Nguồn: VCCI–USAID, Điều tra PCI
Trong năm 2020, trung bình mỗi doanh nghiệp có 1,2 cuộc thanh tra, giảm so với con số 1,6 ởnăm 2018. Chỉ có 3,4% số doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra từ 5 cuộc trở lên. Tỷ lệ
doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra có nội dung trùng lặp giữa các cơ quan giảm đi, 13% doanh nghiệp nhận định cán bộ thanh, kiểm tra nhũng nhiễu doanh nghiệp, giảm so với tỷ lệ 16% ở năm 2018.
Những số liệu trên cho thấy, gánh nặng thanh, kiểm tra có giảm bớt, tuy nhiên, để
thực hiện hiệu quả pháp luật về thanh tra và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đổi với doanh nghiệp27 thì các chính quyền địa phương vẫn cần tiếp tục cải thiện.
27 yêu cầu “khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp”, đồng thời có các quy định để tránh chồng chéo, trùng lặp, nhũng nhiễu doanh nghiệp.
Gánh nặng chi phí không chính thức đã giảm đáng kể
Hình 19: Gánh nặng chi phí không chính thức theo đánh giá của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
Nguồn: VCCI–USAID, Điều tra PCI
Số liệu khảo sát các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủở PCI 2020 cho thấy có đánh giá
tích cực hơn đối với nỗ lực của chính quyền trong phòng chống tham nhũng và cắt giảm chi phí không chính thức tại địa phương.
So với năm 2018, có chiều hướng giảm trong tỷ lệ doanh nghiệp phải trả các khoản chi phí không chính thức (CPKCT). Tình trạng nhũng nhiễu khi thực hiện TTHC cũng được đánh
giá là có cải thiện, sự lo ngại về tình trạng “chạy án” ở mức 22,4%, giảm so với tỷ lệ 29,3% doanh nghiệp lo ngại ởnăm 2018.
Tuy nhiên, vẫn có những điểm tối trong bức tranh này. Trong lĩnh vực đất đai, tỷ lệ
doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức khi thực hiện TTHC lại tăng lên, từ 25,3% ở
không chính thức ở mức chấp nhận được” giảm đi, trong khi đó mức độ hài lòng với kết quả
công việc đạt được sau khi phải trả chi phí không chính thức kém đi (52,3% so với 60,5%).
Thiết chếpháp lý được củng cố
Hình 20: Thiết chế pháp lý theo đánh giá của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
Nguồn: VCCI–USAID, Điều tra PCI
Chất lượng giải quyết tranh chấp tại tòa án (theo tiêu chí đúng pháp luật, nhanh chóng, công bằng) được cải thiện. Tỷ lệ doanh nghiệp cao hơntin tưởng hơn vào Tòa án, sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết tranh chấp cũngnhư thấy rằng việc thi hành phán quyết của tòa là nhanh chóng. Các cơ quan trợ giúp pháp lý ở tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp cũng nhanh
Niềm tin vào thiết chếpháp lý được củng cốhơn, 34,6% doanh nghiệp cho rằng hệ
thống pháp luật có cơ chế tố cáo cán bộnhũng nhiễu, con số này ởnăm 2018 là 32,7%. Niềm tin vào hệ thống tòa án, thi hành án… của tỉnh tăng lên khi có 89,2% doanh nghiệp cho rằng sẽđược bảo vệ hợp đồng và các quyền tài sản trong các tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, so với tỷ lệ 84,7% ởnăm 2018. Chi phí (cả chính thức và không chính thức) khi giải quyết tranh chấp qua tòa án được 83% doanh nghiệp cho là chấp nhận được, trong khi tỷ lệ này ởnăm 2018 là 78,6%.
2.2. Những cản trở lớn nhất cần được cải thiện
Tiếp cận đất đai chưa thuận lợi
Tiếp cận đất đai và duy trì sựổn định trong quá trình sử dụng đất để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh luôn là điều doanh nghiệp mong muốn, với các doanh nghiệp nhỏ thì
đây là vấn đề rất khó khăn khi nguồn lực tài chính có hạn.
TTHC đất đai hiện nay theo đánh giá của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ còn rất nhiều khó khăn, cản trở. Việc này ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.