Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tranh tụng trong tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam 03 (Trang 77 - 106)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2. Kiến nghị về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tranh tụng trong tố tụng

3.2.1.1. Thống nhất quy định nguyên tắc tranh tụng trong Bộ luật tố tụng dân sự

Cải cách tư pháp nói chung và bảo đảm tranh tụng trong TTDS nói riêng đã được các nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đề ra. Vì vậy, việc nghiên cứu và quy định về nguyên tắc tranh tụng trong TTDS mà cụ thể là quy

định về nguyên tắc tranh tụng tại Chương II của BLTTDS là điều hết sức quan trọng giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng chấp hành và thực hiện đúng những quy định về tranh tụng.

Tại BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011 chưa có quy định về nguyên tắc tranh tụng mà chỉ có quy định về bảo đảm quyền tranh luận trong TTDS tại Điều 23a BLTTDS sửa đổi năm 2011. Đến ngày 25/11/2015 vừa qua Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua BLTTDS năm 2015, tại Chương II, Điều 24 Bộ luật quy định về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử như sau:

“1. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.

2. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và cónghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định”.

BLTTDS năm 2015 và quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Trước tiên phải khẳng định sự ghi nhận tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản của TTDS trong BLTTDS năm 2015 là điều hết sức cần thiết, thể hiện vai trò của tranh tụng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, do thực tế còn chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm tranh tụng và khái niệm nguyên tắc tranh tụng nên việc BLTTDS năm 2015 quy định quá cụ thể về nguyên tắc này

tại Điều 24 có thể dẫn tới việc không bao quát hết và chính xác nội dung về tranh tụng. Việc nghiên cứu cho thấy BLTTDS Liên Bang Nga quy định rất ngắn gọn về quyên tắc này trong Điều 12: “1. Việc xét xử được tiến hành theo nguyên tắc tranh tụng và bình đẳng giữa các bên”, quy định khái quát như vậy có thể bảo đảm được tính bền vững, ổn định của của Điều luật.

Như Chương 1 đã phân tích, tranh tụng là việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong việc đưa ra, trao đổi chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận cho yêu cầu của mình và phản bác yêu cầu đối lập. Quan điểm này đã được thể hiện trong quy định tại khoản 1 Điều 247 BLTTDS năm 2015 theo hướng: “ Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm , lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án”. Về lý luận thì tranh tụng bao gồm tập hợp các quyền nhằm bảo đảm cho việc trình bày chứng cứ , hỏi, đối đáp , trả lời và phát biểu quan điểm , lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án. Vì vậy, nên thay thuật ngữ “quyền tranh tụng” thành thuật ngữ “các quyền về tranh tụng”, khi đó khoản 1 Điều 24 sẽ được hướng dẫn áp dụng theo hướng “Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện các quyền về tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này”.

Từ các phân tích trên, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 24 của BLTTDS năm 2015 như sau:

Điều 24. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

1. Việc xét xử vụ án được tiến hành theo nguyên tắc tranh tụng.

2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện các quyền về tranh

tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này”.

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về chứng cứ và chứng minh

Chứng cứ là yếu tố quan trọng, trong tranh tụng các đương sự căn cứ vào chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp luật để tranh luận bảo vệ quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề về chứng cứ và chứng minh cũng còn nhiều điểm phải hoàn thiện nhằm thực hiện nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử như thời hạn cung cấp chứng cứ, công khai chứng cứ, sử dụng chứng cứ v.v...

- Về thời hạn cung cấp chứng cứ:

Theo quy định của BLTTDS hiện hành, đương sự có quyền cung cấp chứng cứ ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình tố tụng để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Quy định này đã dẫn đến trường hợp các đương sự hoặc Luật sư của đương sự cố tình không giao nộp chứng cứ cho Tòa án dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết vụ án hoặc án bị hủy, sửa do đến giai đoạn phúc thẩm chứng cứ mới được xuất trình. Bên cạnh đó, việc xuất trình chứng cứ còn để bảo đảm đương sự phía đối lập biết được chứng cứ để có ý kiến phản bác trước khi vụ án được đưa ra xét xử, bảo đảm quyền tranh tụng của các bên. Việc chấp nhận chứng cứ mới tại phiên tòa chỉ có lợi cho một bên đương sự còn bất lợi cho phía bên kia.

Hiện nay, BLTTDS năm 2015 đã có quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ tại khoản 4 Điều 96 như sau:

“4. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý

do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp , trình bày tại phiên tòa sơ thẩm , phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự”.

Theo nghiên cứu của tác giả Luận văn thì quy định trên có một số điểm hạn chế như sau:

Thứ nhất, thời hạn cung cấp chứng cứ không được xác định cụ thể trong điều luật mà quy định cho phép Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có quyền ấn định theo nguyên tắc không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Tuy nhiên, điểm hạn chế là ở chỗ pháp luật lại không giới hạn thời hạn ngắn nhất mà Tòa án có thể yêu cầu đương sự buộc phải giao nộp chứng cứ, tài liệu cho Tòa án.

Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm chung của các vụ án, khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015 quy định:

“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”.

Như vậy, điều luật chưa quy định rõ được “thời hạn mức trần” đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ là thời hạn chuẩn bị xét xử quy định chung cho các loại vụ án hay thời hạn chuẩn bị xét xử của chính vụ án đó. Vậy, để cho rõ khoản 4 của Điều 96 BLTTDS năm 2015 nên quy định như sau:

“4. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm của vụ án”.

Thứ hai, về nguyên tắc, thời hạn cung cấp chứng cứ phải được Thẩm phán ấn định và công bố cho các đương sự biết trước khi kết thúc thời hạn đó một thời gian hợp lý để các đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình nhưng Bộ luật cũng không hề đề cập về nội dung này.

Như vậy, mặc dù Điều luật quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ nhưng xem xét kỹ thì không có gì cụ thể mà chỉ chung chung, mang tính chất trao quyền cho Thẩm phán. Thiết nghĩ, về thời hạn cung cấp chứng cứ, với quy định của BLTTDS năm 2015 như vậy, cần phải có hướng dẫn chi tiết của Tòa án nhân dân tối cao, tránh việc trao quyền lớn cho Thẩm phán quyết định trong vấn đề này, khi mà Thẩm phán không thực sự khách quan, công minh hoặc sáng suốt sẽ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của đương sự về cung cấp chứng cứ phục vụ cho việc tranh tụng tại Tòa án.

Thứ ba, như vụ việc xảy ra tại Tòa án nhân dân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương (hồ sơ vụ án số 06/2009/TLST-DS ngày 24/7/2009 về việc kiện đòi nợ tài sản), một trong hai bị đơn của vụ án dân sự là ông Nguyễn Huy Bình khi được Tòa án thông báo về việc bị kiện và yêu cầu trình bày ý kiến của ông đối với yêu cầu của người khởi kiện, ông đã không có phản hồi. Khi Tòa án triệu tập nhiều lần nhưng ông không nhận giấy triệu tập, Tòa án thực hiện niêm yết công khai các yêu cầu theo quy định mà ông phải thực hiện, ông Bình vẫn không có hành động gì và cũng không đến Tòa án để giải quyết. Việc ông Bình đã từ bỏ các quyền về tranh tụng đồng thời ông cũng không thực hiện các nghĩa vụ về tranh tụng theo quy định, hành động này đã gây khó khăn cho quá trình

giải quyết vụ án tại Tòa án và vụ án vẫn phải tạm đình chỉ giải quyết cho đến nay (01/2016). Từ trường hợp này cho thấy Tòa án không thể xét xử vụ án nếu thiếu các chứng cứ quan trọng. Với việc quy định thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ chỉ áp dụng đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án yêu cầu đương sự giao nộp chứ không áp dụng đối với mọi tài liệu, chứng cứ của vụ án là một quy định bất cập. Bởi lẽ, Tòa án (chính xác là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án), không thể dự liệu hết được các nội dung, tình huống cụ thể của vụ án (nhất là những vụ án phức tạp) mà nhu cầu từ thực tế là để giải quyết chính xác vụ án, Thẩm phán phải có đầy đủ tài liệu, chứng cứ của vụ án đó nên khi yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ Thẩm phán sẽ mô tả chứng cứ của vụ án một cách chung nhất thông qua tính liên quan của tài liệu, chứng cứ với các nội dung của vụ án hoặc là Thẩm phán phải nhiều lần yêu cầu đương sự giao nộp chứng cứ. Quy định này đã tạo nên một sự phức tạp và có thể gây ra những bất đồng giữa đương sự và Tòa án về đâu là những tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án đã yêu cầu đương sự giao nộp. Để rõ ràng và chặt chẽ, đoạn 2 khoản 4 Điều 96 BLTTDS năm 2015 nên được hướng dẫn áp dụng theo hướng sau:

“Trường hợp sau khi kết thúc thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ đã được ấn định đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong thời hạn giao nộp thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại các giai đoạn tiếp theo của quá trình giải quyết vụ việc dân sự”.

Thứ tư, tại Điều luật trên cũng như trong BLTTDS năm 2015 chưa quy định về chế tài đối với trường hợp đương sự vi phạm quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ, tài liệu cũng như hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Điều này sẽ làm cho quy định về thời hạn và nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ không phát huy được tác dụng (vì sự ràng buộc của nghĩa vụ là nếu vi phạm thì sẽ phải gánh chịu chế tài). Các quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 4 Điều

91, khoản 1 Điều 96 BLTTDS năm 2015 không thể gọi là chế tài vì thực chất nó không hướng trách nhiệm đến đương sự mà hướng tới Tòa án. Bởi lẽ, Thẩm phán với yêu cầu phải giải quyết chính xác vụ việc dân sự, đòi hỏi họ phải có đầy đủ tài liệu, chứng cứ của vụ việc, Thẩm phán không thể từ chối những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, kể cả khi đương sự giao nộp đã không còn nằm trong thời hạn. Còn khi Thẩm phán từ chối tài liệu, chứng cứ đó, bản án của họ sẽ có nguy cơ bị hủy, sửa do thu thập chứng cứ và chứng minh không đầy đủ.

- Về công khai và sử dụng chứng cứ:

Tại Điều 97 BLTTDS năm 2004 quy định về công bố và sử dụng chứng cứ như sau:

“1. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Toà án không công bố công khai chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

3. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam 03 (Trang 77 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)