Những vấn đề kế thừa, nghiên cứu sâu hơn, nghiên cứu mới trong luận án và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 50 01001 (Trang 35)

các câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về bảo hộ quyền SHTT nói chung, vai trò của sáng chế, khai thác và bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế nói riêng đối với sự phát triển KT-XH của quốc gia đã được các nhà khoa học nước ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm.

32

Vấn đề pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế cũng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của một số nhà khoa học, chủ yếu là các nhà khoa học nước ngoài đến từ các quốc gia phát triển dưới nhiều cấp độ khác nhau. Có thể thấy rằng, đa số các bài viết, công trình nghiên cứu về sáng chế của các tác giả nước ngoài đã phần nào đề cập đến khía cạnh thương mại của sáng chế, một số công trình đã đi chuyên sâu vào một hoặc một vài hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế nhưng chưa công trình nào hệ thống hóa các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế dưới góc độ pháp lý.

Khai thác thương mại đối với sáng chế cũng đã bắt đầu được nghiên cứu và đề cập tại nước ta từ chục năm trở lại đây nhưng nghiên cứu cơ sở pháp lý về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế vẫn còn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học nước nhà trong khi vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn phát triển KHCN, KT-XH, CNH-HĐH và hội nhập quốc tế như hiện nay. Phần lớn các công trình nghiên cứu về sáng chế của các tác giả nước ta trong thời gian qua đã thành công trong việc đề cập đến hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với sáng chế. Có một số tác giả đã thành công trong việc nghiên cứu dưới góc độ so sánh pháp luật về bảo hộ quyền SHCN và khai thác thương mại đối với sáng chế với một số quốc gia trên thế giới, các điều ước quốc tế có liên quan thông qua việc phân tích, đánh giá mức độ phù hợp, tương thích cũng như khác biệt trong quy định pháp luật của nước nhà so với pháp luật của một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, ASEAN, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, v.v. Do vậy, các kết quả nghiên cứu nêu trên là cơ sở lý luận và kinh nghiệm quý báu để tác giả tham khảo, kế thừa, nối tiếp và học hỏi trong quá trình hoàn thành luận án của mình.

Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu các công trình của tác giả nước nhà có thể thấy rằng mặc dù các nhà khoa học của chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về khai thác thương mại đối với sáng chế nhưng phần lớn các công trình này vẫn chưa đề cập một cách hệ thống, toàn diện các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế cũng

33

như chưa kiến nghị được các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế. Hầu hết các công trình này vẫn thiên về nghiên cứu sáng chế ở trạng thái “tĩnh” mà chưa nghiên cứu sáng chế ở trạng thái “động”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, sâu sắc các quy định pháp lý về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế ở Việt Nam là rất cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này trong giai đoạn hiện nay. Có thể khẳng định rằng, công trình luận án là một đề tài độc lập và không trùng lặp các đề tài trên.

1.2.1 Những vấn đề Luận án cần kế thừa

Trên cơ sở khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực của đề tài luận án nêu ở phần trên, có thể thấy các công trình nghiên cứu dừng lại ở một số hướng chính. Một là nghiên cứu tổng quan về một số hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế thường được sử dụng như chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế. Hai là nghiên cứu các quy định chung của pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế ở một số quốc gia nhất định. Từ các kết quả nghiên cứu của các công trình đã nêu, Luận án có thể kế thừa các nội dung sau:

Thứ nhất, khái niệm và vai trò của sáng chế. Thứ hai, nội dung quyền SHCN đối với sáng chế.

Thứ ba, các quyền và cơ sở lý luận của giới hạn quyền trong việc khai thác thương mại đối với sáng chế.

Thứ tư, một số hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế căn bản.

Thứ năm, thực trạng pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam.

Thứ sáu, pháp luật quốc tế và quy định pháp lý của một số quốc gia về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế.

1.2.2 Những vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn và nghiên cứu mới trong Luận án

Ngoài những vấn đề cần được kế thừa ở trên, Luận án cũng sẽ nghiên cứu mới, một cách chuyên sâu hơn, có hệ thống và toàn diện các vấn đề sau:

34

Thứ hai, một số hình thức khai thác thương mại tự nguyện đối với sáng chế. Thứ ba, khái niệm pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam. Khái niệm này cần được nhận diện một cách rõ ràng.

