3.1 .Phƣơng hƣớng
3.2. Đề xuất một số giải pháp
3.2.4. Mở rộng dân chủ trong đảng, nâng cao trình độ mọi mặt của cán
cán bộ, đảng viên trong đảng bộ huyện Thanh Chương
Để nâng cao chất lượng tình hình thực hiện nguyên tắc TPB-PB mở rộng dân chủ trong Đảng là việc làm cần thiết và không thể thiếu đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện một cách nghiêm túc, phát huy được trí tuệ của tập thể bên cạnh đó cần nâng cao trình độ mọi mặt của người CB, ĐV thì ngun tắc này mới đem lại hiệu quả có trình độ thì việc nắm bắt, trình bày và giải quyết vấn đề có tính khoa học. Vì vậy, việc phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng gắn với kỷ luật, kỷ cương, TPB - PB là một giải pháp quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Có thực hành dân chủ rộng rãi, thì TPB-PB mới trở thành nền nếp được thực hiện thường xuyên trong Đảng. TPB-PB là cuộc đấu tranh tư tưởng cam go, phức tạp giữa cái đúng, cái sai, giữa thiện và ác, nếu như khơng thực hiện dân chủ, thì cán bộ, đảng viên dù có ý kiến cũng khơng dám nói, muốn PB cũng sợ khơng dám PB, thấy sai sẽ xem như không thấy, cũng không dám lên tiếng mà phải xem TPB - PB xuất phát từ lợi ích của mỗi ĐV. TPB - PB không làm giảm sút uy tín của CB, ĐV mà thể hiện dũng khí của người ĐV Đảng Cộng sản, vì vậy, mỗi CB, ĐV nghiêm túc thực hiện TPB - PB, khơng vì sĩ diện cá nhân, hay nịnh bợ cấp trên mà đưa ra những ý kiến PB qua loa, che giấu khuyết điểm hay nêu khuyết điểm nhưng thực chất là đề cao ưu điểm. TPB - PB phải gắn với kỷ luật, kỷ cương, phê bình đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ, không PB người khác một cách nặng nề, khơng nói xấu CB, ĐV trong tổ chức đảng,lựa chiều khi PB người khác, nhất là khi PB CB chủ chốt, CB cấp trên và tất cả những ý kiến PB phải tuân thủ những nội dung PB, không đem những chuyện cá nhân, riêng tư, vụn vặt không ảnh hưởng đến tổ chức để PB trước tổ chức mà phải làm sao để người bị PB thấy được khuyết điểm. Bác Hồ đã dạy CB, ĐV: “Thấy được khuyết điểm là một bước tiến bộ. Nhưng mới chỉ là bước đầu. Thấy rồi phải lo sửa. Đang sửa thì phải sửa cho hết. Đã sửa rồi thì phải giữ mình đừng để mắc phải nữa”. Cho
nên, qua mỗi kỳ TPB - PB, ĐV hay là ĐV giữ chức vụ lãnh đạo phải kịp thời rút kinh nghiệm để có biện pháp cụ thể phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, trường hợp ĐV vi phạm đến mức phải kỷ luật thì khơng khoan nhượng, chậm trễ, thực hiện xử lý kỷ luật theo quy định mà Đảng đã đề ra. Tính chủ động trong việc thực hiện TPB và PB khơng tự nhiên mà có, nó địi hỏi năng lực, trình độ và cả bản lĩnh chính trị vững vàng không ngừng học tập, tu dưỡng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của mỗi ĐV tự rèn giũa mà nên.
3.2.5.Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tự phê bình và phê bình, đánh giá xếp loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên hàng năm.
Duy trì nghiêm nền nếp, chế độ sinh hoạt TPB-PB. Đây là biện pháp rất quan trọng, vấn đề có tính ngun tắc trong hoạt động của tổ chức đảng. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm, hiệu quả TPB-PB, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, ĐV hằng năm. Các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở cần chủ động xây dựng kế hoạch, duy trì, thực hiện nghiêm nền nếp, chế độ TPB-PB để đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức đảng, ĐV. Qua đó, ngăn ngừa, đẩy lùi biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong từng CB,ĐV hiện nay.
Trong sinh hoạt TPB-PB cần có động cơ trong sáng, thái độ chân thành, đánh giá đúng sự thật, không nể nang, né tránh, bao che khuyết điểm; khơng lợi dụng TPB-PB để cơng kích, nói xấu, hạ uy tín của đồng chí, đồng đội. Phương châm tiến hành là: cấp trên phải gương mẫu TPB trước, cấp dưới làm sau; tập thể làm trước, cá nhân làm sau, “cấp ủy cấp trên chủ động gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân ở những nơi có vấn đề phức tạp, có biểu hiện suy thối, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; coi trọng kiểm tra việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm”; cấp trên gương mẫu, nghiêm túc TPB-PB cho cấp dưới noi theo. Người đứng đầu phải công tư công tư phân minh, không
dung túng, bao che; phải tạo được chỗ dựa tin cậy, khơi dậy được khơng khí dân chủ, thẳng thắn; khơng để tình trạng mất đồn kết trong nội bộ. TPB-PB phải được tiến hành trong hoạt động của tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị; khơng tùy tiện gặp đâu nói đó, việc bé xé ra to. Sau PB phải có biện pháp cụ thể, sát thực để khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; kết hợp giữa “xây” với “chống”, nói đi đơi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm nhất trong công tác xây dựng Đảng của đảng bộ hiện nay. Đồng thời, thực hiện tốt việc gắn tuyên truyền, biểu dương gương “người tốt, việc tốt” với công tác phát hiện, phê phán, lên án các hành vi sai trái, nhận thức lệch lạc của CB, ĐV.
