Doanhnghi ệp theo giới của chủ doanhnghi ệp đang gặp phải những khó khăn gì

Một phần của tài liệu Báo cáo Môi trường kinh doanh tại Việt Nam Góc nhìn của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (Trang 50 - 53)

(tỷ lệ % doanh nghiệp có khó khăn)

Nguồn: VCCI–USAID, Điều tra PCI

Tìm kiếm khách hàng là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ khi có tới 64,3% doanh nghiệp cho biết đang gặp phải.

Các vấn đề mà doanh nghiệp do nữ giới làm chủ gặp khó khăn nhiều hơn doanh

nghiệp do nam giới làm chủ có thể kểđến như tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm nhà cung cấp và biến động thịtrường.

Năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như doanh

thu của doanh nghiệp. Dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại và lây lan ra trong cộng đồng là vấn đề rất lo ngại, đặc biệt là các doanh nghiệp khi vừa vực dậy sau đợt dịch COVID-19 từ đầu năm 2020.

Trong bối cảnh "bình thường mới", vừa phải sống chung với dịch, vừa đảm bảo an

toàn cho con người mà vẫn cần phát triển được kinh tế, tìm khách hàng để giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp là bài toán rất khó khăn.

2. Phân tích chi tiết một sốkhó khăn hàng đầu mà doanh nghiệp do phụ nữ làm chủđang phải đối mặt đang phải đối mặt

Xét theo lĩnh vực hoạt động, 66% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong lĩnh vực

thương mại/dịch vụ gặp khó khăn này, đây cũng là lĩnh vực có tỷ trọng doanh nghiệp lớn nhất (chiếm 70,8% trong số các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ). Điều này một phần lớn do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở các mảng du lịch, dịch vụ, ăn uống, nghỉdưỡng. Dịch COVID-19 bùng phát trở lại trong cộng đồng tiếp tục ảnh hưởng tới các doanh nghiệp này.

Hình 28: Khó khăn trong tìm kiếm khách hàng theo đặc điểm của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Nguồn: VCCI–USAID, Điều tra PCI

Các doanh nghiệp quy mô nhỏ nhất (về vốn, lao động), trẻ nhất (về sốnăm hoạt động) gặp khó khăn nhiều nhất. Doanh nghiệp lớn gặp khó khăn hơn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Vì vậy, cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, song song với đó, các doanh nghiệp

cũng cần chủđộng tìm cách thức để tự“cứu mình”. Ví dụ, khi giãn cách xã hội và hạn chế

thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng, triển lãm trực tuyến ứng dụng các nền tảng công nghệvào thương mại điện tử, sự kiện hội thảo, kết nối giao thương trực tuyến…

Hình 29. Khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng theo đặc điểm của doanh nghiệp do phụ nữ

làm chủ

Nguồn: VCCI–USAID, Điều tra PCI

Tiếp cận vốn, tín dụng là rào cản lớn nhất đối với phụ nữ tham gia vào kinh doanh.

Khó khăn về vốn là vấn đề "toàn cầu" của các DNNVV bất kể thuộc giới nào quản lý, tuy nhiên doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ bịảnh hưởng lớn hơn.39

Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp gặp khó khăn nhất, đây có lẽ là một trong các nguyên nhân dẫn đến thực tiễn là sốlượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này có tỷ trọng rất thấp. Có doanh nghiệp "kêu" rằng sản phẩm không được tính là tài sản bảo đảm thế chấp, kèm theo điều kiện vay vốn khác làm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp càng khó khăn hơn.

Xét về quy mô, doanh nghiệp siêu nhỏ khó tiếp cận vốn tay tín dụng nhất, thực tế cho thấy, doanh nghiệp càng nhỏ càng khó đáp ứng được điều kiện cho vay do không có tài sản

39 https://www.worldbank.org/en/results/2013/04/01/banking-on-women-extending-womens-access-to- financial-services

thế chấp, tiềm lực tài chính yếu, chưa chứng minh được hiệu quả kinh doanh và khảnăng

sinh lời... nên các ngân hàng rất thận trọng khi cho vay vốn để tránh nợ xấu.

Miền núi phía bắc là vùng có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nhất. Đây cũng là vùng

có nhiều địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Báo cáo Môi trường kinh doanh tại Việt Nam Góc nhìn của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)