Thực trạng pháp luật đảm bảo quyền học tập của trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở việt nam hiện nay luận văn ths luật (Trang 57 - 66)

Pháp luật và giáo dục dường như là hai lĩnh vực khơng có nhiều mối liên hệ. Nhưng liên quan đến hoạt động của Nhà nước về quản lý, liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi cho nhóm đối tượng rất đặc biệt trong xã hội đó là trẻ em, pháp luật trở thành cơ sở và yêu cầu đặt ra cho xã hội đảm bảo quyền học tập cho trẻ em. Để thực hiện hóa một quyền tưởng như đơn giản, cả hệ thống pháp luật đã phải vào cuộc, với hiệu lực pháp lý cao thấp khác nhau đã hình thành nên một hệ thống các văn bản điều chỉnh về lĩnh vực này.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mặc dù không phải là một bộ phận, nhưng trước tiên cần phải nói tới chủ trương, đường lối của Đảng trong việc quan tâm đến vấn đề giáo dục. Đó sẽ là định hướng rõ ràng cho sự hình thành nên các quy định pháp luật về sau. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI một lần nữa khẳng định một cách chắc chắn: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt". Mặc dù không trực tiếp, nhưng định hướng là khá rõ ràng khi học tập là cả một quá trình và điểm khởi đầu chính là trẻ em, cho dù ở lứa tuổi nào, đảm bảo cho việc học tập phải được coi là quốc sách hàng đầu. Với những chủ trương, chính sách đó, thật dễ hiểu vì sao chỉ riêng vấn đề giáo dục có cả một hệ thống các văn bản pháp luật được xây dựng để điều chỉnh. Và để có thể lược qua tồn bộ các văn bản pháp luật, tác giả lựa chọn cách thức tìm hiểu theo trình tự thời gian các văn bản được ban hành và có

Trước tiên, phải kể đến thời điểm năm 1990 khi Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, và chưa đầy một năm sau nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (năm 1991) và trong gần 20 năm qua nước ta đã đề ra và thực hiện hai Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 1991-2000 và giai đoạn 2001-2010 cùng nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình mục tiêu, các dự án, xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng và phát triển các tổ chức, cung cấp dịch vụ liên quan nhằm mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nhờ đó cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có những chuyển biến tích cực.

Chính sách đó được thể chế hóa bằng các nội dung được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật với mục tiêu: Giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc – Điều 2 Luật Giáo dục 2005. Với quy định mang tính nền tảng đó, trẻ em được quyền tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng, một nền giáo dục đem lại sự phát triển lành mạnh cả về thể chất và trí lực khơng tách rời nghĩa vụ cao cả của mỗi cơng dân.

Mang tính cụ thể hơn, được ghi nhận ở văn bản pháp lý có giá trị cao hơn là Hiến pháp, quyền học tập và quyền học tập của trẻ em còn được hiểu là nghĩa vụ, Nhà nước cùng các thiết chế của mình và tồn xã hội có nghĩa vụ và tạo điều kiện cho quyền học tập của trẻ em được thực hiện. Điều 59 Hiến pháp 1992 có quy định: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, khơng phải trả học phí. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính

sách học phí, học bổng, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học tập văn hóa và học nghề phù hợp. Như vậy Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, đảm bảo tạo mọi điều kiện cho mọi đối tượng trẻ em được tiếp cận với việc học tập, kể cả Nhà nước chu cấp toàn bộ cho mỗi học sinh, học phí là hồn tồn được miễn. Đây là cách thức phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.

Vấn đề này được quy định trong Hiến pháp nhắc lại nội dung của Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, và nâng nó lên một bậc về hiệu lực pháp lý, nói lên tầm quan trọng của một mục tiêu vì quyền học tập của trẻ em. Bên cạnh quy định tại Điều 59, Hiến pháp còn đề cập tới vấn đề này một cách toàn diện tại các Điều 5, Điều 35, Điều 36, Điều 65.

