Nhóm kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ sởhữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân việt nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 117)

3.5 Một số kiến nghị nhằm bảo vệ quyền sởhữu công nghiệp của tổ chức,

3.5.2 Nhóm kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ sởhữu

hữu công nghiệp tại nước ngoài

Kiến nghị 3: Tích cực tham gia xây dựng thể chế quốc tế về sở hữu

công nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài

Việc tham gia xây dựng thể chế quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam tại nước ngoài. Ta đã tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế như Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổ chức Thương mại thế giới (WIPO); đã ký kết một số hiệp định thương mại ở cấp độ song phương (với Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Chi Lê) và ở cấp độ khu vực (ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Úc – Niu Dilân, ASEAN – Hàn Quốc), và đang đàm phán một số hiệp định thương mại mới như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU v.v. để xây dựng các thể chế về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp quốc tế.

Việc tích cực tham gia vào các diễn đàn đàn đó sẽ giúp bảo vệ lợi ích của Việt Nam liên quan đến sở hữu công nghiệp, cũng như nắm được thông tin phục vụ cho việc triển khai sau này.

Kiến nghị 4: Gia nhập một số điều ước quốc tế hoặc cơ chế nhằm tạo thuận lợi cho việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của Việt Nam tại nước ngoài

Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập hoặc phê chuẩn một số điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp như Hiệp định TRIPS (trong khuôn khổ WTO), một số điều ước quốc tế do WIPO quản lý như Công ước Paris, Hiệp ước PCT về đăng ký quốc tế sáng chế, Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

Việt Nam, cùng với các nước ASEAN, đã xây dựng Chương trình Hợp tác thẩm định sáng chế của ASEAN (Chương trình ASPEC) nhằm chia sẻ kết quả tra cứu, thẩm định đơn sáng chế giữa các Cơ quan Sở hữu trí tuệ ASEAN, qua đó đẩy nhanh tiến độ cũng như nâng cao chất lượng xử lý đơn sáng chế tại các cơ quan này.

Để tạo thuận lợi hơn nữa cho việc đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp, Chính phủ nên xem xét, phê chuẩn Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể xem xét tham gia một số cơ chế giúp tạo thuận lợi cho việc đăng ký nhanh các quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài như Dự án Thẩm định đơn sáng chế nhanh (PPH), các dự án hợp tác về trao đổi thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, v.v.

Kiến nghị 5: Đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp

tác quốc tế để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài

Ngoài các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp, Việt Nam (mà trực tiếp là Cục Sở hữu trí tuệ) đã ký kết một số thỏa thuận với các Cơ quan Sở

hữu trí tuệ và các cơ quan có thẩm quyền của nước khác trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam tại nước ngoài.

Cụ thể, năm 2005, các cơ quan của Việt Nam (gồm Cục Quản lý thị trường, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả) đã ký với Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan “Bản ghi nhớ giữa Cục Sở hữu trí tuệ Vương quốc Thái Lan và Các cơ quan liên quan của nước Việt Nam về hợp tác thúc đẩy và bảo hộ sở hữu trí tuệ” trong đó quy định các Bên sẽ hợp tác về:

- Tiến hành các biện pháp thực thi kịp thời trong trường hợp phát hiện các sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được nhập khẩu vào hay xuất khẩu từ mỗi nước hoặc khi phát hiện được nhập khẩu từ nước thứ ba. Các biện pháp thực thi này gồm: các biện pháp tạm thời, biện pháp kiểm soát biên giới, biện pháp dân sự và biện pháp hành chính;

- Tiến hành xử lý theo quy định của nước sở tại khi phát hiện các sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc thương nhân của nước kia có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại nước sở tại, đồng thời thông báo cho cơ quan chức năng của nước kia biết về hành vi vi phạm và cách thức xử lý;

- Hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp của mỗi nước trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, khuyến khích đầu tư và thương mại giữa hai nước;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các Hiệp hội, các tổ chức xã hội chống hàng giả và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mỗi nước hoạt động có hiệu quả.

Việc ký kết Thỏa thuận hợp tác trên đã tạo thuận lợi cho việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam tại Thái Lan.

Thiết nghĩ, việc ký kết các Thỏa thuận như vậy là cần thiết. Do đó, Việt Nam, mà trực tiếp là Cục Sở hữu trí tuệ nên thúc đẩy việc ký kết các thỏa thuận dạng này để tạo thuận lợi cho việc cho việc bảo vệ quyền sở hữu công

nghiệp của Việt Nam tại nước ngoài, đặc biệt là những nước có nguy cơ xâm phạm quyền cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân việt nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)