Các trách nhiệm pháp lý đối với an tồn lao động ngành xây dựng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông hồng (Trang 76)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng thực hiện CSR và CK của NV trong các DNXD đồng bằng sơng

4.1.1. Các trách nhiệm pháp lý đối với an tồn lao động ngành xây dựng

Tại Việt Nam, Nhà nước sẽ đĩng vai trị quản lý và giám sát tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế. Vì vậy, mỗi ngành nghề sẽ cĩ các văn bản quy định riêng. Đối với ngành xây dựng, nhằm đảm bảo sức khỏe và mơi trường làm việc an tồn cho NV tại nơi làm việc, Chính phủ cũng như Bộ xây dựng cũng đã ban hành các văn bản về các quy phạm kỹ thuật an tồn trong xây dựng. Cụ thể, các quy định về an tồn cơng trình và an tồn lao động như: Các quy định về sức khỏe và cơng tác an tồn tại cơng trường quy định trong Luật Xây dựng 50/2014/QH13, Luật An tồn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, và Thơng tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an tồn lao động trong thi cơng xây dựng.

Đối với chủđầu tư, các văn bản đã nêu rõ trách nhiệm của chủđầu tư trong việc đảm bảo an tồn cho NV tại các cơng trường gồm (1) Tuân thủ các quy định an tồn lao động theo phê duyệt của nhà thầu; (2) Kiểm tra, giám sát các an tồn lao động khi thi cơng; (3) Cử người cĩ chuyên mơn và năng lực theo dõi, giám sát tuân thủ an tồn lao động; (4) Hợp tác, phối hợp trong thực hiện an tồn lao động tại nơi làm việc và giải quyết các vấn đề phát sinh tại cơng trường; (5) cùng nhà thầu xử lý tai nạn lao động, sự cố gây mất an tồn lao động tại nơi làm việc; (6) Thuê các bên tư vấn, giám sát quản lý an tồn cơng trường làm việc.

Đối với nhà thầu, các quy định cũng nêu rõ trách nhiệm trong đảm bảo an tồn tại cơng trường gồm: (1) Đề xuất và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo đảm an tồn khi thi cơng; (2) Lập bộ phận quản lý an tồn theo quy định của nhà nước; (3) Kiểm tra thường xuyên hoạt động an tồn lao động; (4) Cĩ các phương án thi cơng an tồn cho các cơng trình đặc thù; (5) Khi phát hiện nguy cơ tai nạn, nhà thầu cần dựng thi cơng để cĩ các giải pháp an tồn; (6) Khắc phục hậu quả tai nạn đã xảy ra; (7) Thường xuyên báo cáo chủ đầu tư về an tồn lao động tại cơng trường thi cơng. Bên cạnh đĩ, các doanh nghiệp ngành xây dựng cũng cần thực hiện các hoạt động nhưđặt biển báo, đảm bảo quy chuẩn độ ồn âm thanh, ánh sáng, bảo trì thiết bị, đồ bảo hộ lao

4.1.2. CSR đối vi NV trong DNXD đồng bng sơng Hng

Như chúng ta đã biết, đồng bằng sơng Hồng bao gồm 10 tỉnh thành, trong đĩ cĩ 2 thành phố trực thuộc trung ương, 8 tỉnh với 12 thành phố thuộc tỉnh. Các tỉnh thành phố thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phịng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích của vùng là nhỏ nhất nước ta chỉ với diện tích 14806 km2 (chiếm 4,5 % diện tích cả nước) và 19,5 triệu người nhưng lại là vùng cĩ mật độ dân số cao nhất Việt Nam. Với đặc thù của ngành xây dựng, các DNXD ởđồng bằng sơng Hồng mặc dù đăng ký kinh doanh tại địa bàn đồng bằng sơng Hồng nhưng thực tế đã hoạt động khơng chỉ khu vực đăng ký mà hoạt động rộng khắp cả nước. Bên cạnh đĩ, các hoạt động của các doanh nghiệp này cũng khá đa dạng và trải rộng khắp các khía cạnh của hoạt động xây dựng từ sản xuất vật liệu xây dựng, nhà thầu thi cơng đến chủđầu tư các dự án.

