Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 50 01001 (Trang 139 - 174)

4.2 Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức khai thác

4.2.2 Các giải pháp cụ thể

Nếu chúng ta chưa thể đưa ra một Luật riêng, tổng thể về sáng chế được quy định một cách phù hợp như đã nêu ở phần trên thì trước hết, nhằm hoàn thiện pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế, các giải pháp cụ thể theo ba nhóm dưới đây cần được thực hiện: hoàn thiện pháp luật về hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế; hoàn thiện pháp luật về hình thức chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế và hoàn thiện pháp luật về hình thức thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thƣơng mại sáng chế

Một trong những biện pháp quan trọng khuyến khích chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại sáng chế là việc bổ sung thêm những hình thức sử dụng hoặc ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của chủ sở hữu theo kinh nghiệm nước ngoài.

Để mở rộng quyền sử dụng của chủ sở hữu sáng chế, chúng ta có thể quy định về việc sử dụng hoặc ngăn cấm sử dụng sáng chế theo kinh nghiệm tại Điều L.613, Luật SHTT của Cộng hòa Pháp. Cụ thể, quyền sử dụng hoặc ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của chủ sở hữu bao gồm quyền thực hiện hoặc ngăn cấm thực hiện các hành vi sau đây:

- sản xuất, chào bán, đưa vào kinh doanh, thương mại, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển hoặc chiếm giữ nhằm thực hiện các mục đích vừa nêu một sản phẩm chứa sáng chế được bảo hộ;

- sử dụng một quy trình chứa sáng chế được bảo hộ và chào bán quy trình này hoặc sử dụng quy trình này trên lãnh thổ của Việt Nam;

- chào bán, đưa vào kinh doanh, thương mại, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển hoặc chiếm giữ nhằm thực hiện các mục đích vừa nêu sản phẩm có áp dụng, được tạo ra trực tiếp từ quy trình chứa sáng chế được bảo hộ;

136

- phân phối hoặc mời phân phối trên lãnh thổ Việt Nam các phương tiện nhằm thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện sáng chế được bảo hộ (thậm chí dù chỉ là để thực hiện một thành phần chủ đạo của sáng chế) cho bất kỳ người thứ ba nào khác mà không phải người được phép khai thác sáng chế được bảo hộ.

Ngoài ra, liên quan đến sáng chế công nghệ sinh học, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu, theo Điều 8.1 và Điều 9, Chỉ thị của Châu Âu ngày 06 tháng 07 năm 1998 về các sáng chế công nghệ sinh học, bằng cách quy định quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của chủ sở hữu sáng chế còn bao gồm cả việc ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi đã nêu đối với bất kỳ chất liệu sinh học nào được nhân bản hoặc nhân rộng từ sáng chế là chất liệu sinh học đã được bảo hộ và với bất kỳ chất liệu nào được tích hợp từ sản phẩm chứa các thông tin về gen đã được bảo hộ hoặc chất liệu nào sử dụng sản phẩm chứa các thông tin về gen đã được bảo hộ để thực hiện chức năng khác.

Trong tương lai, khi Việt Nam là nước xuất khẩu sáng chế/công nghệ, chúng ta có thể đưa ra quy định về việc mở rộng phạm vi bảo hộ sáng chế dưới dạng sản phẩm theo quy định của Pháp và Liên minh Châu Âu đã làm. Tuy nhiên, trước mắt, chúng ta cần cân nhắc và chưa nên đưa ra quy định bảo hộ rộng sáng chế dưới dạng sản phẩm. Vì nếu bảo hộ sáng chế dạng sản phẩm rộng hơn theo cách thức áp dụng mới, cách sử dụng khác mặc dù thành phần tạo nên chất liệu hoặc cấu trúc của sản phẩm đã được bộc lộ và mất tính mới có thể dẫn đến việc bảo hộ thêm các loại thuốc có cùng thành phần từ dạng viên sang dạng nén, dạng lỏng. Điều này làm cho người dân chúng ta phải trả phí nhiều và cao hơn cho các loại thuốc của nước ngoài.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Cụ thể hóa sự khác biệt giữa hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu và hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

Pháp luật hiện hành về SHTT của Việt Nam đã cố gắng phân loại hoạt động chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế để phân biệt hai loại hợp đồng chuyển

137

nhượng quyền sở hữu sáng chế và hợp đồng li-xăng sáng chế. Tuy nhiên, sự phân biệt này chưa đậm nét. Dù cả hai loại hợp đồng đều là hợp đồng dân sự nhưng hình thức và tính chất có sự khác nhau.

Theo Bộ Luật Dân sự170 và Luật SHTT của Cộng hòa Pháp, hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN có đặc điểm giống như hợp đồng mua bán hàng hóa trong khi hợp đồng li-xăng lại có đặc điểm giống như hợp đồng cho thuê tài sản. Cụ thể, Điều 1708, 1713 và một số điều khác trong Bộ Luật Dân sự của Pháp quy định rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu mang đầy đủ tính chất của hợp đồng mua bán hàng hóa còn hợp đồng li-xăng mang đầy đủ tính chất của hợp đồng thuê tài sản.

