3.2 Thực trạng pháp luật về khai thác thƣơng mại dƣới hình thức chuyển giao
3.2.2 Quy định hiện hành về khai thác thương mại dưới hình thức chuyển giao
quyền sử dụng sáng chế
Khái niệm chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Theo Điều 141, Luật SHTT, chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là sáng chế (chuyển giao quyền sử dụng sáng chế hoặc li-xăng sáng chế) là việc chủ sở hữu sáng chế cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng sáng chế chỉ là việc chủ sở hữu “cho phép” hoặc ủy quyền cho người khác sử dụng sáng chế của mình.
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, “li-xăng” thường được hiểu là li-xăng bằng độc quyền sáng chế. Ngày nay, “li-xăng” được hiểu rộng hơn, không chỉ bao gồm li- xăng bằng sáng chế mà còn là li-xăng bí quyết kỹ thuật84. Trong các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy về SHTT tại Việt Nam, quan điểm về đối tượng li-xăng cũng khác nhau. Cụ thể, Tài liệu bài giảng quyền SHTT của Lê Nết85 định nghĩa hợp đồng li-xăng là dạng đặc thù của hợp đồng CGCN, đối tượng của hợp đồng li-xăng là các đối tượng quyền SHCN nhưng chỉ bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong bài viết Bản chất và các loại hình hợp đồng li-xăng86
Nguyễn Bá Diến lại định nghĩa hợp đồng li-xăng là sự thỏa thuận bằng văn bản, trên cơ sở đó, tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ nhất định và thời hạn nhất định các đối tượng SHCN là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hoặc các bí quyết kỹ thuật đang thuộc quyền sở hữu của bên chuyển giao. Có thể thấy rằng định nghĩa của Nguyễn Bá Diến có sự mở rộng đối tượng SHCN được li-xăng so với định nghĩa của Lê Nết.
Phân loại hình thức chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Hình thức chuyển giao căn bản quyền sử dụng sáng chế
Pháp luật về SHCN của Việt Nam quy định một số loại hình chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (li-xăng sáng chế) cơ bản gồm: li-xăng độc quyền, li-xăng không độc
84 Phạm Văn Khánh, Hợp đồng li-xăng trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2005, trang 9.
85 Lê Nết, Tài liệu bài giảng quyền SHTT, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
92
quyền và li-xăng thứ cấp. Cụ thể, theo Điều 143, Luật SHTT, hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN nói chung và hợp đồng li-xăng sáng chế nói riêng gồm ba dạng như sau: - Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển
giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng SHCN, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng SHCN đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.
- Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng SHCN, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN không độc quyền với người khác.
- Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN thứ cấp (hợp đồng li-xăng thứ cấp) là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN đó theo một hợp đồng khác.
Theo quy định pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của thế giới, li-xăng sáng chế có thể được phân loại theo nhiều khía cạnh khác nhau. Về phạm vi độc quyền của bên nhận li-xăng và theo cách phân loại căn bản nhất về li-xăng, li-xăng thường được chia làm hai loại là li-xăng độc quyền và li-xăng không độc quyền. Về phạm vi quyền hạn của bên nhận li-xăng, li-xăng sáng chế có thể được chia làm li-xăng đầy đủ, li-xăng một phần và li-xăng thứ cấp87. Li-xăng đầy đủ là sự thỏa thuận mà theo đó bên nhận li- xăng có đầy đủ quyền như chủ sở hữu sáng chế. Ngược lại, li-xăng một phần là thỏa thuận mà theo đó bên nhận li-xăng chỉ được phép khai thác sáng chế trong một số phạm vi, cách thức và điều kiện nhất định88. Ngoài ra còn một số loại hình li-xăng độc đáo khác là li-xăng chéo và li-xăng mở. Li-xăng chéo là sự thỏa thuận mà theo đó một bên li-xăng (sáng chế hoặc quyền tác giả cho bên kia để có được một li-xăng từ bên kia
