Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 82 - 86)

dẫn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung Luật BHTG và các văn bản pháp luật liên quan

Luật BHTG số 06/2012/QH13 được ban hành là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất quy định địa vị pháp lý của Tổ chức BHTG, chính sách BHTG tại Việt Nam cũng như chức năng và nhiệm vụ của Tổ chức BHTG. Qua 7 năm thi hành kể từ ngày luật có hiệu lực, BHTGVN đã bảo vệ tốt quyền và lợi ích của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng, an ninh chính trị tại địa phương. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện cũng bộc lộ những hạn chế nhất định cần được đánh giá, tổng kết, bổ sung, cập nhật để phù hợp với tình hình mới, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động BHTG có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD 2017 đã có những quy định mới, tạo hành lang pháp lý, nâng cao vai trò, vị thế của BHTGVN khi tham gia vào quá trình cơ cấu lại TCTD yếu kém như: Tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi; Cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB; Mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ; Tham gia xây dựng phương án phá sản TCTD được KSĐB và xem xét miễn giảm phí BHTG đối với TCTD được KSĐB.

NHNN đã ban hành Thông tư 24/2014 hướng dẫn thi hành luật BHTG, Thông tư 01/2018 về cho vay đặc biệt, Thông tư 11/2019/TT-NHNN về KSĐB, các văn bản trên đã hướng dẫn cụ thể hóa các quy định của pháp luật và đã được triển khai trong thực tế; Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng cũng phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung hướng dẫn cụ thể hơn đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Theo chiến lược BHTGVN và kế hoạch sửa đổi bổ sung Luật BHTG năm 2012, BHTGVN sẽ đề xuất nhiều nội dung sửa đổi tổng thể từ mô hình

tổ chức BHTG, chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN để phù hợp với Luật TCTD năm 2017, Chỉ thị 06/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ và vai trò của BHTGVN trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền và an toàn hệ thống ngân hàng.

Trong phạm vi đề tài này, đề nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về KSĐB để nâng cao hiệu quả công tác tham gia KSĐB của BHTGVN. Những quy định về công tác tham gia KSĐB của BHTGVN đã được quy định trong Luật các TCTD năm 2017, Thông tư số 01/2018/TT-NHNN, Thông tư số 11/2019/TT-NHNN cần được nghiên cứu, xem xét và đưa vào Luật BHTG (sửa đổi, bổ sung).

Các nội dung cụ thể:

a.Về Kiểm soát đặc biệt

Luật các TCTD năm 2017 đã quy định trách nhiệm của BHTGVN trong việc cử cán bộ tham gia Ban KSĐB và phối hợp với CQTTGSNH, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Ban KSĐB trong quá trình KSĐB; không quy định cụ thể nhiệm vụ của BHTGVN trong tham gia Ban KSĐB nên khó khăn trong việc kiểm tra, xác minh, đối chiếu, lập danh sách tiền gửi và người gửi tiền; xây dựng phương án dự kiến chi trả, có căn cứ tham gia ý kiến đánh giá phương án phục hồi, cho vay đặc biệt.

Hiện nay, NHNN Việt Nam đang chỉ đạo BHTGVN kiểm tra an toàn một số QTDND. Trên cơ sở đó, tổng kết, rút kinh nghiệm để có thể kiểm tra an toàn được nhiều QTDND trong thời gian tới. Vì vậy, đề nghị cần nghiên cứu, xem xét mở rộng thẩm quyền của BHTGVN trong kiểm tra an toàn TCTD nói chung và QTDND nói riêng.

b.Về cho vay đặc biệt

Nguồn vốn cho vay: Luật các TCTD năm 2017 đã quy định về cho vay đặc biệt, nhưng chưa quy định về nguồn cho vay đặc biệt trong trường hợp

cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản. Vì vậy, đề nghị cần quy định nguồn cho vay đặc biệt để BHTGVN có cơ sở thực hiện.

Đối với Công ty tài chính: theo Luật BHTG, Công ty tài chính không phải là tổ chức tham gia BHTG do không được nhận tiền gửi của cá nhân; trong khi đó, Luật các TCTD năm 2017 lại quy định BHTGVN cho vay đặc biệt đối với Công ty tài chính là chưa phù hợp với quy định của Luật BHTG.