Thứ tư, xu thế phát triển của các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế. Sự nghiên cứu mới này là rất cần thiết để có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung trong các quy định pháp lý hiện hành về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế.

Thứ năm, thực trạng các quy định pháp lý về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam.

Thứ sáu, các nguyên nhân, tồn tại cũng như những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành.

Thứ bảy, pháp luật của một số quốc gia và pháp luật quốc tế có liên quan. Việc so sánh mới, đối chiếu pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế của Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia khác và pháp luật quốc tế có liên quan để chỉ ra các điểm tương thích, ưu điểm trong pháp luật nước nhà đồng thời tìm ra các nhược điểm, nguyên nhân yếu kém, bất cập.

Thứ tám, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam.

Thứ chín, phương hướng phát triển và các giải pháp mới nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam.

1.2.3Các câu hỏi nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết nêu trên, luận án được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh: lý luận, thực tiễn pháp lý và đề xuất giải pháp.

Câu hỏi nghiên cứu chung được đặt ra là pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam là gì và cần thiết phải có các nội dung nào, các giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện pháp luật này?

Về lý luận, các câu hỏi nghiên cứu cần đặt ra: Cơ sở lý luận về quyền và giới hạn quyền khai thác thương mại đối với sáng chế? Các hình thức khai thác thương mại

35

đối với sáng chế chủ yếu? Khái niệm pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam?

Về thực tiễn pháp lý, các câu hỏi nghiên cứu cần đặt ra: Các quy định pháp lý hiện hành về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam? Các quy định này có tác động như thế nào đối với việc khai thác thương mại sáng chế tại Việt Nam? Quy định của pháp luật quốc tế và Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này như thế nào?

Về giải pháp, các câu hỏi nghiên cứu cần đặt ra: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế? Đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng một đạo luật riêng về sáng chế hay chưa? Nếu có thì các nội dung chủ đạo cần phải có trong bộ luật riêng rẽ này là gì? Các giải pháp cụ thể nào cần phải có để hoàn thiện pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam?

36

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Từ nội dung nghiên cứu ở trên, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, Chương 1 đã thể hiện được tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước về sáng chế, bảo hộ sáng chế và khai thác thương mại đối với sáng chế. Có thể thấy rằng, các khía cạnh pháp lý về sáng chế, bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế và khai thác sáng chế đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.

Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tìm được và dựa vào việc tổng hợp các công trình nghiên cứu này, có thể kết luận rằng có một số công trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế ở những cấp độ khác nhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, sâu sắc pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam.

Thứ ba, Chương 1 cũng xác định được những vấn đề cần kế thừa, cần tiếp tục nghiên cứu cũng như cần nghiên cứu mới về cả lý luận và thực tiễn trong Luận án đồng thời đưa ra được các câu hỏi nghiên cứu. Những vấn đề đó bao gồm việc thống nhất nhận thức về tính chất thương mại, tầm quan trọng của việc khai thác thương mại sáng chế; cơ sở lý luận về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế; xu thế phát triển của các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế; nhận diện khái niệm pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế; thực trạng quy định pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định này có so sánh với các quy định có liên quan của pháp luật quốc tế; đề xuất, kiến nghị các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế của Việt Nam.

37

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

Sáng chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển và ngày càng quan trọng trong nền kinh tế có tính cạnh tranh cao. Theo cách hiểu của hầu hết các nước trên thế giới, quyền SHTT nói chung và quyền SHCN bao gồm cả quyền SHCN đối với sáng chế nói riêng đương nhiên mang bản chất thương mại. Do vậy, sử dụng và khai thác thương mại hợp lý loại tài sản này không những tạo động lực cho việc NCKH, đổi mới công nghệ mà còn làm gia tăng thu nhập cho doanh nghiệp, thu hút nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy CGCN, góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, bằng sáng chế là một khế ước xã hội. Để đền bù xứng đáng cho việc đầu tư tài chính, công sức tạo ra sáng chế, đáp ứng nhu cầu làm lợi từ sáng chế của chủ sở hữu và cân bằng lợi ích của xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phù hợp quy định của pháp luật quốc tế về sáng chế, việc xác định các hình thức khai thác thương mại hợp lý đối với sáng chế đang được bảo hộ quyền SHCN cũng như khung pháp lý có liên quan là rất quan trọng.

