Đối tượng giám sát

Một phần của tài liệu Giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Chi nhánh Hà Nội (Trang 51 - 53)

Hiện nay, BHTGVN đang đang tham gia giám sát từ xa tổ chức tham gia BHTG là các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng hợp tác xã, QTDND và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD.

Điều 4, Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, quy định, ngoại trừ Ngân hàng chính sách, thì tất cả các TCTD (bao gồm: Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng Hợp tác xã, QTDND, Tổ chức tài chính vi mô) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân đều là đối tượng giám sát của BHTG.Trong từng thời kỳ, đối tượng, số lượng tổ chức tham gia BHTG Chi nhánh giám sát có sự biến động theo sự phân quyền của BHTGVN. Đến ngày 31/12/2019, Chi nhánh đang tham gia giám sát 226 tổ chức tham gia BHTG: Ngân hàng thương mại cổ phần 34 đơn vị chiếm 15%, QTDND 190 đơn vị chiếm 84%, 02 tổ chức tài chính vi mô chiếm 1%. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đối tượng là QTDND, dưới đây sẽ trình bày rõ hơn về hệ thống QTDND.

Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 tại Khoản 6 Điều 4 thì khái niệm về QTDND như sau: “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống”.

Hiện nay, các QTDND mới chỉ dừng lại với quy mô nhỏ. Tổng nguồn vốn huy động cho vay từ một vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng, chỉ có một vài

quỹ lên đến trăm tỷ đồng, nợ xấu thường rất thấp (dưới 1%). Đây là ưu điểm rất lớn so với mô hình ngân hàng thương mại. Nhưng mô hình sở hữu tập thể này cũng có vấn đề riêng của nó. Những thành viên không thể giám sát thường xuyên hay quá tin vào giám đốc quỹ, khiến sự lạm dụng quyền lực như quỹ Hoằng Hóa, Thanh Hóa có thể xảy ra. Việc lãnh đạo một số quỹ cố tình chiếm đoạt tài sản chung, cho vay sai nguyên tắc, lập chứng từ khống, hoặc không chịu trả tiền gửi cho người dân khiến quỹ bị thua lỗ không phải mới xảy ra lần đầu. Mà những người gửi tiền tại những Quỹ này đều là những người dân nghèo, những hộ dân nhỏ lẻ, có mức thu nhập thấp. Đối với họ những khoản tiền gửi nàylà các khoản tiết kiệm, là vốn lũy cả đời. Vì vậy, khi xảy ra những việc như vậy, họ sẽ bị mất tiền bạc, sẽ bị mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng. Do vậy, cần phải có một tổ chức để bảo vệ người dân, mang lại niềm tin và bảo hiểm cho các QTDND.

Hoạt động giám sát được coi là một kênh phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra các cảnh báo và đề xuất biện pháp giúp các TCTD khắc phục, phòng ngừa.

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung, các TCTD tham gia BHTG ngày càng lớn mạnh, hoạt động phức tạp hơn và rủi ro ngày càng lớn hơn đòi hỏi hoạt động BHTG nói chung và hoạt động giám sát nói riêng phải có những thay đổi phù hợp đề thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đối tượng giám sát của Chi nhánh gồm hai nhóm: nhóm các ngân hàng thương mại và nhóm hệ thống QTDND, tổ chức tài chính vi mô.

Bảng 2-2. Số lượng TCTD được Chi nhánh giám sát Năm Số lượng Ngânhàng thương

mại Số lượng tổ chức tài chính vi mô Số lượng QTDND Tổng số 2016 33 02 273 308 2017 34 02 189 225 2018 34 02 190 226 2019 34 02 190 226

Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2016-2019 của Chi nhánh

Qua bảng 2-3 cho thấy: Năm 2017 số lượng TCTD trên địa bàn giảm 83 đơn vị so với năm 2016 (do Chi nhánh bàn giao 98 QTDND cho Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ và nhận bàn giao 15 đơn vị từ Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ và Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hồ Chí Minh). Qua nghiệp vụ giám sát của mình, Chi nhánh đã thực hiện theo dõi, đánh giá hoạt động của các TCTD trên địa bàn nhằm phát hiện các TCTD có vi phạm. Từ đó, Chi nhánh đã tiến hành thủ tục cảnh báo với những đơn vị này. Thông qua công tác cảnh báo đã chỉ cho các TCTD thấy rõ những vi phạm phát sinh, những ảnh hưởng đến uy tín, sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động, giúp các TCTD nhìn nhận một cách khách quan những yếu kém, tồn tại và sớm có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa để phát triển tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Chi nhánh Hà Nội (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w