f. Huỷ bỏ niêm yết
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG
Hệ thống doanh nghiệp hiện nay của chúng ta là kết quả của quá trình thay đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở đã được ra đời và được phát triển tại những thời điểm và hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Trong suốt q trình đó, quan niệm và pháp luật về doanh nghiệp cũng bị "chia cắt", phân biệt đối xử theo tính chất sở hữu. Vì vậy, khung quản trị đối với doanh nghiệp cũng khác nhau theo thành phần kinh tế.
Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (1990) đã đặt nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành hệ thống các doanh nghiệp sở hữu tư nhân trong nước đồng thời đưa ra những mầm mống manh nha cho khung quản trị công ty ở nước ta. Trong số 46 điều của Luật công ty 1990, chỉ có 10 điều có quy định liên quan đến quản trị cơng ty. Có thể nói, về quản trị cơng ty, Luật Cơng ty năm 1990 mới định hình được khung sơ lược của quản lý nội bộ. Cơ cấu quản lý nội bộ công ty cổ phần gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Quyền của cổ đông, thành viên được quy định chưa đầy đủ và cịn rất sơ sài. Cổ đơng chủ yếu mới có 2 quyền; đó là được chia lợi nhuận tương ứng số cổ phần hoặc phần góp vốn và tham dự họp Đại hội đồng và biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền. Quyền của thành viên, cổ đông tham gia vào việc quyết định hàng loạt các vấn đề cơ bản của công ty như chia, tách, hợp nhất, sáp nhập v.v... không được quy định. Chưa có sự phân định cụ thể thẩm quyền và trách nhiệm của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và Ban kiểm sốt. Cịn các nội dung khác của khung quản trị cơng ty hồn tồn chưa được quy định. Những nội
dung cơ bản như cơng khai hóa thơng tin, minh bạch quản lý điều hành, hay cấm giao dịch nội gián và kiểm sốt giao dịch với các bên có liên quan hồn tồn chưa có trong ý niệm của cơ quan hoạch định, thực thi chính sách và cả những người quản lý doanh nghiệp.
Chế độ quản trị công ty ở dạng manh nha, giản đơn như đã đề cập trên đây được áp dụng trong thời kỳ 1991-1999 đối với khoảng gần 1000 công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn có quy mơ tương đối lớn. Trong giai đoạn gần 10 năm nói trên khơng có một sáng kiến hay thay đổi nhằm hoàn thiện và nâng cao khung quản trị doanh nghiệp ở nước ta. Thực tế đó có lẽ xuất phát từ hồn cảnh lịch sử cụ thể của thời kỳ đó. Mức độ phát triển kinh tế và mức độ thị trường hóa nền kinh tế cịn thấp; các doanh nghiệp quy mô nhỏ, giản đơn trong đó người chủ sở hữu vẫn trực tiếp nắm quyền điều hành công ty. Các doanh nghiệp chỉ được quyền làm những gì mà cơ quan nhà nước cho phép. Việc kiểm sốt cơng ty dựa nhiều vào các cơ quan nhà nước hơn là thông qua các công cụ chỉ đạo điều hành và kiểm sốt nội bộ cơng ty. Mức độ hội nhập với bên ngồi cịn hạn chế; vì vậy, những tư tưởng mới về quản trị công ty chưa được du nhập ở mức cần thiết vào nước ta (xem thêm [40], [42], [43]).
Luật doanh nghiệp 1999 đã đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong quá trình hồn thiện khung quản trị cơng ty ở nước ta. Tuy nhiên, như trên đã nói khung quản trị hình thành trên cơ sở các quy định của luật này chỉ áp dụng cho các công tư thuộc sở hữu tư nhân trong nước. Lần đầu tiên, khung quản trị công ty ở nước ta được hình thành với đầy đủ các yếu tố cấu thành. Quyền của các cổ đông đã được quy định tương đối đầy đủ, cụ thể và các cổ đông về cơ bản đã được đối xử cơng bằng. Vai trị, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan trong cơ cấu quản trị nội bộ công ty, bao gồm Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt và giám đốc đã được quy định tương đối rõ ràng và cụ thể. Khái niệm giao dịch với các bên có liên quan và cơ chế kiểm sốt các bên có liên quan cũng đã được quy định và áp dụng. Trong thời gian này, ngoài Luật doanh nghiệp 1999, Văn phịng Chính phủ cịn ban hành bản Mẫu
Điều lệ được khuyến cáo áp dụng đối với các công ty niêm yết trên các trung tâm giao dịch chứng khốn. Khung quản trị hình thành trong bản Mẫu Điều lệ nói trên đã vận dụng khá đầy đủ các nguyên tắc tốt của OECD về quản trị cơng ty. Ngồi nội dung quản trị cơng ty theo Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì bản Mẫu Điều lệ cịn áp dụng một số u cầu như: Phải có ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, hàng năm bầu lại 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt, u cầu cơng bố thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, lập các tiểu ban hoặc cử thành viên Hội đồng quản trị chuyên trách về kiểm soát nội bộ, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, về trả lương và lợi ích khác và về bổ nhiệm nhân sự ở cơng ty...