Do Phần VI quy định về Quyền SHTT và CGCN của Bộ Luật Dân sự 2005 đã được tách ra khỏi Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015 nên tác giả luận án xin kiến nghị các nhà làm luật cần quy định cụ thể trong Luật SHTT và các văn bản pháp lý có liên quan rằng đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế, bên cạnh việc áp dụng các quy định pháp luật về SHCN còn có thể áp dụng các quy định pháp luật dân sự về mua bán hàng hóa nhưng đối với hợp đồng li-xăng sáng chế, bên cạnh việc áp dụng quy định pháp luật về SHCN còn có thể áp dụng các quy định pháp luật dân sự về hợp đồng cho thuê tài sản171. Chính sự phối hợp này sẽ tạo ra mối liên hệ trong việc áp dụng các quy định pháp luật dân sự và các quy định pháp luật về SHCN. Nếu không quy định cụ thể điều này thì sẽ khó cho các bên trong việc hiểu bản chất để thực hiện các dạng hợp đồng khác nhau về chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế.

Sửa đổi và bổ sung khoản 2, Điều 138 và khoản 2, Điều 141, Luật SHTT

Quy định pháp lý về hình thức hợp đồng chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng mềm dẻo như quy định đối với hợp đồng CGCN.

170 Bộ Luật Dân sự của Cộng hòa Pháp năm 1816 có tên tiếng Pháp là Le Code Civil đã được sửa đổi nhiều lần, Dalloz, 1994-1995.

171 Xem thêm Jean-Christophe Galloux, Droit de la Propriété Industrielle, Dalloz, Paris, 2000, các trang 187-205, 423- 435 và Joanna Schmidt-Szalewski, Droit de la Propriété Industrielle, Dalloz, Paris, 2001, các trang 52-65, 102-104, 139- 146.

138

Chủ sở hữu sáng chế có thể khai thác thương mại đối với sáng chế thông qua các hình thức như chuyển nhượng quyền sở hữu (bán đứt) sáng chế hoặc chuyển giao quyền sử dụng (cho thuê) sáng chế tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và mục đích của từng chủ thể. Tuy nhiên, theo Điều 138 và Điều 141, Luật SHTT, dù chủ sở hữu khai thác thương mại đối với sáng chế của mình dưới hình thức nào đều phải thông qua hợp đồng bằng văn bản. Trong khi đó, ngoài hình thức hợp đồng được giao kết bằng văn bản ra, theo Điều 14, Luật CGCN, hợp đồng CGCN có thể được giao kết bằng nhiều hình thức khác nhau có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cũng có thể thấy rằng, pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng CGCN cũng rộng hơn pháp luật điều chỉnh hợp đồng chuyển giao quyền SHCN. Hợp đồng CGCN không những được điều chỉnh bởi pháp luật riêng biệt về CGCN mà còn được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự và Luật Thương mại. Theo quy định tại Điều 14 của Luật CGCN hiện hành, hành vi CGCN đã được coi là hành vi thương mại theo quy định của pháp luật trong khi đó về bản chất hoạt động chuyển giao quyền SHCN nói chung và chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế nói riêng lại chưa được Luật Thương mại điều chỉnh. Đây là một sự bất cập trong quy định pháp luật của Việt Nam về SHCN và pháp luật thương mại.

Theo Ngô Huy Cương trong Giáo trình Luật Thương mại-Phần chung và Thương nhân172, luật thương mại là một ngành luật tư điển hình trong hệ thống pháp luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với các chủ thể khác hoặc giữa các chủ thể khác với nhau trong lĩnh vực thương mại, hoặc các hành vi thương mại. Do vậy, tất cả các hành vi nhằm mục đích sinh lợi giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với chủ thể khác đều bắt buộc hoặc có thể được điều chỉnh bằng luật thương mại. Nói chung, hoạt động chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế nói chung và li-xăng sáng chế

172 Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật Thương mại-Phần chung và Thương nhân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, trang 11.

139

nói riêng đều là các hành vi nhằm mục đích sinh lời. Do đó, chúng cần được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại.

Do vậy, tác giả xin kiến nghị sửa đổi khoản 2, Điều 138, Luật SHTT “Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp)” thành “Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp)” đồng thời bổ sung thêm khoản 3, Điều 138, Luật SHTT như sau: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tương tự, tác giả xin kiến nghị sửa đổi khoản 2, Điều 141, Luật SHTT “Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp)” thành “Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp)” đồng thời bổ sung thêm khoản 3, Điều 141, Luật SHTT như sau: “Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nếu không thực hiện được sự sửa đổi, bổ sung này thì sẽ không xóa bỏ được sự khác biệt và cứng nhắc của Luật SHTT so với Luật CGCN đồng thời sẽ không thể hiện được tính thương mại của hoạt động chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế.

140

Xóa bỏ yêu cầu đăng ký đối với hợp đồng chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế

Chúng ta cần xóa bỏ yêu cầu về thủ tục bắt buộc phải đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế và bắt buộc phải đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mới có hiệu lực với bên thứ ba. Điều này là phù hợp nguyên tắc tự do hợp đồng. Việc bắt buộc đăng ký chỉ áp dụng đối với những sáng chế/công nghệ nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, môi trường, sức khỏe, dinh dưỡng của người dân.

Có thể thấy rằng điều kiện CGCN nói chung và chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế vào Việt Nam vẫn còn khó khăn và phức tạp, trái hẳn với xu hướng luật pháp của nhiều nước ASEAN là ngày một đơn giản và thông thoáng hơn173. Đúng là vào những năm 1970 và 1980 của thế kỷ trước, vì nhiều lý do khác nhau, một số quốc gia đang phát triển đã đưa ra các quy định pháp lý nhằm kiểm soát việc CGCN và li- xăng quyền SHCN đối với sáng chế.

Kinh nghiệm cho thấy việc áp đặt kiểm soát của Nhà nước đã làm giới hạn hoạt động CGCN vào các quốc gia này. Các nước áp dụng các giới hạn nghiêm ngặt nhất thông thường là những quốc gia kém phát triển nhất trong khi các nước không áp đặt nhiều sự kiểm soát và giới hạn đã thu hút nhiều hơn sự CGCN và li-xăng sáng chế từ các quốc gia công nghiệp phát triển vì đã đánh giá thấp giá trị của TSTT.

Vì vậy, từ hơn chục năm nay, hầu hết các nước đang phát triển, nhất là các nước ở Châu Á đã bãi bỏ các giới hạn pháp lý hoặc tự do hóa CGCN và li-xăng quyền SHCN174. Tuy nhiên, một số nước vẫn yêu cầu việc xét duyệt nhưng chỉ đối với những trường hợp công nghệ nhạy cảm, ví dụ như công nghệ có ý nghĩa quan trọng về mặt quân sự, quốc phòng, môi trường hoặc sức khỏe.

Lấy ví dụ trường hợp của Trung Quốc. Nước này đã áp dụng những quy định pháp lý nhằm kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt hoạt động CGCN và li-xăng sáng chế từ

173 Xem chi tiết Lê Nết, “Chuyển giao công nghệ quá ít, vì sao?”, Báo Tuổi trẻ, 20/12/2001.

174 Xem thêm Paul Norris (Trưởng Nhóm Công tác về CGCN và SHTT), Restrictions on the import of technology, báo cáo trình bày tại cuộc họp trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, 9/5/2002 tại Hà Nội trên website www.vietnambusinessforum.org.

141

những năm 1980 nhưng đã tự do hóa hệ thống của mình từ đầu những năm 2000. Điều 5 và Điều 17, Lệnh của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc số 331, có hiệu lực ngày 1/1/2002,175 đã cho phép tự do li-xăng quyền SHCN và CGCN. Cụ thể, Điều 17 của văn bản nói trên quy định rằng hợp đồng li-xăng có hiệu lực kể từ ngày ký, không phải ngày đăng ký. Rõ ràng, thực tế cho thấy quyết định tự do hóa CGCN và chuyển giao quyền SHTT của Trung Quốc đã tạo ra những điều kiện thu hút ĐTNN tốt hơn Việt Nam.

Xu hướng phổ biến trên thị trường công nghệ quốc tế thiên về việc trao nhiều quyền tự quyết cho các bên giao kết hợp đồng, Nhà nước chỉ đóng vai trò xúc tiến, không phải là quy định áp đặt hoặc kiểm soát chặt chẽ hợp đồng. Do vậy, tác giả luận án xin kiến nghị bãi bỏ yêu cầu bắt buộc phải đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế để hợp đồng có hiệu lực.

Nếu các quy định pháp lý hiện hành về đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế không được sửa đổi, hoạt động CGCN và chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế sẽ tiếp tục kìm hãm nền kinh tế và làm giảm khả năng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam. Hơn thế nữa, nếu các quy định này không được cải thiện sẽ làm cho chúng ta thiếu sức hấp dẫn, không khuyến khích các nhà ĐTNN mang công nghệ cũng như quyền SHCN đối với sáng chế có giá trị vào Việt Nam do họ không nhận được giá trị công bằng từ công nghệ cũng như quyền SHTT của mình. Ngoài ra, Việt Nam còn thất thoát một khoản thuế giữ lại đối với phí chuyển giao.

Mở rộng thêm các hình thức li-xăng sáng chế

Theo quy định pháp lý của nhiều nước trên thế giới, các hình thức li-xăng sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 50 01001 (Trang 139 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)