Đối với các DNXD ở đồng bằng sơng Hồng, thực tế nghiên cứu sinh nghiên cứu và khảo sát thực tiễn cho thấy bên cạnh những kết quả kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp xây dựng, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngành xây dựng cịn chú trọng đến các hoạt động đĩng gĩp cho cộng đồng và xã hội, gĩp phần vào việc nâng cao chất lượng sống của người dân thơng qua các hoạt động CSR. Theo đánh giá của Vietnam Report 2021, các doanh nghiệp nằm trong Top 10 cơng ty uy tín ngành xây dựng là những DNXD khơng chỉ cĩ hoạt động kinh doanh tốt và tăng trưởng cao mà cịn cĩ trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, gĩp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam. Các doanh nghiệp này gồm Cơng ty cổ phần tập đồn Vingroup, Cơng ty cổ phần Tập đồn đầu tư địa ốc Viglacera, Cơng ty cổ phần Tập đồn Ecopark, Tập đồn Hịa Bình, Tập đồn Coteccons, Tập đồn Nam Cường, Cơng ty TNHH tập đồn xây dựng Delta, Cơng ty cổ phần Tập đồn Hưng Thịnh... Đây là những DNXD đã chú trọng đến cơng tác CSR đối với NV, cộng đồng, khách hàng và đĩng thuế cho nhà nước.

Điển hình là tập đồn Vingroup quan tâm đến cộng đồng và con người thơng qua việc xây dựng hạ tầng, cải tạo đường xá, địa hình tại khu vực xây dựng, hay sử dụng thiết bị hiện đại trong thi cơng nhằm bảo vệ mơi trường. Cơng ty đã luơn tích hợp yếu tố CSR vào kế hoạch vận hành. Từ khâu thiết kế, xây dựng và vận hành, cơng ty đều lấy việc bảo vệ mơi trường làm kim chỉ nam cho các hành động của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà tất cả các tổ hợp chung cư, tịa nhà cho thuê, hay các khu nghỉ dưỡng, cơng ty đều chăm chút và chú trọng đến các yếu tố sinh thái, bảo vệ mơi trường và tiết kiệm năng lượng. Hầu hết các cơng trình của tập đồn này đều thiết kế

đi kèm các tiện ích như hệ thống trường học, siêu thị, cảnh quan. Những hoạt động này thực chất là những hoạt động tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng dân cư (hay chính là các khách hàng của tập đồn).

Coi phát triển “xanh” là yếu tố nịng cốt xuyên suốt cho mọi hoạt động xây dựng, kinh doanh, chuyển giao, vận hành, Vingroup luơn chú trọng đến các trách nhiệm với cộng đồng, khách hàng và mơi trường. Song song với việc thực hiện CSR trong quá trình xây dựng và kinh doanh, cơng ty cũng cĩ rất nhiều chương trình CSR đối với NV làm việc tại cơng ty như các hoạt động đào tạo thường xuyên cho nhân viên, tạo ra các gĩi đãi ngộ và phúc lợi cho nhân viên như mua nhà trả gĩp, giảm học phí cho con em học trong các trường trong hệ thống của Vinschool, miễn hoặc giảm phí khám bệnh cho nhân viên làm việc tại tập đồn được khám và chăm sĩc sức khỏe tại hệ thống Vinmec, cung cấp các gĩi phúc lợi ưu đãi cho nhân viên nghỉ dưỡng tại hệ thống các khu nghỉ dưỡng của cơng ty, tạo mơi trường làm việc xanh và thân thiện với mơi trường, tuân thủ các quy định của pháp luật đối với người lao động cũng như cĩ những hoạt động đối thoại cởi mở với người lao động về các chính sách và điều kiện làm việc.

Ví dụđiển hình thứ hai là Tập đồn DELTẠ Đây là DNXD hàng đầu Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng khơng quên đặt trách nhiệm xã hội trên vai trên hành trình bước tớị Tập đồn DELTA trong quá trình hoạt động kinh doanh luơn gắn với triết lý: Doanh nghiệp phát triển bền vững cần cĩ ý thức cao độ về trách nhiệm với cộng đồng và xã hộị Chính vì vậy mà trong giai đoạn 2015 - 2020, Tập đồn DELTA đã phát động phong trào này và quyên gĩp hỗ trợ cho các khu vực khĩ khăn, các vùng bị thiên tai, lũ quét, và đặc biệt là quyên gĩp cùng đất nước chung tay chống dịch Covid 19. Khơng dừng lại ởđĩ, tiếp nối truyền thơng tương thân tương ái, trong tháng 6/2021, Tập đồn đã chung tay với chính phủ chống dịch Covid-19 bằng hành động cụ thể. Từ lãnh đạo tới nhân viên, tất cả đều ủng hộ nhiều ngày lương để cùng đồng bào chống dịch. Cùng sự hỗ trợ của phía cơ quan chức năng địa phương, doanh nghiệp đã tổ chức chuyến đi tới thăm và tặng quà cho bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện dã chiến Bắc Giang và Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Trong đại dịch Covid-19, hầu hết các DNXD phải hứng chịu khơng ít những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch. Tình trạng các cơng trình phải dừng, hỗn, thiếu hụt nguồn vốn từ phía chủđầu tư diễn ra ở nhiều nơị Cĩ nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lương, cắt giảm nhân sự, thậm chí đi đến bờ vực phá sản trong tâm bão của đại dịch. Tuy nhiên, tập đồn DELTA Group vẫn luơn cố gắng hết sức để cán bộ nhân viên yên tâm cơng tác. Đây cĩ thể xem là một trong những hoạt động CSR đối với NV