87 Nguyễn Bá Diến, « Bản chất và các loại hình hợp đồng li-xăng », tài liệu đã dẫn.
88 Xem chi tiết các bài viết Les contrats de licence de droits de propriété industrielle đăng tải trên trang web http://www.netpme.fr/info-conseil-1/commercial-marketing/droit-commercial/fiche-conseil/40886-contrats-licence- droits-propriete-industrielle và L’exploitation du brevet trên trang web http://www.cours-de-droit.net/cours-de-droit-de- la-propriete-industrielle/l-exploitation-du-brevet-cession-concession-de-licence-nantissement,a3437517.html
93
cho mình89. Li-xăng mở là một loại hình li-xăng đặc biệt mà theo đó chủ sở hữu sáng chế do không còn muốn giữ độc quyền sử dụng sáng chế nên sẵn sàng chuyển giao cho bất cứ người nào khác miễn phí hoặc chỉ thu lại một phần rất nhỏ phí li-xăng nhằm đủ để duy trì hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế mà thôi90.
Theo quy định pháp lý của nhiều nước trên thế giới, các hình thức li-xăng sáng chế rất đa dạng. Đối với một số loại hình li-xăng khác, ví dụ như li-xăng đầy đủ, li- xăng một phần, li-xăng chéo, li-xăng mở, v.v, pháp luật hiện hành về SHTT của Việt Nam vẫn chưa có quy định. Theo quan điểm của tác giả, Việt Nam vẫn đang là nước chủ yếu nhập khẩu công nghệ/sáng chế nhưng trong tương lai Việt Nam có thể là nước xuất khẩu công nghệ/sáng chế nên việc mở rộng các hình thức li-xăng sáng chế theo quy định của pháp luật cũng có thể cần được cân nhắc, mềm dẻo cho phù hợp điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của thương mại quốc tế.
Chuyển giao công nghệ
Khái niệm về “công nghệ” nói chung và “chuyển giao công nghệ” nói riêng không có định nghĩa chuẩn. Trên thế giới, mỗi quốc gia lại có quy định pháp lý khác nhau về các khái niệm này.
Một cách tổng quát, công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra, được dùng làm công cụ nhằm tạo ra của cải vật chất. Luật KHCN Việt Nam91 coi công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Pháp luật của các quốc gia công nghiệp phát triển thường định nghĩa công nghệ hẹp hơn, chỉ bao hàm các đối tượng SHCN và bản quyền phần mềm. Ví dụ cụ thể, theo Liên minh Châu Âu92, công nghệ được định nghĩa là sáng chế, sự ứng dụng sáng chế, mẫu hữu ích, sự ứng dụng mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, các giấy chứng nhận bảo hộ bổ sung đối với sản
89 Theo định nghĩa của Từ điển Oxford tại trang web http://www.oxforddictionaries.com/definition/english/cross-license
90 Phạm Hương Thảo, Hợp đồng li-xăng sáng chế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009, trang 15 và 16.
91 Luật Khoa học và Công nghệ (2002, sửa đổi 2013) của Việt Nam.
92 Theo điểm b và f, khoản 1, Điều 1, Quy chế của Hội đồng Châu Âu về miễn trừ cả gói việc áp dụng các quy định cấm hạn chế cạnh tranh đối với hợp đồng CGCN (tên tiếng Anh là European Commission, Technology Transfer Block Exemption Regulation) năm 2004.
94
phẩm y học hoặc các sản phẩm khác có thể là đối tượng của giấy chứng nhận bảo hộ bổ sung, giống cây trồng, bí quyết kỹ thuật và bản quyền phần mềm. Có thể thấy rằng, công nghệ bao gồm sản phẩm, quy trình và các đối tượng này chính là sáng chế theo định nghĩa sáng chế của Việt Nam cũng như của các quốc gia trên thế giới.