3.2.6. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy và trách nhiệm của tổ chức quần chúng trong thực hành tự phê bình và phê bình
Từng cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi CB, ĐV, nhất là người đứng đầu cần nghiêm túc, đánh giá nhìn nhận lại những mặt cịn tồn tại, khuyết điểm của đảng bộ, chi bộ, cơ quan, đơn vị và bản thân mình qua thực hiện kiểm điểm TPB theo NQ Trung ương 4 khóa XII, gắn với những biểu hiện suy thoái và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo NQ Trung ương 4 khóa XII để tự giác liên hệ bản thân, thẳng thắn kiểm điểm TPB-PB. Tinh thần của NQ là phải hành động, hành động thiết thực, rõ hiệu quả; tránh nói nhiều làm ít hoặc chỉ nói mà khơng làm, càng tránh và chống tình trạng thiếu gương mẫu, nói một đàng làm một nẻo. Song song đó, theo nội dung đã được quán triệt hôm nay, đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng cần lãnh đạo thực hiện nghiêm túc Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của CB, ĐV .
Trước mắt, tập trung kiểm điểm TPB-PB gắn với NQ Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kiểm
điểm sâu, chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm, nhất là nguyên nhân chủ quan và xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Chúng ta khơng phải là đóng cửa để xây dựng chỉnh đốn Đảng hoặc chỉ chăm lo phát triển kinh tế mà không lo xây dựng Đảng, mà phải luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; trước mắt bắt tay ngay vào tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh .
Việc kiểm điểm TPB-PB phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất và hiệu quả từ Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy đến các cấp ủy trực thuộc Huyện ủy. Các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, huyện ủy viên, các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chủ chốt các cấp nhất là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiên phong gương mẫu trong thực hiện NQ trước hết là trong thực hiện kiểm điểm TPB-PB để làm gương cho CB,ĐV cấp dưới học tập và noi theo.
TPB-PB cịn là vũ khí sắc chống lại những quan điểm sai trái, đi ngược lại với lợi ích của tập thể trái với thuần phong, mỹ tục trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, CB lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội phải nhận thức sâu sắc, đồng thời lãnh đạo, tổ chức và nghiêm túc thực hiện chế độ TPB-PB một cách tự giác, gương mẫu và có hiệu quả. Cho nên, trong sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp uỷ phải có thái độ nghiêm túc kiểm điểm đánh giá đúng ưu, nhược điểm của các cấp uỷ viên, các ĐV, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt để kịp thời sửa chữa sai sót, yếu kém, đồng thời làm gương về TPB-PB, đặc biệt là “nói phải đi đơi với làm” nghĩa là nghiêm túc sửa chữa ngay sau khi TPB- PB. Phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cấp ủy, người đứng đầu và trách nhiệm của các tổ chức quần chúng trong thực hành TPB - PB. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy và trách nhiệm của tổ chức quần chúng trong thực hành tự phê bình và phê bình có vị trí và ý
nghĩa vơ cùng quan trọng người đứng đầu cấp ủy và tổ chức quần chúng là người chỉ đạo đồng thời cũng là người hướng dẫn cho CB, ĐV trong việc thực hiện TPB-PB.
TPB-PB phải theo trình tự tập thể kiểm điểm trước, cá nhân kiểm điểm sau; cấp uỷ viên và CB giữ chức vụ lãnh đạo điểm điểm trước, ĐV kiểm điểm sau; cấp trên phải gương mẫu TPB trước cấp dưới; cấp dưới phải mạnh dạn PB cấp trên; tổ chức đảng và ĐV phải lắng nghe ý kiến PB của quần chúng. Bí thư và thủ trưởng đơn vị cần phải tiên phong, gương mẫu, dám TPB, dám nhận khuyết điểm trước tập thể, trước cấp trên, cấp dưới và đồng cấp; thật sự tạo ra khơng khí cởi mở, khuyến khích động viên mọi CB,ĐV quần chúng mạnh dạn TPB-PB.Với quyết tâm và những hành động quyết liệt thực sự từ phía Đảng và mỗi CB,ĐV Đảng ta sẽ có đủ bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh lãnh đạo đưa dân tộc ta vượt qua những thách thức, vững bước trên con đường đã chọn, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xứng đáng với sự mong đợi và niềm tin của cả dân tộc.
Nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ đó địi hỏi phải thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả nguyên tắc TPB-PB đặc biệt trong các buổi sinh hoạt CB. Trong điều kiện hiện nay, TPB-PB trong nội bộ Đảng lại càng cần thiết hơn bao giờ hết nhằm giáo dục và rèn luyện đội ngũ CB, ĐV không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo lãnh đạo, năng lực cầm quyền, tính tiên phong, sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3.2.7.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ đối với việc thực hiện tự phê bình và phê bình.
Cơng tác kiểm tra, giám sát thuộc chức năng lãnh đạo của Đảng, là nội dung quan trọng bảo đảm NQ của Đảng thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Để thực hiện tốt nội dung này, các cấp ủy, CB cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát
cụ thể đối với từng CB trong Đảng bộ mình. Nội dung cần gắn chặt kết quả thực hiện TPB-PB với phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của CB,ĐV trước tổ chức Đảng và quần chúng. Việc duy trì nền nếp chế độ, nguyên tắc, thủ tục, nội dung và thực hiện dân chủ trong TPB-PB, nhận thức thái độ, động cơ trách nhiệm trong TPB-PB, tính đấu tranh để xây dựng CB… Qua kiểm tra cần chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, kịp khắc phục những khâu yếu, mặt yếu và đề ra các giải pháp giúp cấp ủy, CB và ĐV tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao chất lượng TPB-PB trong sinh hoạt và hoạt động của CB. Trong điều kiện hiện nay, phải có sự kết hợp cả tự giác và kiên trì giáo dục trong việc kiểm điểm TPB-PB. Ủy ban kiểm tra chủ động nắm chắc tình hình chấp hành kỷ luật của đảng viên và tổ chức đảng thuộc diện cấp ủy quản lý để giúp cấp ủy gợi ý kiểm điểm; tập trung vào những vấn đề bức xúc ở địa phương, đơn vị; những vấn đề có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo (quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, ngân hàng, điều tra, truy tố, xét xử). Khi phát hiện vi phạm đến mức phải xử lý thì kiên quyết xử lý, khơng được bỏ qua. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả TPB-PB trong công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng thì cấp ủy và Uỷ Ban kiểm tra các cấp phải làm tốt công tác thẩm tra, xác minh, làm rõ đúng, sai, kết luận rõ bản chất của các sai phạm, xử lý nghiêm minh CB,ĐV vi phạm. Thời gian qua, khơng ít cấp ủy và Uỷ Ban kiểm tra các cấp chưa coi trọng và làm tốt công tác thẩm tra, xác minh, chưa kết hợp các tài liệu của các cơ quan chức năng, kết quả TPB-PB với việc xem xét tình hình thực tế để có kết luận khách quan, chính xác. Các cấp ủy và tổ chức đảng đều phải tăng cường thực hiện chức năng kiểm tra, trước hết về ý thức và năng lực chấp hành NQ của Đảng, về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống. Công tác kiểm tra cần được tiến hành ngay từ khâu chuẩn bị NQ đến các khâu cụ thể hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết, tăng cường vai trị, trách nhiệm, quyền hạn và CB có chất lượng cho các cơ quan kiểm tra của Đảng và thanh tra nhà nước.
Tăng cường công tác tư tưởng cho đối tượng được kiểm tra, khắc phục các biểu hiện lệch lạc và chấp hành nghiêm túc TPB-PB. Khi đối tượng kiểm tra TPB-PB yếu, chủ thể kiểm tra phải chủ động làm tốt công tác tư tưởng, vừa động viên, thuyết phục, vừa kiên quyết đấu tranh bằng nhiều phương pháp để đối tượng kiểm tra thay đổi thái độ TPB-PB. Việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của ĐB đối với việc thực hiện nguyên tắc TPB-PB là một trong những giải pháp đem lại chất lượng hiệu quả trong việc thực hiện nguyên tắc TPB-PB.
Tiểu kết chƣơng 3
Hai chương đầu của khóa luận tốt nghiệp tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình ở Đảng bộ huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An thì Chương 3 của khóa luận đã đưa ra định hướng và khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế nâng cao chất lượng thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Đảng,việc thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và xem như một nét văn hóa nâng cao tính tự giác, gương mẫu trong tự phê bình và phê bình là cơ sở để xây dựng các tổ chức cơ đảng vững mạnh trong sạch, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng trong tồn Đảng bộ.
KẾT LUẬN
Tự phê bình và phê bình là ngun tắc có vị trí và vai trị quan trọng trong tổ chức và sinh hoạt đảng .Trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức, tư tưởng, đạo đức và cán bộ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thì địi hỏi q trình tổ chức và hoạt động của Đảng phải duy trì và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng trong đó ngun tắc tự phê bình và phê bình là nguyên tắc quan trọng là cơ sở để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất trong đảng và là phương pháp