Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức cho Thẩm phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 107 - 111)

3.3. HƢỚNG HOÀN THIỆN TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƢ

3.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức cho Thẩm phán

phán và Hội thẩm nhân dân.

Có hai khả năng khiến các quan toà không thể tự đƣa ra phán quyết của riêng mình, một là đối với những vụ án, việc xét xử có thể liên quan đến vận mệnh của bản thân họ và hai là khi họ không có đủ năng lực, tự tin để đƣa ra phán quyết cuối cùng. Bởi vậy, để tăng cƣờng tính độc lập cho các thành viên của Hội đồng xét xử, vấn đề đƣợc đặt ra là không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán và các vị Hội thẩm mà còn không ngừng bồi đắp cho họ ý thức đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng.

Nguyên Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Hiện đã từng viết “Trong tình hình hiện nay việc đảm bảo cho Thẩm phán thực hiện quyền và nghĩa vụ “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử” là trách nhiệm chung của ngành Toà án, các cơ quan Đảng và chính quyền trong cả nƣớc. Đồng thời, để thực hiện tốt có hiệu quả quyền và nghĩa vụ này, ngƣời Thẩm phán phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phải có đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp trong sáng, lành mạnh, liêm khiết và vô tƣ, dám đấu tranh để bảo vệ sự thật và chân lý, quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã trao cho mình” [39, tr. 9-10]. Và muốn vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả Đỗ Gia Thƣ (Văn phòng chủ tịch nƣớc) khi cho rằng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ Thẩm phán phải làm theo quy hoạch, kế hoạch, gắn với tiêu chuẩn từng chức danh và yêu cầu sử dụng, đồng thời gắn với việc tạo

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

nguồn. Phải lấy đào tạo cơ bản làm chính, nhƣng không xem nhẹ việc bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn và bổ trợ; coi trọng kiểm nghiệm năng lực thực hành [25, tr. 10]. Quá trình đào tạo cần lồng ghép cả những vấn đề lý thuyết và thực hành, sau một thời gian học tập ở trƣờng, các ứng viên Thẩm phán có thể sẽ đƣợc thực tập tại các Toà án và tham gia nghiên cứu hồ sơ, giải quyết tất cả các vụ việc thuộc 5 chuyên ngành về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Đồng thời chúng ta cũng cần đặc biệt lƣu ý đến những quy định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về việc “mở rộng nguồn để bổ nhiệm vào các chức danh tƣ pháp, không chỉ là cán bộ trong các cơ quan tƣ pháp, mà còn là các luật gia, luật sƣ”. Và trong thời gian tới, ngoài những tiêu chuẩn cứng của các ứng viên Thẩm phán nhƣ: phải có bằng tốt nghiệp đại học luật, phải có thâm niên công tác pháp luật và phải đƣợc đào tạo bài bản tại Học viện các chức danh tƣ pháp thì chúng ta sẽ dần tiến tới việc “thực hiện cơ chế thi tuyển để chọn ngƣời bổ nhiệm vào các chức danh tƣ pháp” theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị.

Thạc sỹ Lê Xuân Thân (Trƣởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hoà) cũng nêu bật tầm quan trọng của ý thức pháp luật đối với nghề nghiệp của ngƣời Thẩm phán. Ông cho rằng nếu ý thức pháp luật và trình độ pháp luật của ngƣời Thẩm phán ở tầm cao thì quyết định áp dụng pháp luật đƣợc ban hành trên cơ sở khoa học và thực tiễn, khách quan và công minh và quyết định của Toà án đích thực là sản phẩm của cả một quá trình nghiên cứu, cân nhắc, trăn trở và lao động nghiêm túc. Cũng chính ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của ngƣời Thẩm phán tạo cho ngƣời Thẩm phán bản lĩnh nghề nghiệp: cảm thông và chia sẻ trƣớc những đau thƣơng và mất mát nhƣng lại không đƣợc yếu mềm và thiên vị; lên án và căm thù hành vi tàn ác nhƣng lại không đƣợc phép định kiến, ghét bỏ những con ngƣời đã thực hiện những

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

hành vi phi nhân tính [34, tr. 3]. Tác giả Đặng Thanh Nga (Giảng viên trƣờng Đại học Luật Hà Nội) đã so sánh Thẩm phán cũng giống nhƣ ngƣời thầy thuốc là phải tận tâm với công việc của mình một cách vô điều kiện, tuyệt đối trung thành với lý tƣởng đã chọn. Và dẫn lời tiến sỹ Phan Hữu Thƣ, tác giả Đặng Thanh Nga khẳng định: Đối với Thẩm phán, điều quan trọng là phải biết khắc phục những mất mát trong nghề nghiệp, khắc phục sự phiến diện trong suy nghĩ, thói hình thức, thói buộc tội. Và một trong những phẩm chất cần có của ngƣời Thẩm phán là chu đáo, thận trọng tỷ mỉ, và những thói xấu mà Thẩm phán nên tránh là sự hời hợt, dễ dãi, cẩu thả. Nói tóm lại, một Thẩm phán tốt cần một cái đầu lạnh, một trái tim nóng và một tấm lòng lƣơng thiện, biết sẻ chia. Và một Thẩm phán tốt cũng rất cần có bản lĩnh để vƣợt qua những ham muốn và dục vọng của chính mình. Có rất một số Thẩm phán vì tiền bạc mà tự đánh mất mình, có ngƣời lại vì chức quyền mà dẫm đạp lên lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, lại có ngƣời vì tình thân mà nƣơng tay với kẻ phạm tội. Bởi vậy, thật khó để các Thẩm phán có thể độc lập trong suy nghĩ và xét xử vì suy cho cùng Thẩm phán cũng nhƣ bao ngƣời bình thƣờng khác, cũng có gia đình, có bạn bè và có những mối bận tâm nhất định.