Liên quan đến CGCN, một cách tổng quát, CGCN là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi ranh giới đã sản sinh ra nó. Luật CGCN của Việt Nam, Điều 3 coi CGCN là việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Còn theo định nghĩa của UNCTAD thì CGCN là chuyển giao kiến thức có hệ thống để sản xuất ra sản phẩm, áp dụng quy trình hoặc thực hiện nhiệm vụ93. Sự khác biệt giữa chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế và CGCN nằm ở chỗ CGCN không chỉ là việc chuyển giao sáng chế mà còn kèm theo việc chuyển giao các bí quyết công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, ví dụ như hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, lắp đặt dây chuyền công nghệ, máy móc, v.v. để giúp việc chuyển giao sáng chế có hiệu quả hơn.
Về phương diện pháp luật quốc tế, khái niệm CGCN cũng bị điều chỉnh và ảnh hưởng mạnh mẽ bời các hiệp ước quốc tế về SHCN nói chung và sáng chế nói riêng, v.v.94 Theo pháp luật của các nước công nghiệp phát triển, khái niệm “chuyển giao quyền SHCN” và khái niệm “CGCN” là gần giống nhau95. Tại Úc, luật CGCN cũng chính là luật điều chỉnh hoạt động li-xăng sáng chế96.Có thể khẳng định rằng các giao dịch li-xăng sáng chế và bí quyết kỹ thuật là vấn đề cốt lõi của CGCN97. Quan điểm này được Đức và nhiều nước công nghiệp phát triển khác ủng hộ, coi hợp đồng li-xăng là một dạng đặc thù của hợp đồng CGCN theo nghĩa rộng98.
93 Tài liệu quản trị công nghệ trên mạng http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/quan-tri-cong-nghe.73374.html
94 Xem chi tiết Wolfgang Fikentscher, Rules of Technology Transfer and Antitrust in Current International Agreements and the Proposed International Antitrust Code¸ trong Christopher Health and Kung-Chung Liu, Legal Rules of Technology Transfer in Asia, KLUWER LAW INTERNATIONAL, 2002, trang 9.
95 Xem thêm Nguyễn Thanh Tâm, Quyền SHCN trong hoạt động thương mại, sách đã dẫn, trang 112.
96 Nguyễn Thanh Tâm, Quyền SHCN trong hoạt động thương mại, sách đã dẫn, trang 112 và 113.
97 Hanns Ullrich, Technology Transfer in Context: Competition Policy Issues of Access to New Technologies¸ trong Christopher Health and Kung-Chung Liu, Legal Rules of Technology Transfer in Asia, sách đã dẫn, 2002, trang 43.
98 Xem thêm Wolfgang Fikentscher, Rules of Technology Transfer and Antitrust in Current International Agreements and the Proposed International Antitrust Code¸ trong Christopher Health and Kung-Chung Liu, Legal Rules of Technology Transfer in Asia, sách đã dẫn, 2002, trang xxi.
95
Vậy mà pháp luật hiện hành của Việt Nam lại thể hiện sự sáng tạo khi tách rời hai khái niệm chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế và CGCN. Theo các quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005, Điều 753 và Chương XXXVI về CGCN, CGCN không bao hàm hoạt động chuyển giao quyền SHCN. Phải chăng cách hiểu của các nhà làm luật Việt Nam về “công nghệ” có sự khác biệt so với cách hiểu của các quốc gia phát triển và sáng chế không phải là đối tượng CGCN? Pháp luật của Việt Nam không coi khái niệm về CGCN bao hàm khái niệm về chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế nên hai hoạt động này không do một luật chung điều chỉnh. Cụ thể, chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế sẽ do pháp luật về SHCN điều chỉnh còn CGCN do pháp luật về CGCN điều chỉnh.
Theo quan điểm của tác giả, sáng chế/giải pháp hữu ích đã được loại trừ khỏi khái niệm “công nghệ”. Các quy định của Việt Nam còn chưa phù hợp, chưa tương đồng với quy định của nhiều nước trên thế giới. Các quy định hiện hành cũng cho thấy bản thân Bộ Luật Dân sự, Luật CGCN đang có sự khác biệt với Luật KHCN trong cách hiểu về đối tượng “công nghệ” nói chung và đối tượng công nghệ được chuyển giao nói riêng.