Điều 5: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn

bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hố tốt đẹp của mình.

Điều 35: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước

phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của cơng dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 36: Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích

các nguồn đầu tư khác. Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn.

Điều 65: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ,

Trở lại với Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Điều 1 có quy định: “Nhà nước thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất cả các trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14”. Bên cạnh đó, luật

cũng có quy định tạo điều kiện cho trẻ em có khả năng phát triển đặc biệt được học trước độ tuổi hoặc học vượt lớp. Tiếp bước Luật phổ cập giáo dục tiểu học, năm 2000 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 41/2000/QH10 về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, với một chỉ tiêu vĩ mô đến năm 2010, phổ cập bậc học cấp trung học cơ sở cho trẻ em trước khi hết tuổi 18. Phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 kêu gọi sự thay đổi căn bản trong giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Việc ban hành Chiến lược Quốc gia về Giáo dục cho mọi người vào đầu thập niên 90, đề ra một số mục tiêu quốc gia và chỉ tiêu cụ thể cho đến năm 2000. Đây là kết quả thực hiện cam kết quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia tại Hội nghị Giáo dục Thế giới Dakar năm 2000 nhằm xây dựng một kế hoạch dài hạn. Kế hoạch Hành động Giáo dục cho Mọi người giai đoạn 2003-2015 (kế hoạch EFA) nêu cụ thể rằng “Quyền được Giáo dục của trẻ em và người lớn là nhân tố then chốt trong Luật Giáo dục Việt Nam và Việt Nam dành nhiều nỗ lực và nguồn lực để thực hiện quyền này.” Bản Kế hoạch EFA bao gồm 4 hợp phần chính: chăm sóc trẻ thơ và giáo dục mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học cơ sở và giáo dục phi chính quy. Kế hoạch EFA khẳng định ngân sách Nhà nước giữ vai trò là nguồn ngân sách chủ yếu thực hiện kế hoạch, và các khoản chi của Chính phủ cho Giáo dục dự kiến sẽ tăng từ 3,7% năm 2002 lên 4,2% GDP vào năm 2015. Kế hoạch dự kiến, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tài chính 20% tỉ trọng cho Giáo dục.Đồng thời, việc hiện đại hóa quản lý Giáo dục có hiệu quả và việc thực hiện nghiêm túc Kế hoạch EFA sẽ giúp đạt được các mục tiêu trọng yếu vào năm 2015.Trong Kế hoạch Chiến lược Phát triển

Giáo dục 2001-2010, Chính phủ đã cố gắng nhiều hơn để xây dựng các chính sách và những can thiệp nhằm duy trì phổ cập Giáo dục Tiểu học, đáp ứng mục tiêu phổ cập Giáo dục Trung học cơ sở vào năm 2010 và đạt tỉ lệ nhập học Mầm non là 95%.

Để đáp ứng cho yêu cầu giáo dục phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, Kế hoạch Chiến lược Phát triển Giáo dục giai đoạn 2001-2010 đề ra 3 mục tiêu chính: hiện đại hóa giáo dục; đào tạo nhân lực có trình độ chun mơn cao trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, và quản lý kinh doanh cũng như đào tạo công nhân lành nghề; đổi mới ở tất cả các cấp giáo dục với đội ngũ giảng dạy đơng đảo hơn và có chất lượng hơn, cải thiện quản lý giáo dục, và xây dựng một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ hơn cho giáo dục. Bảy lĩnh vực sau đây đã được xác định để đạt các mục tiêu:

(1) đổi mới mục tiêu, nội dung và chương trình;

(2) xây dựng đội ngũ giáo viên và hiện đại hóa các phương pháp giảng dạy; (3) đổi mới quản lý giáo dục;

(4) đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển hệ thống trường học; (5) tăng nguồn lực tài chính và hạ tầng cơ sở giáo dục;

(6) tăng cường sự tham gia của xã hội; (7) tăng cường hợp tác quốc tế.

Năm 2003, Chính phủ đã thơng qua Kế hoạch hành động Giáo dục cho Mọi người giai đoạn 2003-2015, nhằm đảm bảo rằng đến năm 2015 tất cả trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái cần sự bảo vệ đặc biệt, trẻ thiệt thòi nhất và trẻ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số) được tiếp cận với giáo dục có chất lượng. Sự cam kết của Việt Nam trong việc xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục cũng được thể hiện trong Kế hoạch hành động Quốc gia về Giáo dục cho mọi người (EFA) và Mục tiêu 3 của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) nhằm xóa bỏ khoảng cách giới trong giáo dục tiểu học và trung học vào năm

2005 và đạt bình đẳng giới trong giáo dục vào năm 2015. Mục tiêu thiên niên kỷ còn gọi là Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là 8 mục tiêu được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015, trong đó Đảm bảo đến năm 2015, tất cả mọi trẻ em ở mọi nơi, cả trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể hồn thành tồn bộ chương trình tiểu học.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật lập pháp, năm 2004, một đạo luật quan tâm toàn diện tới sự phát triển của trẻ em ra đời – Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Một cách dễ hiểu và căn bản, Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập, tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn”. Cũng tại điều luật

này, một lần nữa bậc học tiểu học được ghi nhận là bậc học mà trẻ em được quyền học mà khơng mất học phí đối với các cơ sở đào tạo công lập. Đặc biệt, quyền học tập của trẻ em là quyền dành cho chủ thể đặc biệt khi không thể hồn tồn tự mình thực hiện đã được Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quan tâm. Bằng quy định gắn quyền được học tập của trẻ em với trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội:

Điểu 28. Trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập

1. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục tồn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thơng phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.

4. Người phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường phải được đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ, có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.

5. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Theo các quy định này, quyền học tập là cụ thể hơn, quan tâm tới những gì trẻ em nhận được từ quá trình học tập. Học tập giúp trang bị kiến thức, nâng cao năng lực nhận thức, kỹ năng của trẻ em, và mục đích đó có đạt được hay khơng phụ thuộc một phần từ việc dạy học. Vì vậy, quyền học tập của trẻ em được đảm bảo đồng nghĩa với việc cơ sở đào tạo phải đủ năng lực vật chất và con người. Bên cạnh đó gia đình, nhà trường và xã hội là môi trường của quá trình học tập phải thống nhất, phối hợp để đảm bảo cho kết quả của việc học tập. Và không chỉ hướng tới phổ cập giáo dục ở các bậc học, khuyến khích việc học tập là điều cần thiết và Nhà nước chủ động thực hiện mục tiêu đó bằng các chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội, hướng tới các đối tượng là trẻ em có hồn cảnh khó khăn trong việc thực hiện quyền được học tập.

Gần đây nhất, Quốc hội thông qua Luật Giáo dục năm 2005, một lần nữa ghi nhận các quyền bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, cũng như trách nhiệm tạo điều kiện cho việc học tập của cơng dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thể hiện sự quan tâm đúng

mức hơn tới phát triển trẻ thơ và giáo dục mầm non – bậc học mà trẻ em cần tới sự quan tâm chăm sóc đặc biệt để phát triển những kỹ năng cơ bản nhất của cuộc đời. Điều 21 Luật giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục mầm non phải thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, với mục tiêu là giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ để hình thành các yếu tố căn bản về nhân cách cũng như chuẩn bị cho trẻ đi học tiểu học. Các thể chế giáo dục mầm non gồm: nhà trẻ (tiếp nhận trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi); mẫu giáo (tiếp nhận trẻ từ 3-6 tuổi) và trường “mầm non” có cả lớp nhà trẻ và mẫu giáo cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi.

Năm 1999, ngân sách giáo dục mầm non chỉ chiếm 5,4% tổng ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở việt nam hiện nay luận văn ths luật (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)