3.1 .Phƣơng hƣớng
3.2. Đề xuất một số giải pháp
3.2.3. Xây dựng kế hoạch, nội dung, tổ chức triển khai tự phê bình và
phê bình của cán bộ, đảng viên
Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai TPB-PB là một phương pháp mang lại sự đồng bộ, nhất quán về nội dung, hình thức cũng như phương pháp. Thơng qua đó, đối với mỗi CB, ĐV nội dung chủ yếu kiểm điểm phải cụ thể tập trung vào nhiệm vụ chính trị được giao, đó là: TPB và PB về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; kiểm điểm về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; kiểm điểm về việc thực hiện quy định những điều ĐV không được làm; đi sâu kiểm điểm cá nhân có suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống khơng? Nếu có thì ở mức độ nào? Nội dung suy thoái về tư tưởng chính trị là phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, giao động, thiếu niềm tin, thiếu gương mẫu ở các đảng viên giữ chức vụ chủ chốt, sa sút trong ý chí chiến đấu, thấy đúng khơng bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo nhận thức sai trái, quan điểm lệch lạc, khơng cịn ý thức hết lịng vì nước vì dân, khơng làm trịn bổn phận chức trách được giao, khơng thực hiện đúng nguyên tắc sinh hoạt đảng; giữ gìn đồn kết, thống nhất trong Đảng, giữa CB, ĐV và nhân dân, thái độ phục vụ nhân dân; vận động gia đình gương mẫu chấp hành đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, địa phương và
đơn vị. Đảng ta yêu cầu: “Các tổ chức đảng từ trung ương đến cơ sở phải nghiêm chỉnh TPB-PB, cấp trên phải TPB trước cấp dưới và tổ chức tốt việc PB từ dưới lên. Đảng nghiêm cấm những hành động trấn áp PB, trù dập cá nhân và có thái độ nghiêm khắc đối với bất cứ CB, ĐV và tổ chức nào phạm các khuyết điểm ấy”. Cần khắc phục lỗi PB chụp mũ, quy kết tư tưởng một cách độc đoán, thái độ đấu tranh thơ bạo, thiếu tình, thiếu lý, nhưng khơng vì thế mà đi đến xuề xịa, nể nang, khơng đấu tranh nội bộ một cách nghiêm túc, khơng phân tích sâu sắc tính chất và nguyên nhân sai lầm, khuyết điểm để có thể khắc phục một cách triệt để. Việc khéo léo kết hợp các phương pháp trong TPB và PB giúp ĐV dễ dàng tiếp thu những khuyết điểm của mình, mặt khác, sử dụng khơng phù hợp, khéo léo thì hiệu quả thu được thấp, thậm chí cịn gây nhiều tác hại sau này. Phải PB đúng lúc, đúng chỗ, có cách nói thích hợp để người bị PB dễ tiếp thu, sửa chữa. Làm sao phương pháp TPB- PB phải đảm bảo nguyên tắc, mềm dẻo và khéo léo về cách thức tiến hành, phải thể hiện rõ những tính chất cơ bản của TPB - PB mới có hiệu quả. Đối với TPB - PB, không nên dùng phương pháp hành chính mệnh lệnh mà phải dựa trên “tình đồng chí thương u lẫn nhau”. Khi PB người khác không được áp đặt, xoi mói, mang tính “bới lơng, tìm vết”, “hạ bệ” lẫn nhau; PB việc chứ không PB người, tránh cơng kích cá nhân, trả thù.
Nội dung TPB-PB phải là những vấn đề cụ thể, sát thực đối với đời sống hàng ngày cũng như trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của CB, ĐV. Từ đó, giúp họ ln ý thức trách nhiệm bản thân và tạo nên sự đồng thuận, tin tưởng và quyết tâm thực hiện thắng lợi các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tổ chức, đơn vị, địa phương hướng tới thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
Hiện nay tình trạng suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một số CB, ĐV. Để ngăn chặn và đấu tranh đẩy lùi tình trạng trên củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng được coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên
suốt và cấp bách nhất. Như vậy, nội dung TPB-PB phải đúng và trúng, sát hợp với những vấn đề cấp thiết nóng bỏng của cuộc sống đang đặt ra.
Hình thức TPB-PB phải rất đa dạng, phong phú như: thông qua các cuộc hội họp, hội nghị, các sinh hoạt nội bộ tổ chức (sinh hoạt đảng và sinh hoạt của các đoàn thể, sinh hoạt cơ quan, đơn vị…) và ngay trong cuộc sống thường ngày với gia đình và những người xung quanh ở khu dân cư. Các cơ quan, đồn thể, tổ chức cần thường xun có những sinh hoạt chính trị bổ ích (nghe thời sự, chuyên đề, học tập lý luận chính trị...) để nâng cao ý thức chính trị; kỷ niệm các ngày lễ lớn của cách mạng, của dân tộc, của địa phương nhằm khơi dậy truyền thống và nhất là duy trì các hoạt động giao ban, sinh hoạt chi bộ và ngay cả chào cờ đầu tuần làm việc để nhắc nhở CB, ĐV về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với TPB-PB để xây dựng Đảng và phát triển đơn vị, địa phương, đất nước.
Từ khi Đảng ta ra đời cho đến nay công tác TPB-PB là việc làm không thể thiếu trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Có TPB-PB mới phát hiện được những ưu điểm, khuyết điểm để từ đó phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực như phai nhạt lý tưởng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. TPB-PB phải gắn với thực hành dân chủ rộng rãi có dân chủ mới có những ý kiến đóng góp sát thực, tiến bộ vì tập thể và tổ chức. TPB-PB được coi là quy luật, thước đo của Đảng đối với nhân dân, mỗi hành động việc làm của mỗi người thì khơng thể tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm việc kiểm điểm thường xuyên kịp thời là việc làm cần thiết nhằm điều chỉnh những hành vi và biểu hiện không đúng cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội và nhân cách của người CB, ĐV nhằm góp phần đưa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến Nhân dân để họ chấp hành và thực hiện nghiêm đem lại những hiệu quả thiết thực trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng. Hồ Chí Minh khuyên rằng: “Mỗi CB, ĐV mỗi ngày phải tự kiểm điểm TPB, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt.