Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam 03 (Trang 38 - 42)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Quy định ghi nhận quyền và nghĩa vụ về tranh tụng của ngườ

2.1.3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng

việc thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ; được biết tài liệu, chứng cứ do người khác xuất trình

2.1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ

Đương sự có quyền và nghĩa vụ “Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTDS sửa đổi năm 2011). Đây là quyền và nghĩa vụ thể hiện sự chủ động, tích cực của đương sự khi tham gia tố tụng, theo đó các đương sự có quyền đưa ra tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, phản yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp hoặc phản bác yêu cầu của các đương sự khác.

Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền cung cấp tài liệu và chứng cứ của đương sự, tạo điều kiện cho việc thực hiện tranh tụng, BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã quy định đương sự có quyền “Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp

cho Toà án” (điểm c khoản 2 Điều 58 BLTTDS sửa đổi năm 2011). Yêu cầu

nhận được yêu cầu của đương sự “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự… tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự… và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự… biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ” (Điều 7 BLTTDS sửa đổi năm 2011). Ngoài ra đương sự cũng có quyền “Đề nghị Toà án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá” (điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTDS sửa đổi năm 2011).

Theo các quy định của BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì đương sự có quyền cung cấp chứng cứ cho Tòa án vào bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xét xử vụ án dân sự. Quy định này giống với quy định của BLTTDS của Trung Quốc: “Điều 125 Bộ luật TTDS Trung Quốc cho phép đương sự có thể đưa ra những chứng cứ mới tại phiên tòa”[27, tr.102]. Nhằm hạn chế việc thiếu hợp tác của một bên đương sự, gây trở ngại cho việc tranh tụng, khoản 4 Điều 96 BLTTDS năm 2015 đã có những quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ, theo đó “Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này…”. Như vậy, BLTTDS năm 2015 đã khống chế thời gian cung cấp chứng cứ của đương sự cho Tòa án bằng việc Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự ấn định, nhưng không quá thời hạn chuẩn bị xét xử. Vậy, BLTTDS năm 2015 đã hạn chế được phần nào những bất cập trong quá trình tố tụng gây ra bởi việc đương sự cố tình không xuất trình chứng cứ ngay khi thu thập được mà để đến thời điểm nào đó gây được bất ngờ cho bên đương sự đối phương thì mới xuất trình.

Các quyền yêu cầu trên đây liên quan đến nguyên tắc tranh tụng bởi lẽ nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức hay trách nhiệm thu thập tài liệu của Tòa án xuất phát từ yêu cầu của đương sự và để chứng minh cho yêu cầu của đương sự, nó thể hiện quan điểm, lý lẽ của đương sự về một nội dung nào đó trong vụ án dân sự mà Tòa án đang giải quyết. Ngoài ra, trong tranh tụng thì vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là hết sức quan trọng. Đương sự có thể nhờ sự hỗ trợ của Luật sư hoặc người khác để thực hiện việc tranh tụng trước Tòa án. Trong hoạt động tranh tụng, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cũng được quy định có quyền “Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”

(khoản 2 Điều 64 BLTTDS). Quy định này tạo điều kiện cho người bảo vệ quyền có được các chứng cứ cần thiết để thực hiện việc tranh tụng, tìm ra những căn cứ cho việc biện hộ từ đó giúp đương sự có thể tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

2.1.3.2. Quyền được biết tài liệu, chứng cứ do người khác xuất trình

Đương sự có quyền “được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập” (điểm đ khoản 2 Điều 58 BLTTDS sửa đổi năm 2011). Đây là một quyền quan trọng bảo đảm đương sự có được đầy đủ các chứng cứ của đương sự phía bên kia cũng như chứng cứ Tòa án đã thu thập được để chuẩn bị cho việc tranh tụng tại phiên tòa. Điều 17 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP đã có những hướng dẫn về trình tự cụ thể thực hiện quyền này của đương sự như sau:

“Đương sự chỉ được yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trước khi Tòa án mở phiên toà xét xử vụ án. Khi có yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ phải làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền. Nếu họ trực tiếp đến Tòa án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ cũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Tòa án. Nếu

đương sự là người không biết chữ, thì Tòa án lập biên bản ghi rõ yêu cầu của họ. Biên bản phải được đọc lại cho người có yêu cầu nghe, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Đơn hoặc văn bản yêu cầu phải ghi cụ thể các tên tài liệu, chứng cứ mà mình cần ghi chép, sao chụp.

Trên cơ sở đề nghị của đương sự, Tòa án tạo điều kiện cho họ được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ mà họ có yêu cầu. Tuy nhiên, theo quy định về chế độ bảo quản hồ sơ vụ án, về trách nhiệm của cán bộ, công chức của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo quản hồ sơ vụ án, thì Tòa án yêu cầu đương sự thực hiện quyền ghi chép, sao chụp các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án như sau:

Tòa án cung cấp cho đương sự những tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp theo yêu cầu của họ, để họ thực hiện việc ghi chép, sao chụp bằng máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác của họ. Các tài liệu chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư. Nếu không cung cấp tài liệu nào theo đề nghị của đương sự thì cần nêu rõ lý do.

Trong trường hợp đương sự không có máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác để tự mình thực hiện việc sao chụp và nhờ Tòa án sao chụp giúp, thì tuỳ theo các điều kiện cụ thể, lực lượng cán bộ của Tòa án mà có thể sao chụp giúp được thì đương sự phải trả chi phí sao chụp theo quy định chung. Việc sao chụp có thể được thực hiện ngay hoặc có thể trong một thời hạn hợp lý do Tòa án ấn định.

Việc ghi chép, sao chụp phải được thực hiện tại trụ sở của Tòa án dưới sự giám sát của cán bộ Tòa án và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư”.

Về quyền được biết tài liệu, chứng cứ do người khác xuất trình, trong BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011 của Việt Nam đều không quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp cho đương sự khác bản sao yêu cầu cùng với tài liệu, chứng cứ kèm theo hoặc chứng cứ bổ sung cho yêu cầu trước

đó khi họ nộp cho Tòa án. Điều này sẽ làm hạn chế quyền được biết tài liệu, chứng cứ dẫn tới hạn chế khả năng tranh tụng của đương sự. Bởi lẽ, không phải lúc nào đương sự cũng có thể tiếp xúc được với hồ sơ vụ án để cập nhật kịp thời những yêu cầu, chứng cứ mới của các đương sự khác xuất trình. Về điểm này pháp luật TTDS Pháp và Liên Bang Nga đã có những quy định nhằm bảo đảm hơn quyền về tranh tụng của đương sự [27, tr.99;101], Điều 149 BLTTDS Liên Bang Nga quy định như sau:

“1. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nguyên đơn hoặc đại diện của nguyên đơn chuyển cho bị đơn bản sao chứng cứ mà dựa vào đó nguyên đơn đưa ra yêu cầu;

...

2. Bị đơn và đại diện của bị đơn:

1) Làm rõ hơn yêu cầu của nguyên đơn và những căn cứ của yêu cầu đó; 2) Chuyển cho nguyên đơn, đại diện của nguyên đơn và Tòa án ý kiến phản đối bằng văn bản đối với những yêu cầu của nguyên đơn;

3) Chuyển cho nguyên đơn, đại diện của nguyên đơn và Tòa án những chứng cứ làm cơ sở cho ý kiến phản đối của bị đơn… [1, tr.126].

Điểm hợp lý này đã được tiếp thu và khắc phục trong các quy định tại khoản 5 Điều 96 BLTTDS năm 2015. Theo đó, khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của BLTTDS năm 2015 hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam 03 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)