Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Báo cáo Môi trường kinh doanh tại Việt Nam Góc nhìn của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (Trang 30 - 32)

III. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA DOANHNGHI ỆP DO PHỤ NỮ

1. Đánh giá chung

Về tổng quan, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nhìn nhận vềmôi trường kinh doanh

năm 2020, ở mức trung bình khá (63,75 điểm/100), có cải thiện nhẹ so với năm 2018 (63,38

điểm/100).

Hình 11: Đánh giá tổng quan môi trường kinh doanh từ doanh nghiệp theo giới của chủ doanh nghiệp

Như vậy, dù có cải thiện nhẹ, thì chất lượng môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn chỉở mức trung bình khá.

Nhìn chung, các doanh nghiệp do nữ làm chủđánh giá về chất lượng môi trường kinh

doanh cao hơn so với các doanh nghiệp do nam làm chủ. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch

này đang có xu hướng giảm, từ mức 0,35 điểm năm 2018 xuống mức 0,19 điểm năm 2020. Như vậy, các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh trong hai năm qua có tác động tích cực đến các doanh nghiệp do nam giới làm chủ nhiều hơn so với các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ.

Hình 12: Chuyển biến trong các lĩnh vực điều hành kinh tế tại các địa phương (so sánh giữa PCI 2018 và 2020)

Nguồn: VCCI–USAID, Điều tra PCI

Biểu đồ trên cho thấy, trong 10 chỉ số thành phần của môi trường kinh doanh, có ba chỉ số không có cải thiện so với PCI 2018 là:

- Tiếp cận đất đai;

- Tính minh bạch;

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Không những không cải thiện mà điểm của ba chỉ sốnày cũng thấp nhất trong 10 chỉ

số, chưa được 6/10 điểm. Kém nhất vẫn là tính minh bạch. Chi phí thời gian được đánh giá

tốt nhất, sau đó đến chi phí không chính thức, thiết chế pháp lý, cạnh tranh bình đẳng. Những lĩnh vực có cải thiện là: - Gia nhập thịtrường; - Chi phí thời gian; - Chi phí không chính thức; - Cạnh tranh bình đẳng; - Tính năng động;

- Đào tạo lao động;

- Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Những số liệu và phân tích cụ thểhơn ở phần sau sẽ chỉ ra những vấn đề cụ thể cần

So sánh giữa hai nhóm doanh nghiệp do nam giới và nữ giới làm chủ cũng cho thấy sự khác biệt khi đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh. Các doanh nghiệp do nữ giới làm chủcó đánh giá tích cực hơn ởcác lĩnh vực như chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, nhưng lại đánh giá tiêu cực hơn các lĩnh vực như tính minh bạch và gia nhập thịtrường.

Một phần của tài liệu Báo cáo Môi trường kinh doanh tại Việt Nam Góc nhìn của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)