Tính độc lập của Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 77)

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, Hội đồng xét xử sơ thẩm có số thành viên là Hội thẩm nhân dân nhiều hơn Thẩm phán, thông thƣờng số Hội thẩm nhân dân gấp đôi Thẩm phán. Nhƣng theo báo cáo tổng

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

hợp số lƣợng Hội thẩm Toà án nhân dân địa phƣơng thì hiện nay Toà án nhân dân cấp tỉnh có 458/1023 Hội thẩm nhân dân có chuyên môn pháp lý (chiếm khoảng 30.9%), trong khi đó số Hội thẩm nhân dân của Toà án cấp huyện có trình độ chuyên môn pháp lý là 917/9011 ngƣời (chiếm khoảng 9.2%). Trên thực tế, Hội thẩm nhân dân ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế nhƣ: năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác pháp lý - xét xử bị hạn chế, thời gian dành cho nghiên cứu hồ sơ ít, còn bị phân tán tƣ tƣởng vào công việc và nhiệm vụ chính của mình ở cơ quan vì suy cho đến cùng, công việc của Hội thẩm nhân dân đối với họ chỉ là việc phụ. Có một số Hội thẩm không nắm đƣợc thủ tục tố tụng xét xử, không nắm đƣợc kiến thức cơ bản về cấu thành tội phạm và tự cho rằng tham gia Hội đồng xét xử là nghĩa vụ bắt buộc. Và, nếu đã mang tâm lý sự xuất hiện của mình chỉ là hình thức thì Hội thẩm nhân dân rất dễ dàng buông xuôi mọi chuyện và họ phó mặc việc ra các phán quyết cho Thẩm phán. Nhƣ tác giả Nguyễn Khắc Bộ trên tạp chí Toà án nhân dân số 3/2004 đã viết “Viện kiểm sát nhân dân cứ buộc tội; Luật sƣ cứ hùng biện; Toà án nhân dân thì viết án sẵn và Hội thẩm nhân dân không còn vai trò gì nữa”.

Theo Điều 40 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm nhân dân (nói riêng) và Hội thẩm (nói chung) đƣợc quy định nhƣ sau:

Nghiên cứu hồ sơ vụ án trƣớc khi mở phiên toà.

Tham gia xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm.

Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

Nhƣ vậy, chỉ xét trên góc độ xét xử, pháp luật trao cho Hội thẩm nhân dân quyền năng không thua kém một Thẩm phán, họ cũng đƣợc quyền nghiên

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

cứu hồ sơ, đƣợc tiến hành các hoạt động tố tụng và độc lập trong việc đƣa ra phán quyết của mình. Nhƣng dƣờng nhƣ có một số Hội thẩm nhân dân chƣa nhận thức đƣợc một cách sâu sắc về tầm quan trọng của Hội thẩm nhân dân trong thành phần của Hội đồng xét xử và càng chƣa hiểu họ mang trong mình niềm tin của nhân dân khi tiến cử họ là đại diện ƣu tú trong việc thực thi quyền tƣ pháp. Bên cạnh số đông Hội thẩm nhân dân có niềm tin kiên định, có ý thức bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa thì vẫn còn tồn tại một bộ phận các Hội thẩm nhân dân chƣa phát huy đƣợc vai trò mà mình đƣợc giao. Đã có rất nhiều vụ án khi xét xử, phán quyết đƣợc đƣa ra rõ ràng bất hợp lý nhƣng trong biên bản nghị án, tỷ lệ biểu quyết vẫn là 3/3 hoặc 5/5, tức là có sự đồng thuận tuyệt đối giữa các thành viên của Hội đồng xét xử. Vụ án tham nhũng đất đai ở thị xã Đồ Sơn là minh chứng rõ nét nhất cho điều này, hình phạt cảnh cáo và mức bồi thƣờng 50.000đ dành cho ba bị cáo trong phiên toà sơ thẩm lần 1 là phán quyết gây phản ứng trong nhân dân nhƣng ở một vị thế áp đảo, các vị Hội thẩm đã không thể lựa chọn cho mình một cách xử sự tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 77)