Ưu điểm của việc bảo đảm quyền học tập của trẻ e mở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở việt nam hiện nay luận văn ths luật (Trang 89 - 91)

2.4. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của việc bảo đảm quyền học tập của trẻ

2.4.1.Ưu điểm của việc bảo đảm quyền học tập của trẻ e mở Việt Nam hiện nay

trẻ em ở Việt Nam hiện nay

2.4.1. Ưu điểm của việc bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay Nam hiện nay

Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 1991 (được sửa đổi năm 2004). Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em đã thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền học tập của trẻ em đồng thời chuyển hóa các quy định của Cơng ước quyền trẻ em vào pháp luật Việt Nam. Có thể nói, Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định về quyền gắn với bổn phận của trẻ em là phù hợp với văn hóa Việt Nam, một mặt mang tính giáo dục đối với trẻ em là ngồi quyền học tập của trẻ là quyền được hưởng trẻ em cũng cần có trách nhiệm đối với quyền này, đó là trách nhiệm đối với bản thân, gia đình cũng như xã hội. Mặt khác cách đặt vấn đề quan hệ giữa quyền học tập và bổn phận cho trẻ thấy rằng thực hiện bổn phận cũng chính là thực hiện quyền của mình có hiệu quả.

Các văn bản pháp luật liên quan đến quyền học tập của trẻ em tập trung vào nguyên tắc bảo đảm quyền và phúc lợi của trẻ em với quan điểm ưu tiên,

bình đẳng, khơng phân biệt đối xử, chú trọng đến giáo dục, học tập. Đề cao vai trị, trách nhiệm của gia đình và bước đầu có chính sách hỗ trợ đối với các gia đình khó khăn để bảo đảm thực hiện quyền học tập của trẻ em. Có thể nói, các văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền học tập của trẻ em đã khái quát được các khía cạnh của quyền trẻ em, đồng thời đánh dấu bước phát triển đáng kể của hệ thống pháp luật về quyền học tập của trẻ em Việt Nam.

Bên cạnh pháp luật, một hệ thống các thiết chế được thành lập để huy động các lực lượng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân cho các chương trình hành động vì trẻ em. Việc hình thành hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền học tập của trẻ em đã tạo cơ hội tăng cường sự phối hợp công tác liên ngành, liên địa phương, thúc đẩy phong trào hành động rộng rãi của xã hội, cộng đồng, gia đình và bản thân trẻ em. Đặc biệt là phối hợp, thúc đẩy công tác tuyên truyền, hướng dẫn theo dõi, giám sát việc thực hiện quyền học tập của trẻ em.

Trên cơ sở quy định của pháp luật, thông qua hoạt động của các thiết chế, đặc biệt là cơ quan chuyên trách làm cho việc tuyên truyền giáo dục và thực hiện Công ước về quyền học tập của trẻ em phát triển rộng khắp từ Trung ương tới cơ sở. Công tác tuyên truyền, vận động xã hội tham gia thực hiện các điều khoản của Luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, gia đình, trẻ em và tồn xã hội trong việc thực hiện các quyền học tập.

Có thể nói, pháp luật liên quan đến quyền học tập của trẻ em được đưa vào cuộc sống là cho quyền và nhu cầu được học tập của trẻ em được tôn trọng. Trẻ em được sống khỏe mạnh, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, tâm lý xã hội của trẻ em được phát triển lành mạnh, tự tin hơn.

Có thể khẳng định rằng, sau khi phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em cùng với việc xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và Luật Bảo vệ, Chăm

sóc và Giáo dục trẻ em nói riêng và việc hình thành hệ thống thiết chế đã tạo ra khuôn khổ pháp lý, môi trường thuận lợi đối với việc thực hiện quyền học tập của trẻ em. Hình thành nhận thức của xã hội về trách nhiệm đối với trẻ em. Thông qua các chương trình quốc gia đã đảm bảo cho trẻ em được hưởng quyền được học tập một cách toàn diện. Đây là cơ sở để phát triển mạnh mẽ việc thực quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở việt nam hiện nay luận văn ths luật (Trang 89 - 91)