Có rất nhiều quan điểm cho rằng, niềm tin nội tâm của Thẩm phán là một trong những căn cứ để thực hiện nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Thật vậy, theo phân tích của tác giả Hồ Thế Hòe trong một bài viết trên Tạp chí Toà án nhân dân năm 2003 “Niềm tin nội tâm của Thẩm phán là cơ sở để đánh giá chứng cứ - tiền đề quan trọng để quyết định một loại và mức hình phạt. Nhờ niềm tin nội tâm mà Thẩm phán có thể xem xét đánh giá một cách vô tƣ và khách quan các tình tiết của vụ án, các đặc điểm nhân thân của bị cáo cũng nhƣ ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của họ. Đó chính là tiền đề để Thẩm phán lựa chọn và quyết định một loại và mức

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

hình phạt đúng pháp luật, biểu hiện quan trọng của nguyên tắc độc lập xét xử trong tố tụng hình sự. Chính nhờ niềm tin nội tâm mà Thẩm phán có thể độc lập, tự chủ lựa chọn và quyết định loại và mức hình phạt này chứ không phải loại và mức hình phạt khác đối với bị cáo” [28, tr. 7]. Và cũng có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến niềm tin của Thẩm phán trong việc quyết định hình phạt, đó là các yếu tố về trình độ, ý thức pháp luật và chỉ khi nào niềm tin nội tâm của Thẩm phán đƣợc tự do thì chúng ta mới có hy vọng phán quyết của một phiên toà thực sự công bằng và không thiên vị.

Hiện nay đội ngũ Hội thẩm nhân dân ở nƣớc ta là khoảng hơn 13.000 ngƣời nhƣng 80% trong số đó có trình độ pháp luật chƣa cao vì chƣa đƣợc đào tạo kiến thức pháp luật cơ bản, đặc biệt là trong lĩnh vực tƣ pháp. Bởi vậy, theo quan điểm của nhiều luật gia, chúng ta cần tăng cƣờng mở các khoá đào tạo ngắn ngày và dài ngày về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng xét xử cho đội ngũ Hội thẩm để họ có thể nắm bắt đƣợc những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật và hoạt động tố tụng, qua đó thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. Về chƣơng trình tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các Hội thẩm nhân dân, theo đồng chí Nguyễn Quang Lộc - Chánh văn phòng Toà án nhân dân Tối cao, tài liệu giảng dạy cho Hội thẩm nhân dân cần phải thống nhất về các nội dung, thời gian giảng dạy của từng bài và phải do trƣờng Cán bộ Toà án biên soạn và phát hành, trong đó đặc biệt lƣu ý đến kỹ năng xét xử bao gồm kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án, kỹ năng xét hỏi tại phiên toà, kỹ năng nghị án. Bên cạnh đó cũng cần tăng cƣờng đội ngũ giáo viên có trình độ sƣ phạm và có kinh nghiệm công tác thực tiễn để truyền đạt những kiến thức pháp luật đến cho các Hội thẩm nhân dân. Việc tổ chức các lớp tập huấn cũng cần đƣợc tiến hành theo từng đơn vị, tránh tình trạng lớp học quá đông ngƣời hiệu quả học tập sẽ không cao [45, tr. 3]. Ngoài ra, các Thẩm phán cũng cần đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các Hội thẩm nhân dân

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

nghiên cứu hồ sơ vụ án, tránh tình trạng Hội thẩm nhân dân chỉ đƣợc nghiên cứu hồ sơ vụ án trƣớc khi đƣa ra xét xử một vài ngày. Và cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng cùng với việc kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán thì chúng ta cũng nên kéo dài nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân vì hoạt động xét xử cần có thời gian tích luỹ kinh nghiệm và qua quá trình đào tạo, bồi dƣỡng lâu dài, khoa học mới đạt đƣợc trình độ và kỹ năng xét xử tốt nhất. Nếu chúng ta bầu Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp thì sẽ lãng phí rất lớn chất xám trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng và cơ cấu tổ chức Hội thẩm nhân dân luôn xáo trộn, không ổn định và về mặt nào đó sẽ ảnh hƣởng đến nguyên tắc xét xử độc lập của Hội thẩm nhân dân[50, tr. 2].

Bên cạnh đó việc nâng cao ý thức đạo đức và tinh thần trách nhiệm cho các vị Hội thẩm cũng là vấn đề chúng ta cần đặc biệt quan tâm. Chúng ta cần bồi đắp cho các vị Hội thẩm tƣ tƣởng họ đang mang trên mình một gánh nặng, đó là gánh nặng niềm tin và hy vọng mà nhân dân đã tin tƣởng giao phó. Các Hội thẩm nhân dân xử án không phải vì ai khác mà vì chính nhân dân, nhân dân hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả họ. Các Hội thẩm nhân dân cần thể hiện bản lĩnh, cần có niềm tin tự do để đƣa ra phán quyết của riêng mình mà không cần phụ thuộc vào một ai khác. Với vị trí quan trọng nhƣ vậy, nếu Hội thẩm nhân dân thực sự tận tâm với công việc, chúng ta sẽ có hy vọng cảm nhận đƣợc công lý và lẽ công bằng trong xã hội từ những phán quyết của Toà án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)