Nhìn chung từ năm 2000, khung quản trị cơng ty ở nước ta đã có bước phát triển và biến đổi cơ bản theo hướng phù hợp với các thông lệ quản trị tốt đã được thừa nhận. Tuy vậy, xét về khía cạnh pháp lý, khung quản trị đó cũng cịn bộc lộ khơng ít khiếm khuyết; cụ thể là [42]:
- Quyền của cổ đông công ty cổ phần vẫn chưa được quy định đầy đủ, và chưa được bảo đảm thực hiện một cách hợp lý.
- Yêu cầu về sự linh hoạt đối với Đại hội đồng cổ đông là tương đối thấp so với thông lệ quốc tế; trong việc quyết định đa số về các vấn đề quan trọng của cơng ty có nhiều sơ hở; việc ra quyết định bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Hệ quả là, quyền và lợi ích của các cổ đông thiểu số không được bảo vệ một cách hợp lý cần thiết.
- Cơ chế giám sát trực tiếp của các cổ đông, hoặc gián tiếp thông qua các thể chế như kiểm toán, kiểm soát nội bộ. v. v.. chưa được quy định đầy đủ, hoặc chưa phát huy được hiệu lực như mong muốn;
- Các nghĩa vụ của người quản lý chưa được định hình cụ thể và quy định rõ, gồm nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành và trung thực.
- Nhóm người có liên quan cũng như sự giám sát các giao dịch của họ với công ty chưa được quy định đầy đủ, hợp lý và chưa được thực hiện có hiệu quả.
- Chưa có quy định về các tiêu chuẩn của người quản lý, về các nguyên tắc xác định mức thù lao của họ gắn với hiệu quả hoạt động của công ty.
- Chế độ cơng khai hố thơng tin cho cổ đông, cũng như đối với cơng chúng đầu tư cịn mờ nhạt, và kém hiệu quả trên thực tế.
Ngoài ra, việc thực hiện các quy định cấu thành quản trị công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Mẫu Điều lệ năm 2002 cịn kém hiệu lực; cịn có khoảng cách giữa quy định pháp lý và hiệu lực thực tế của chúng. Những khiếm khuyết nói trên đã làm cho quản trị công ty theo Luật doanh nghiệp năm 1999 trở nên yếu; hạn chế không nhỏ đến sự phát triển của từng công ty nói riêng và của khu vực kinh tế công ty nói chung ở Việt Nam. Những khiếm khuyết nói trên đã được sửa đổi khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành thống nhất áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế.
Có thể khẳng định rằng, Luật Doanh nghiệp năm 2005 là một bước tiến lớn, tạo ra một thay đổi căn bản trong quá trình hồn thiện khung quản trị doanh nghiệp ở nước ta. Trước hết, lần đầu tiên trong gần 20 chục năm cải cách, pháp luật về doanh nghiệp đã được thống nhất khơng phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế. Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đã quy định khá đầy đủ và cụ thể các nội dung, yếu tố cấu thành của khung quản trị công ty, nhất là đối với công ty cổ phần. Những nội dung cơ bản của khung quản trị công ty đã tuân thủ và về cơ bản phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ thông dụng phổ biến. Bên cạnh đó, Luật Chứng khốn năm 2006 được ban hành góp phần nâng cao hơn nữa khung quản trị cho các công ty niêm yết. Đặc biệt, Bộ Tài chính đã liên tiếp ban hành hai văn bản quan trọng để xây dựng một khuôn khổ quản trị công ty niêm yết là: Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các cơng ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. Như vậy, khung quản trị áp dụng cho các cơng ty niêm yết về cơ bản được hình thành theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành.