3.4 Kinh nghiệm quốc tế về bảo quyền sởhữu công nghiệp tại nước ngoài.
3.4.3 Hài hòa hóa pháp luật quốc tế
Các đối tác kinh doanh trên toàn thế giới ngày càng dựa vào kết quả hoạt động sáng tạo và đổi mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự tôn trọng các quyền sở hữu công nghiệp của các đối tác là không giống nhau. Với vai trò quan trọng ngày càng lớn của sản phẩm trí tuệ trên toàn thế giới, việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng bùng nổ làm suy yếu nền kinh tế dựa trên hoạt động sáng tạo, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và cuộc sống của người dân. Hàng giả, hàng xâm phạm bản quyền là một mối đe dọa đến sự an toàn, sức khỏe và an ninh quốc gia, gây thiệt hại về kinh tế và việc làm.
Do đó, việc thúc đẩy áp dụng quy phạm pháp luật thống nhất liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài là một việc ưu tiên và quan trọng đối với việc bảo hộ tài sản trí tuệ của nhiều nước trên thế giới. Theo đó, trên bình diện quốc tế, các nước không ngừng thúc đẩy đàm phán để xây dựng các điều ước toàn cầu về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm nhằm hài hòa hóa, đơn giản hóa thủ tục đăng ký và thực thi quyền sở hữu công nghiệp để tạo thuận lợi cho công dân nước mình, cụ thể:
Các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp trong khuôn khổ WTO:
- Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS);
Các điều ước quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp trong khuôn khổ
WIPO:
- Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp;
- Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa;
- Thỏa ước La-hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp; - Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa (TLT);
- Hiệp ước Singapore về luật nhãn hiệu (STLT); - Hiệp ước Luật Sáng chế (PLT);
- Thoả ước Madrid về chống xuất sứ sai nguồn gốc hàng hoá; - Hiệp ước Nairobi về Bảo hộ biểu tượng Olympic;
- Hiệp ước Washington về quyền sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp; - Hiệp ước Budapest về Công nhận quốc tế việc nộp lưu các chủng vi sinh để phục vụ việc thẩm định sáng chế;
- Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế nguồn gốc xuất xứ; - Hiệp định Strasbourg về Phân loại sáng chế quốc tế;
- Thỏa ước Nice về Phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ vì mục đích đăng ký nhãn hiệu;
- Hiệp ước Viên thiết lập Phân loại quốc tế về yếu tố hình của nhãn hiệu;
- Hiệp ước Locarno thiết lập Phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp.
Ngoài ra, các nước cũng không ngừng thiết lập cơ chế hợp tác song phương trong khuôn khổ các FTA để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân của nước mình trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài . Theo thống kê của WTO, cho đến nay các nước đã ký kết 546 hiệp định thương mại song phương và khu vực (trong số đó, 354 hiệp định vẫn còn hiệu
lực), [62] nhiều trong số các hiệp ước đó có các điều khoản quy định về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Với sự bế tắc của các vòng đàm phán thương mại toàn cầu, đặc biệt là vòng đàm phán Đôha, xu thế đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại song phương, trong đó bao gồm các điều khoản về sở hữu trí tuệ, ngày càng trở thành xu thế chính và chủ đạo và điều này sẽ giúp thuận lợi hóa cho chủ sở hữu quyền trong quá trình thủ tục bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài.