ giảm âm chính.
9. Gối tựa bình nhiên liệu với kích. 10. Tháo rời ống mềm tiếp nhiên liệu. 11. Tháo rời đầu nối ống mềm thông hơi.