Về xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được trong trường hợp cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với TCTD được KSĐB và cho vay đặc biệt theo quyết định của NHNN để hỗ trợ thanh khoản đối với QTDND, Tổ chức tài chính vi mô, Công ty tài chính chưa được quy định, đề nghị: Việc xử lý

số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được theo quy định của pháp luật. Tổ chức BHTG báo cáo NHNNVN, Bộ Tài chính chấp thuận về việc giảm trừ vào Quỹ dự phòng nghiệp vụ số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được.

c.Về chuyển giao bắt buộc Qũy tín dụng nhân dân

Luật TCTD năm 2017 quy định về chuyển giao bắt buộc đối với NHTM, không quy định chuyển giao bắt buộc đối với QTDND. QTDND hoạt động theo mô hình hợp tác, sở hữu tập thể, do pháp nhân và các hộ gia đình thành lập, mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên để phát triển sản xuất, kinh doanh, không vì mục tiêu lợi nhuận; Tuy nhiên, QTDND hoạt động theo Luật các TCTD năm 2017 thực hiện các hoạt động ngân hàng. Vì vậy, có thể quy định chuyển giao bắt buộc QTDND như đối với các NHTM.

d.Về phá sản, thanh lý, thu hồi tài sản Về phá sản TCTD

Pháp luật quy định về phá sản doanh nghiệp nói chung, TCTD nói riêng cũng tương đối đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cũng có những vướng mắc trong áp dụng thực hiện vì tại Điều 22 Luật BHTG quy định: NHNN có văn bản chấm dứt KSĐB hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc

không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản. Trong khi đó, việc áp dụng phá sản TCTD là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, kéo dài không đảm bảo được quyền lợi của người gửi tiền. Vì vậy, đề nghị sửa điều 22 Luật BHTG theo hướng: NHNN có văn bản chấm dứt KSĐB hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD là tổ chức tham gia BHTG vẫn mất khả năng thanh toán. Như vậy, sau khi TCTD mất khả năng thanh toán, NHNN có thể ra văn bản về chấm dứt KSĐB ..., BHTGVN thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền. Sau đó, vào thời điểm thích hợp, TCTD hoặc các chủ nợ khác làm đơn yêu cầu mở thụ tục phá sản để Tòa án xem xét, giải quyết theo thủ tục phá sản.

Về thanh lý và thu hồi nợ

Trong thực tế, BHTGVN đã được Thủ tướng Chính phủ xóa nợ số tiền không thu hồi trong thanh lý, thu hồi tài sản đối với các QTDND mà BHTGVN đã chi trả BHTG. Vì vậy, cần quy định thẩm quyền, quy trình, thủ tục xóa nợ đối với số tiền BHTGVN không thu hồi được trong quá trình thanh lý, phá sản TCTD.

Ngoài ra, BHTGVN cần chủ động tham mưu, đề xuất với NHNN, Bộ tài chính, Bộ LĐ - TBXH và các đơn vị liên quan để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ BHTG, chế độ tài chính của BHTGVN và các nội dung khác liên quan đến BHTGVN để BHTGVN có đủ căn cứ để triển khai, thực hiện các nghiệp vụ BHTG nói chung, công tác tham gia KSĐB nói riêng có hiệu quả.

3.2.1.2. Xây dựng các văn bản hướng dẫn của BHTG

Thực hiện Luật các TCTD năm 2017, BHTGVN đã ban hành Quy chế và Hướng dẫn cho vay đặc biệt, Hướng dẫn về đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, Quy chế về mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ. Trong thời

gian tới, công tác tham gia KSĐB của BHTGVN cần triển khai thực hiện tốt các quy định trên để góp phần quan trọng vào việc cơ cấu lại các TCTD yếu kém, được đặt vào KSĐB có kết quả.

Thông tư số 11/2019/TT-NHNN ngày 2/8/2019 quy định về KSĐB đối với TCTD thay thế Thông tư 07/2013/TT-NHNN là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu mới về cơ cấu lại TCTD yếu kém theo quy định của Luật các TCTD năm 2017. Thông tư số 11/2019/TT-NHNN đã xác định vị trí của BHTGVN trong tham gia KSĐB có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với CQTTGSNH, NHNN, Ban KSĐB.

Trong thời gian tới, BHTGVN cần phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Quy chế phối hợp công tác; trong đó quy định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, chia sẻ thông tin và sự phối hợp trong việc xử lý các công việc phát sinh trong quá trình KSĐB theo quy định của Luật các TCTD năm 2017.

Triển khai thi hành Luật BHTG và Thông tư số 07/2013/TT-NHNN về KSĐB, BHTGVN đã ban hành Hướng dẫn 1215 và Công văn số 415 về công tác tham gia KSĐB của BHTGVN và đã triển khai thực hiện trong thời gian qua và đem lại kết quả tốt. Triển khai các quy định mới của Luật các TCTD năm 2017 và Thông tư số 11/2019/TT-NHNN về KSĐB, BHTGVN cần nghiên cứu và ban hành Quy chế về công tác tham gia KSĐB thay thế Hướng dẫn 1215 và Công văn số 415 để BHTGVN thực hiện tốt công tác tham gia KSĐB trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w