Đ18-21 Vẽ lưới thủy động lực học (lưới thấm)

Một phần của tài liệu Thủy lực 2 ( Nxb Nông nghiệp ) - Chương 18 pot (Trang 61 - 62)

D- Thấm qua thân đập đất trên nên không thấm

Đ18-21 Vẽ lưới thủy động lực học (lưới thấm)

Như ta đ∙ biết, lưới thủy động lực học có hai tính chất cơ bản: trực giao và thỏa m∙n (18-182). Dựa vào hai tính chất này ta có thể vẽ lưới thấm bằng phương pháp đồ thị gần đúng dần. Phương pháp đồ thị có thể ứng dụng cho cả hai trường hợp, thấm có áp và thấm không áp; nhưng trong dòng thấm không áp do đường b∙o hòa chưa biết trước nên việc vẽ

có phức tạp hơn. Dưới đây ta xét cho một khu vực thấm có áp như hình (18-36) mà các điều kiện biên đ∙ biết trước là hai đường dòng giới hạn C0 và C3, hai đường đẳng cột nước (đẳng thế) là C1 và C2. Do các đường đẳng thế là trực giao với đường dòng nên tất cả các đường đẳng thế đều phải trực giao với đường viền dưới đất của công trình và tầng không thấm nước ở dưới, còn tất cả các đường dòng đều phải trực giao với đáy thượng và hạ lưu.

Vẽ lưới thủy động lực học có thể bắt đầu từ những đường dòng. Chú ý điều kiện biên giới, trên hình (18-36) ta vẽ gần đúng bước đầu bốn đường dòng (1-1), (2-2), (3-3), (4-4). Như thế toàn bộ khu vực chuyển động phân ra năm giải riêng biệt.

1 2 3 4 1 2 3 4 C a c d b f h g e C C1 C 3 0 2 Hình 18-36

Rõ ràng rằng khi gần tới đường viền C0 và C3 đường dòng phải lấy dạng của chúng, còn với đường viền C1 và C2 phải hợp với chúng thành góc vuông.

Sau đó ta vẽ các đường đẳng cột nước. Để tiện sử dụng thường vẽ các lưới có ô vuông nghĩa là tỷ số ở (18-182) sẽ bằng đơn vị.

335 Lưới vẽ ra như vậy chưa thể đúng ngay được vì mới ước chừng bằng mắt. Vì vậy cần tiếp tục sửa lại cho chính xác, lúc đầu bằng mắt thường và sau là bằng các dụng cụ đo lường thích hợp để sao cho mọi ô lưới đều là hình vuông cạnh cong. Lưới vẽ ra được sẽ

được coi là chính xác khi thỏa m∙n các điều kiện sau:

a) Tất cả các đường dòng và đường đẳng thế đều phải trực giao với nhau. Điều này phải thể hiện ở mọi giao điểm của các đường dòng và đường đẳng thế của lưới thấm, kể cả các điểm nằm trên đường viền của khu vực thấm.

b) Các ô lưới phải là những hình vuông cạnh cong, các đường chéo của các hình vuông phải bằng nhau.

c) Tiếp tuyến của các đường đẳng thế vẽ từ các điểm góc của đường viền phải trùng với phân giác của các góc đó, đặc biệt lúc đường đẳng thế đi qua các đáy cọc thì chính đường này lại là đường kéo dài của cọc.

Một phần của tài liệu Thủy lực 2 ( Nxb Nông nghiệp ) - Chương 18 pot (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)