Hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở việt nam hiện nay luận văn ths luật (Trang 96 - 98)

2.5. Giải pháp bảo đảm quyền học tập của trẻ em

2.5.1.Hoàn thiện pháp luật

Trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế của việc bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam, xuất phát từ quan điểm chỉ đạo nên việc bảo đảm quyền học tập của trẻ cần phải theo những phương hướng sau:

- Hình thành một hệ thống pháp luật bao gồm các quy định toàn diện đồng bộ, cụ thể và có tính khả thi. Hệ thống pháp luật đó phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất: quyền học tập của trẻ em liên quan đến hầu hết các lĩnh vực

trong đời sống xã hội và đang được xã hội hóa. Vì vậy phải xác định hệ thống pháp luật là nền tảng pháp lý cho việc bảo đảm quyền học tập của trẻ em. Tính ràng buộc của pháp luật là cơ sở để toàn xã hội hành động vì quyền học tập của trẻ em.

Thứ hai: Các quy định của pháp luật phải hướng đến thể hiện được đầy

đủ quyền học tập của trẻ em, tránh tình trạng coi trẻ em là các chủ thể thụ động và chỉ chú ý đến các quyền mà người lớn dành cho trẻ em, xem nhẹ các quyền do chính trẻ em thực hiện. Mặt khác, các qui định của pháp luật cần phải được cụ thể, trách tình trạng quy định của pháp luật mang tính định hướng, chung chung dẫn tới khó áp dụng trên thực tế làm giảm hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đồng thời, cần phải có các chế tài đảm bảo thực hiện các qui định của pháp luật về quyền học tập của trẻ em.

Thứ ba: Các qui định của pháp luật liên quan đến quyền học tập của trẻ

em phải thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em với các luật khác hoặc giữa Luật với các văn bản dưới luật. Yêu cầu này nhằm tạo ra một hệ thống các quy định thống nhất tạo tiền đề cho việc thực hiện và áp dụng một cách có hiệu quả.

Thứ tư: Các quy định của pháp luật liên quan đến quyền trẻ em cần

kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đồng thời các quy định của pháp luật Quốc gia phải tương thích với pháp luật Quốc tế nói chung và Cơng ước về quyền trẻ em nói riêng.

- Kiện tồn các thiết chế đã có, đồng thời có thể hình thành và phát triển các thiết chế mới cần phải có, đẩy mạnh xã hội hóa việc bảo vệ quyền học tập của trẻ em. Công việc này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Việc kiện tồn và hình thành các thiết chế phải xuất phát từ

thực tiễn nhằm mục đích đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của việc thực hiện quyền học tập của trẻ em. Tránh tình trạng các thiết chế hoạt động không hiệu quả hoặc chỉ trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước.

Thứ hai: Các thiết chế phải hướng đến việc tuyên truyền, giáo dục,

tham gia giám sát quá trình thực hiện quyền học tập của trẻ em. Mục đích hoạt động của các thiết chế là nhằm huy động được sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp trẻ em nói chung và quyền được học tập nói riêng.

Thứ ba: Trẻ em được pháp luật trao cho các Quyền, trong đó, quyền

học tập đặc biệt được chú trọng. Tuy nhiên quyền đặc biệt này chủ yếu được thực hiện thông qua việc tạo môi trường và điều kiện của người lớn. Vì vậy, trong trường hợp này chính người lớn đặt nền móng cho việc thực hiện và đáp ứng Quyền. Do đó, người lớn phải ý thức được và phải chịu trách nhiệm nếu trẻ em không được hưởng quyền học tập một cách trọn vẹn, theo cách hiểu của Cơng ước Quốc tế về quyền trẻ em. Điều đó nhấn mạnh rằng vai trị, trách nhiệm của gia đình đối với quyền học tập của trẻ em phải được xác định là nơi đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng.

- Tiến hành đồng bộ việc hoàn thiện cơ chế và quá trình này phải đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Yêu cầu đặt ra là:

Thứ nhất: Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thì đồng thời

hình thành nên khung pháp lý xác định các quyền trẻ em được hưởng, bao gồm cả quyền học tập. Để sau đó, q trình thực hiện luật, đưa luật vào thực tiễn cần phải có các thiết chế tương ứng để đảm bảo quyền cho trẻ em.

Thứ hai: Phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề để đảm bảo cho việc thực

hiện quyền trẻ em. Vì vậy, việc hồn thiện cơ chế phải được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và được cụ thể hóa ở từng địa phương cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán ở địa phương, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trên thực tế.

Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế gắn liền với việc xã hội hóa cơng tác bảo vệ

quyền học tập của trẻ em gắn liền với ngành giáo dục. Yêu cầu này nhằm tránh tình trạng chỉ trơng chờ vào nguồn lực từ ngân sách Nhà nước. Cần nhận thức được rằng công tác bảo đảm quyền học tập của trẻ em là quyền của một đối tượng rất đặc biệt cần sự quan tâm của toàn xã hội và là trách nhiệm của tồn xã hội, khơng phải là việc riêng của một cơ quan, một tổ chức hay một ngành nào.

Thứ tư: Việc hoàn thiện cơ chế phải phù hợp và đáp ứng những yêu cầu

của các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các nghĩa vụ đã được xác lập trong Công ước về quyền trẻ em.

Thứ năm: Phải nhận thức rằng trẻ em không chỉ là chủ thể tiếp nhận

quyền một cách bị động mà phải nhìn nhận trẻ em là những chủ thể chủ động trọng việc tiếp nhận Quyền. Vì vậy hồn thiện việc bảo đảm quyền học tập của trẻ em khơng có nghĩa là xem nhẹ vai trị của chính trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở việt nam hiện nay luận văn ths luật (Trang 96 - 98)