thiết thực nhất của doanh nghiệp nàỵ Cụ thể, tập đồn chưa một lần phải cắt giảm nhân sự và chếđộ lương, tập đồn vẫn cố gắng chăm lo cho đời sống của nhân viên từ những bữa ăn trưa đầy đủ dinh dưỡng. Các lãnh đạo trong Ban giám đốc và Cơng đồn luơn quan tâm, sát sao trong từng việc nhỏ như sửa lại phịng ăn, lắp thêm rèm cửa, điều hịa để các cán bộ, nhân viên tại văn phịng nghỉ trưa trong điều kiện tốt hơn. Khi đại dịch quay trở lại, tập đồn cũng rất nhanh chĩng triển khai phương án ăn trưa giãn cách đểđảm bảo an tồn cho tất cả nhân viên của tập đồn nĩi riêng và cho cộng đồng nĩi chung. Tập đồn cịn thực CSR với người lao động thơng qua việc khuyến khích và thúc đẩy các phong trào ý nghĩa để NV trong tập đồn DELTA nhằm nâng cao sức khỏe và tinh thần cho các thành viên. Cơng đồn tập đồn DELTA đã tổ chức tham gia các phong trào, hội khỏe cơng nhân, viên chức, lao động ngành xây dựng hàng năm và các hoạt động thể dục thể thao khác trong tập đồn.

Tiếp đến là việc thực CSR của tập đồn Xây dựng Hịa Bình. Từ khi ra đời, doanh nghiệp này đã gĩp phần tạo ra các đơ thị, thành phố văn minh và hiện đại, các sản phẩm xây dựng chất lượng cao, bền đẹp trên khắp cả nước. Đến nay, doanh nghiệp đã hồn thành hơn 500 cơng trình ở các lĩnh vực nhà ở, bệnh viện, resort, khách sạn, trường học, nhà máy… Tập đồn luơn được khách hàng tin tưởng giao thầu thực hiện các cơng trình quy mơ lớn. Đối với cộng đồng xã hội, Hịa Bình tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện. Doanh nghiệp đã thành lập ra Quỹ Hỗ trợ Giáo dục Lê Mộng Đào nhằm giúp cho các em học sinh nghèo cả nước học giỏi cơ hội đi học và phát triển. Trong 3 năm (2016 - 2018), doanh nghiệp đã tài trợ số tiền 8,13 tỷđồng cho các em học sinh nghèo vượt khĩ. Nhờ các hoạt động đối với xã hội và cộng đồng mà doanh nghiệp này đã được nhận danh hiệu Doanh nghiệp Phát triển bền vững trên 30 năm và Doanh nghiệp “Sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh 2019” của Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Với bộ tiêu chí xét chọn tồn diện gồm 7 tiêu chí trong đĩ cĩ tiêu chí tuân thủ pháp luật, khơng gây ơ nhiễm mơi trường, trách nhiệm xã hội đối với người lao động, trách nhiệm đối với khách hàng,… Giải thưởng này là sự ghi nhận của hiệp hội các doanh nghiệp đối với những đĩng gĩp và thành tích xuất sắc của tập đồn Xây dựng Hịa Bình cho cộng đồng, địa phương và sự phát triển kinh tếđất nước.

Đối với NV, tập đồn Xây dựng Hịa Bình luơn cĩ các chế độ đãi ngộ tốt về lương bổng và chương trình đào tạo cho NV, tạo cơ hội thăng tiến cơng bằng và minh bạch cho nhân viên, tạo mơi trường làm việc an tồn cho nhân viên, thực hiện đối thoại cởi mở với nhân viên về các chính sách và điều kiện làm việc. Nhờ thực hiện tốt CSR đối với nhân viên mà trong liên tục nhiều năm liền tập đồn Hịa Bình là doanh

nghiệp nằm trong “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”. Việc cĩ được danh hiệu này khiến cho thương hiệu của doanh nghiệp cĩ được sự thiện cảm đối với các NV tiềm năng của doanh nghiệp. Danh hiệu này cũng một lần nữa khẳng định sự thức thời, tầm nhìn của ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc kinh doanh cĩ trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đối với chính những người NV trong doanh nghiệp trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường lao động ngành xây dựng.

