Hoàn thiện cách thức tổ chức và quản lý Toà án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 99)

3.3. HƢỚNG HOÀN THIỆN TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƢ

3.3.1. Hoàn thiện cách thức tổ chức và quản lý Toà án

Trong những năm trƣớc đây, việc quản lý Toà án về mặt tổ chức ở nƣớc ta thông thƣờng đƣợc giao cho Bộ Tƣ pháp - là cơ quan quản lý tƣ pháp về mặt hành chính nhƣng một vài năm trở lại đây, cách thức quản lý Toà án về nhân sự, về tổ chức hay về tài chính đã có nhiều thay đổi, theo đó Toà án nhân dân Tối cao đã trở thành cơ quan chủ quản của ngành Toà án. Nhƣng kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới đã chỉ ra Toà án chỉ hoạt động hiệu

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

quả và các Thẩm phán chỉ độc lập xét xử khi họ đƣợc quản lý bởi một bộ máy “chuyên nghiệp”. Và có quá nhiều luận điểm hợp lý cho thấy sự cần thiết phải giao các Toà án nhân dân địa phƣơng về cho Bộ Tƣ pháp quản lý về mặt tổ chức.

Thứ nhất, việc quản lý Toà án về mặt tổ chức không gì thích hợp hơn là giao cho một cơ quan có chức năng quản lý “chuyên nghiệp” thực hiện. Và việc giao cho Bộ Tƣ pháp quản lý các Toà án nhân dân địa phƣơng về mặt tổ chức cũng là sự lựa chọn tối ƣu của Chính phủ nhiều nƣớc trên thế giới. Hơn nữa ở nƣớc ta, kể từ khi không còn quản lý Toà án, nhiệm vụ chủ yếu của Bộ tƣ pháp là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Và sẽ rất lãng phí nếu chúng ta biết rằng Bộ Tƣ pháp với chức năng, nhiệm vụ của mình có một vị trí quan trọng nhƣ thế nào trong hoạt động tƣ pháp của nhiều nƣớc trên Thế Giới. Sự phân công quyền lực giữa ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp đã chỉ ra hoạt động quản lý là hoạt động chủ yếu của Chính phủ, Chính phủ có trách nhiệm quản lý toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội nên không có lý do gì để chúng ta tách quản lý tƣ pháp ra khỏi hoạt động quản lý của Chính phủ.

Thứ hai, ngƣời ta luôn lo ngại về tính độc lập xét xử của Tòa án nếu Tòa án nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất cả nƣớc lại đồng thời là cơ quan quản lý Tòa án nhân dân địa phƣơng về mặt tổ chức. Nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đòi hỏi các Toà án không thể quản lý lẫn nhau nhƣ một bộ, ngành. Các Toà án dù ở cấp nào cũng là cơ quan xét xử và chỉ có mối quan hệ về tố tụng. Và để bảo đảm quyền năng độc lập của mỗi cấp Toà án, yêu cầu đƣợc đặt ra là cần tổ chức Toà án không phụ thuộc nhau về mặt hành chính (tổ chức, nhân sự, kinh phí). Nhiều ngƣời cho rằng, sẽ trái với Hiến pháp khi biến Toà án nhân dân Tối cao

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

pháp 1992 quy định “Tòa án nhân dân Tối cao, các Toà án nhân dân địa phƣơng, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bởi vậy, trong quá trình cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta giai đoạn hiện nay, tôi đồng tình với quan điểm cho rằng cần phân định rạch ròi giữa phạm vi quản lý Toà án nhân dân địa phƣơng về mặt hành chính và phạm vi quản lý về mặt chuyên môn. Về mặt tổ chức việc giao các Toà án địa phƣơng cho Chính phủ (mà cụ thể là Bộ Tƣ pháp) quản lý là sự lựa chọn tối ƣu nhất. Bên cạnh đó, việc hƣớng dẫn các Toà án địa phƣơng về chuyên môn nghiệp vụ xét xử sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Tối cao và vấn đề quan trọng là hoạt động xét xử của các Tòa án phải đƣợc độc lập. Và hoàn toàn dễ hiểu khi tại sao trong Hội nghị tƣ pháp năm 1989, đồng chí Đỗ Mƣời đã khẳng định “Nếu chuyển cho Toà án quản lý theo lối khép kín thì hệ quả sẽ nhƣ thế nào? Đó là một điều mà các đồng chí cần phân tích để rút ra kết luận từ kinh nghiệm thực tiễn. Theo tôi, trong điều kiện hiện nay ở nƣớc ta Bộ Tƣ pháp quản lý Tòa án địa phƣơng về mặt tổ chức là nhằm tạo điều kiện cho Tòa án tập trung vào nhiệm vụ xét xử và xử đúng pháp luật. Cố nhiên, nếu còn những chỗ nào chƣa thật hợp lý thì hai bên cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng giải quyết”. Không thể hy vọng sẽ có sự độc lập toàn vẹn cho tất cả các phán quyết của Hội đồng xét xử cho dù cách thức quản lý Tòa án có đƣợc triển khai theo hƣớng nào, vấn đề là phải khắc chế đến mức tối đa sự can thiệp dù là hữu hình hay vô hình của các “thế lực” khác đến các phán quyết của Toà án. Và với điều kiện nƣớc ta hiện nay, việc giao Tòa án địa phƣơng cho Bộ Tƣ pháp quản lý về mặt hành chính là sự lựa chọn tối ƣu và hiệu quả hơn cả. Về vấn đề ngân sách cho ngành Toà án, để tăng cƣờng tính độc lập trong hoạt động xét xử, kinh nghiệm của nhiều nƣớc đã chỉ ra nên để Toà án tự dự trù

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

cần và thiếu những gì. Bản dự trù này có thể đƣợc tiến hành trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Tƣ pháp (là cơ quan chuyên thực hiện chức năng quản lý) trƣớc khi trình Quốc hội thông qua. Cùng với vấn đề ngân sách, Toà án nhân dân các cấp cần đƣợc đảm bảo về kinh phí xây dựng cơ bản và các trang thiết bị để phục vụ cho công tác xét xử. Trụ sở Toà án cần đƣợc xây dựng khang trang, hiện đại xứng đáng với tầm vóc của cơ quan bảo vệ pháp luật trong giai đoạn cải cách tƣ pháp và quan trọng hơn, để tránh tình trạng nguyên tắc độc lập xét xử bị vi phạm do chính nhu cầu đƣợc cải thiện điều kiện làm việc của Thẩm phán và các cán bộ trong ngành.

Đã nhiều năm qua, chính xác hơn là kể từ sau Hiến pháp năm 1959, mô hình tổ chức Toà án ở nƣớc ta đƣợc tổ chức theo các cấp đơn vị hành chính lãnh thổ, ví dụ ở cấp huyện có Toà án nhân dân cấp huyện, ở cấp tỉnh có Toà án nhân dân cấp tỉnh. Và thực tế đã chỉ ra, sự phụ thuộc về mặt ngân sách do địa phƣơng cung cấp cũng nhƣ những mối quan hệ đan ngang khiến các Toà án nhân dân địa phƣơng chƣa thực sự độc lập khi đƣa ra các phán quyết. Bởi vậy, để tình trạng này không tiếp diễn, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã có nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 trong đó nêu rõ trọng tâm của việc hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tƣ pháp là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân. Theo đó, hệ thống Toà án sẽ đƣợc tổ chức theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực đƣợc tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thƣợng thẩm đƣợc tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân Tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc tổ chức mô hình Toà án theo hƣớng này có nhiều ƣu điểm nhƣ tránh sự dàn trải,

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

tập hợp đƣợc nhiều cán bộ làm công tác xét xử, giảm bớt đƣợc trụ sở và bộ máy văn phòng, hành chính của mỗi Tòa án và quan trọng hơn cả sẽ hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phƣơng vào hoạt động xét xử của Toà án. Các Toà án không còn đƣợc gắn cùng tên các địa phƣơng sẽ khiến chúng ta không còn cảm giác Toà án là cơ quan phụ thuộc (mặc dù về lý thuyết Toà án là cơ quan độc lập) và cũng thuận lợi hơn khi việc thành lập các Toà án không còn dựa trên sự sáp nhập hay chia tách các đơn vị hành chính lãnh thổ. Bên cạnh những ƣu điểm, cách thức tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta cũng tồn tại những nhƣợc điểm nhất định. Ví dụ, đối với những địa bàn ở vùng sâu vùng xa, Toà án sơ thẩm khu vực đƣợc thành lập cho hai hoặc nhiều huyện thì việc đi lại của ngƣời dân đến những phiên xét xử sẽ gặp không ít trở ngại và việc dẫn giải bị cáo đến phiên toà cũng sẽ phức tạp hơn. Nhƣng trong điều kiện hiện nay ở nƣớc ta, sẽ thật vô lý khi tồn tại tình trạng có Toà án nhân dân cấp huyện chỉ có một hoặc hai Thẩm phán (đồng thời cũng là lãnh đạo Tòa) và có Toà án, cả năm không thực hiện một phiên xét xử nào về hình sự hay dù có cũng chỉ là những vụ án đơn giản, không đáng kể. Nói tóm lại, chúng ta còn gần 13 năm để thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị nhƣng về cách thức tổ chức mô hình Toà án theo thẩm quyền xét xử có lẽ chúng ta nên triển khai thực hiện trong một thời gian sớm hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 99)