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là một khái niệm rộng và cũng không có định nghĩa chuẩn. Có nhiều cách hiểu khác nhau về nhượng quyền thương mại. Theo từ điển pháp luật Black’s Law Dictionary, nhượng quyền thương mại được định nghĩa là quyền độc quyền do chủ sở hữu một nhãn hiệu hoặc tên thương mại cấp để kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trong một khu vực nhất định99. Tuy nhiên, theo WIPO, nhượng quyền thương mại có thể áp dụng đối với bất kỳ hoạt động kinh tế nào để theo đó một hệ thống có thể được phát triển cho sản xuất, chế biến và/hoặc phân phối hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ100. Hoạt động nhượng quyền thương mại đã phát triển đáng kể tại các quốc gia công nghiệp tiên tiến từ những năm 1950.
99 Bryan A. Garner, Black’s Law Dictionary, WEST PUBLISHING Co., 1996.
96
Tại Việt Nam, Điều 284, khoản 1, Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
Theo cách phân loại nhượng quyền thương mại dựa vào chức năng, có ba loại nhượng quyền thương mại cơ bản sau: nhượng quyền thương mại gia công chế biến (hoặc nhượng quyền thương mại sản xuất công nghiệp), nhượng quyền thương mại dịch vụ và nhượng quyền thương mại phân phối.
Đối với loại nhượng quyền thương mại gia công chế biến/chế tạo hoặc sản xuất công nghiệp, bên nhượng quyền cung cấp thành phần thiết yếu hoặc kiến thức kỹ thuật cho bên được nhượng quyền là người chế biến hoặc người sản xuất. Bên nhượng quyền cho phép bên được nhượng quyền sản xuất và bán các sản phẩm dưới nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bên nhượng quyền có thể cấp li-xăng bí quyết công nghiệp hoặc sáng chế và đào tạo cũng như cung cấp thông tin liên quan đến tiếp thị, phân phối, bảo quản sản phẩm cho bên được nhượng quyền. Loại hình nhượng quyền thương mại này thường phổ biến trong công nghiệp nhà hàng và đồ ăn nhanh.
Đối với hình thức nhượng quyền thương mại dịch vụ, bên nhượng quyền phát triển một dịch vụ mà bên được nhượng quyền sẽ cung ứng cho khách hàng của mình theo các điều khoản của hợp đồng, ví dụ dịch vụ sửa chữa ô tô, v.v.
Đối với loại hình nhượng quyền thương mại phân phối, bên nhượng quyền sản xuất và bán sản phẩm cho bên được nhượng quyền rồi bên được nhượng quyền sẽ bán lại sản phẩm này cho khách hàng dưới nhãn hiệu của bên nhượng quyền trong phạm vi lãnh thổ của bên được nhượng quyền, ví dụ như việc phân phối nhiên liệu, mỹ phẩm.
Về cả lý luận và thực tiễn, hoạt động nhượng quyền thương mại, CGCN và chuyển giao quyền SHCN có mối quan hệ chặt chẽ nhưng không đồng nhất. Tại Việt
97
Nam, hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh (là một dạng hoạt động nhượng quyền thương mại) trước đây, lần đầu tiên đã từng được điều chỉnh bởi Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về CGCN (sửa đổi) nhưng hoạt động này hiện đang do Luật Thương mại năm 2005 điều chỉnh.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể bao hàm cả hợp đồng li-xăng nhãn hiệu và hợp đồng CGCN nhưng không phải là phép cộng đơn giản của hai loại hình này. Nếu như mục đích của hợp đồng li-xăng nhãn hiệu hướng tới đối tượng là nhãn hiệu thì trong hợp đồng nhượng quyền thương mại mục tiêu của bên được nhượng quyền là nắm giữ và vận hành một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu chỉ là một