Bên cạnh một số DNXD lớn ở đồng bằng sơng Hồng đã xem việc thực hiện CSR nĩi chung và CSR đối với NV là định hướng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì vẫn cịn khá nhiều các DNXD nhỏ và vừa chưa thực hiện tốt CSR đối với NV và đảm bảo an tồn cho NV. Khơng khĩ để nhận thấy, tại các DNXD nhỏ và vừa vẫn cịn tình trạng NV khơng được đào tạo an tồn lao động và trang bị thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc. Theo số liệu của sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội năm 2020, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 388 vụ tai nạn lao động xảy ra tại các cơng trình xây dựng nhỏ lẻ. Điều đáng nĩi, hầu hết nạn nhân của các vụ tai nạn là NV tại các cơng trình nhỏ lẻ, khơng cĩ hợp đồng lao động, khơng đĩng bảo hiểm nên quyền lợi khơng được bảo đảm. Khi các tai nạn xảy ra, người thiệt đầu tiên là những người lao động nhưng các doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động cũng phải chịu trách nhiệm, thậm chí là trách nhiệm hình sự trong việc vơ ý để xảy ra thi cơng khơng an tồn trong quá trình xây dựng các cơng trình.

Theo các số liệu thống kê của Tổng liên đồn lao động Việt Nam năm 2020, tại các tỉnh, thành phốđồng bằng sơng Hồng, 40% tổng số vụ tại nạn lao động hàng năm là từ ngành xây dựng, điều báo động là các tai nạn lao động này thường xảy ra tại các cơng trình nhỏ lẻ do các cơng ty xây dựng nhỏ hoặc nhà thầu tự phát thực hiện. Các đơn vị thi cơng nhỏ lẻ này thường thiếu các kiến thức và thiết bị bảo hộ lao động khi thi cơng. Bên cạnh đĩ, khi thi cơng các cơng trình nhỏ, đơn vị thi cơng thường vừa thi cơng vừa giám sát dẫn tới tình trạng thiếu an tồn và tai nạn. Cụ thể hơn, các báo cáo trong ngành xây dựng đã chỉ ra những ví dụ về các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thi cơng cơng trình đã: (i) khơng cĩ các khảo sát, đánh giá đầy đủ về các rủi ro đối với NV trong quá trình thi cơng; (ii) thiếu đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện các kiến thức về an tồn lao động cho NV khi giao việc; (iii) thiếu các quy trình quy định thi cơng an tồn, thiếu các dự báo và hướng dẫn xử lý sự cố trong thi cơng đối với vấn đề an tồn lao động; (iv) thiếu kiểm định tính an tồn của máy mĩc, thiết bị khi thực hiện thi cơng cơng trình xây dựng. Thiếu thiết bị an tồn cho người lao động khi thực hiện thi cơng hoặc cĩ thiết bị theo kiểu đối phĩ khi bị thanh tra, kiểm trạ

Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho biết cĩ đến hơn 60% cơng nhân ngành xây dựng khu vực đồng bằng sơng Hồng là lao động thời vụ và khơng được tham gia các loại bảo hiểm trong thời gian làm việc. Đội ngũ NV này thường chưa qua đào tạo và khơng cĩ kiến thức về bảo hộ lao động cũng như kỹ năng sử dụng an tồn các thiết bị thi cơng xây dựng. Chính điều này dẫn tới việc các rủi ro cĩ thể xảy ra bất cứ lúc nào khi làm việc. Các DNXD nhỏ và vừa chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định về an tồn và chưa thực hiện tốt CSR đối với NV diễn ra phổ biến ở nhiều quận, huyện, thị xã. Mọi giao dịch giữa cơng nhân và chủ doanh nghiệp xây dựng đều là thỏa thuận miệng, khơng cĩ hợp đồng ràng buộc, nên khi bị ốm hay gặp tai nạn xẩy ra, người lao động khơng được hưởng quyền lợi gì. Trong khi đĩ, cơng tác thanh tra, kiểm tra về an tồn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông hồng (Trang 76)