Theo cách tiếp cận này, Chương 2 của Luận án trước hết sẽ nghiên cứu khái niệm sáng chế đồng thời phân tích tầm quan trọng của sáng chế và khai thác thương mại đối với sáng chế. Tiếp theo, Chương 2 sẽ phân tích nội dung quyền SHCN đối với sáng chế. Phần cuối của Chương 2 sẽ đề cập đến khái niệm khai thác thương mại đối với sáng chế, rút ra các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế theo quan điểm của luận án, nhận diện khung pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam.

2.1 Khái quát về sáng chế

2.1.1 Khái niệm sáng chế

Sáng chế không phải là một khái niệm mới ở Việt Nam. Theo từ điển tiếng Việt, sáng chế là nghĩ và chế tạo ra cái trước đó chưa từng có19. Hiện nay đa số mọi người

38

đều nghĩ sáng chế là cái gì đó rất to lớn, rất khó để có thể được cấp VBBH. Tuy nhiên, VBBH độc quyền sáng chế có thể được cấp cho một công nghệ cực kỳ tân tiến nhưng cũng có thể được cấp một dụng cụ rất thông thường như một cái nút chai, v.v. Vậy sáng chế là gì?

Thực tế, không có một định nghĩa chuẩn nào về sáng chế và rất khó có thể định nghĩa chính xác về sáng chế. Do vậy, trong quy định pháp lý của nhiều nước không trực tiếp định nghĩa sáng chế trừ một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Xô cũ và Việt Nam. Ví dụ, Luật Sáng chế của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ20, thay vì định nghĩa trực tiếp sáng chế, Điều 101 lại quy định là bất kỳ người nào sáng chế ra bất kỳ quy trình, máy móc, phương thức sản xuất, hợp chất, v.v mới và hữu dụng hoặc bất kỳ sự cải tiến nào mới và hữu dụng đối với quy trình, máy móc, phương thức sản xuất, hợp chất đó đều có thể được cấp bằng sáng chế hữu ích tùy theo các điều kiện và yêu cầu cụ thể của Điều này. Tương tự quan điểm của Hoa Kỳ, nhiều nước châu Âu cũng không định nghĩa trực tiếp sáng chế. Ví dụ, Luật SHTT của Cộng hòa Pháp21 cũng không định nghĩa sáng chế mà chỉ quy định rằng một giải pháp kỹ thuật có thể được cấp VBBH độc quyền sáng chế bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chủ sở hữu sáng chế một quyền độc quyền khai thác tạm thời đối với sáng chế đó.

Khác với một số quốc gia công nghiệp phát triển phương Tây kể trên, Nhật Bản lại định nghĩa trực tiếp khái niệm sáng chế. Theo Điều 2, Luật Sáng chế22 của Vương quốc Nhật Bản, sáng chế là sự sáng tạo vượt bậc của những ý tưởng kĩ thuật dựa trên việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Luật Sáng chế23 của Trung Quốc, Điều 2 cũng định nghĩa trực tiếp sáng chế là các giải pháp kỹ thuật mới dưới dạng một sản phẩm, một quy trình hoặc việc cải tiến sản phẩm và quy trình đó.Theo Luật SHTT Việt Nam,

20 Luật Sáng chế (1999) của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

21 Luật SHTT (1992) của Cộng hòa Pháp.

22 Luật Sáng chế số 121 (1959) của Vương quốc Nhật Bản.

39

Điều 4.12 định nghĩa sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết như Công ước Paris24, Công ước thành lập WIPO25, Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT)26 và Hiệp định TRIPS27 đều không định nghĩa sáng chế.

Từ các quy định pháp lý nói trên, có thể rút ra rằng sáng chế là sản phẩm hay quy trình do con người tạo ra chứ không phải là những gì đã tồn tại trong thiên nhiên được con người phát hiện ra. Khác với một số đối tượng quyền SHCN quan trọng khác như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, chủ yếu mang tính chất chỉ dẫn thương mại hay thẩm mỹ, thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 50 01001 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)