D- Thấm qua thân đập đất trên nên không thấm
Đ18-20 Khái niệm về cách giải bài toán thấm bằng phương pháp cơ học chất lỏng
bằng phương pháp cơ học chất lỏng
Mục đích của việc giải bài toán thấm là tìm ra hàm số cột nước h(x, y) (hoặc hàm thế
j(x, y) thỏa m∙n phương trình Lapơlátxơ và các điều kiện biên giới. Biết được j(x, y), ta có thể tìm ra y(x, y) và từ đó vẽ được lưới thủy động lực học cũng như có thể xác định được mọi yếu tố thủy lực trong khu vực thấm.
Vấn đề cơ bản và khó giải quyết nhất ở đây là giải phương trình Lapơlátxơ (tìm ra hàm số j hoặc h). Việc giải phương trình Lapơlátxơ được giới thiệu ở môn Vật lý – Toán. Để giải phương trình Lapơlátxơ cho những sơ đồ khác nhau của đường viền dưới đất, người ta phải dùng những phương pháp toán học đặc biệt như phương pháp hàm số biến phức, phương pháp biến hình bảo giác v.v...
N. N. Pavơlốpsi dùng phương pháp cơ học chất lỏng để giải một số bài toán thấm dưới nền đồng chất, nhưng dẫn tới những biểu thức tính toán khá phức tạp, nên dùng trong thực tế có khó khăn (do trong các biểu thức đó có các hàm số đặc biệt, các tích phân eliptich, sin-eliptich v.v...). Lê Văn Thiêm (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ)) cũng đ∙ dùng phương pháp cơ học chất lỏng giải bài toán thấm dưới nền có hai lớp đất nằm ngang có hệ số thấm khác nhau... Nhưng nói chung, nhiều trường hợp trong thực tế không giải được bằng phương pháp cơ học chất lỏng, do còn tồn tại nhiều khó khăn về mặt toán học.
Như vậy, phương pháp cơ học chất lỏng chủ yếu có tầm quan trọng về mặt lý thuyết, trên cơ sở đó người ta có thể đưa ra những cách giải gần đúng. ứng dụng những lời giải cơ học chất lỏng ta có thể lập được các biểu đồ tính toán có thể dùng trong thực tế.
Để vẽ lưới thủy động lực học người ta thường không dùng phương pháp lý luận mà dùng phương pháp thực nghiệm dựa vào tích chất của lưới là trực giao và thỏa m∙n (18-182).
Gần đây người ta dùng các phương pháp gần đúng và không cần vẽ lưới thủy động lực học như phương pháp phân đoạn của Pavơlốpski, phương pháp độ dài ảo của V. S. Côdơlốp, phương pháp giải tiệm cận của S. N. Numêrốp, phương pháp hệ số lực cản của R. R. Trugaép, v.v...